ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
33/2017/QĐ-UBND
|
Nam Định, ngày
20 tháng 11 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22/6 /2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày
13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày
24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày
23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải, hướng dẫn một số điều của Nghị định số
11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải
tại Tờ trình số 2373/TTr-SGTVT ngày 10/11/2017; Báo cáo thẩm định số
218/BC-STP ngày 10/11/2017 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công
tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nam
Định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày 01/12/2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao
thông vận tải, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Nam Định, Thủ trưởng các cơ
quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Bộ Giao thông vận tải;
- TT.Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh;
- Cục Kiểm soát TTHC (Văn phòng Chính phủ);
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Công báo tỉnh;
- Website tỉnh, Website VP UBND tỉnh;
- Lưu: Vp1, Vp8, Vp5.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Ngô Gia Tự
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 33/2017/QĐ-UBND ngày 20/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về trách
nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý, bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHTGTĐB) trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các Sở, ban, ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân
(UBND) các huyện, thành phố Nam Định (sau đây gọi là cấp huyện), UBND các xã,
phường, thị trấn (cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp
1. Hoạt động phối hợp phải tuân thủ các quy định
của pháp luật, trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm
vi trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
2. Hoạt động phối hợp phải đảm bảo thống nhất, kịp
thời về kế hoạch chỉ đạo, thực hiện phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng
trong quá trình phối hợp giữa các bên liên quan để thực hiện đúng theo các quy
định hiện hành.
3. Việc phối hợp phải đảm bảo ngăn chặn kịp thời
các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ.
4. Các thông tin báo chí, phản ánh của người dân
cần phối hợp xem xét, xác minh để xử lý kịp thời và đúng quy định.
Điều 4. Nhiệm vụ công tác quản lý bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực
hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ KCHTGTĐB.
2. Vận động người dân vi phạm tự giác tháo dỡ
các công trình vi phạm, khôi phục nguyên trạng để đảm bảo an toàn giao thông
(ATGT).
3. Các vi phạm không được khắc phục kịp thời: tiến hành
xử lý, lập biên bản, xử phạt, cưỡng chế, thu hồi, khôi phục hiện trạng đối với
các hành vi vi phạm:
a) Nhóm hành vi vi phạm trong phạm vi đất của đường bộ
(bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai
bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ):
- Sử dụng trái
phép đất của đường bộ để: làm rạp đám cưới, đám hiếu,
họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa phương tiện, máy móc,
thiết bị, rửa xe, đặt, treo biển hiệu,
biển quảng cáo; xây đặt bục, bệ bê tông làm đường lên xuống gây mất ATGT
và ách tắc thông thoát nước của đường bộ.
- Phơi thóc, lúa,
rơm, rạ, nông, lâm, thủy hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt
lúa trên đường bộ; tập kết rơm rạ, đốt rơm rạ trên đường bộ; đốt lửa dưới
gầm cầu.
- Trồng cây làm
che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.
- Đổ rác thải, phế
liệu, vật liệu xây dựng, xả nước ra đường.
- Sử dụng đường bộ
trái phép để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.
- Các hành vi gây
ảnh hưởng đến trật tự, ATGT đường bộ như: Dựng cổng chào,
tường rào các loại hoặc các vật che chắn khác trái quy định; treo
băng rôn, biểu ngữ, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trái phép…
- Chiếm dụng dải
phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng,
trông giữ xe…
- Tự ý gắn vào
công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích
của công trình đường bộ.
- Dựng rạp, lều
quán, công trình tạm thời khác trái phép trên phần đất của đường bộ, cầu vượt,
gầm cầu vượt; tập kết, trông giữ xe dưới gầm cầu vượt.
- Tự ý đào, đắp,
san, lấp mặt bằng trong phạm vi đất của đường bộ.
- Xây dựng nhà ở,
tường rào, công trình kiên cố khác trái phép trên đất của
đường bộ.
- Mở đường nhánh
đấu nối trái phép vào đường chính.
- Các hành vi gây hư hỏng, mất
tác dụng của công trình đường bộ, ảnh hưởng đến trật tự, ATGT đối với các công
trình: cầu, cống, rãnh thoát nước, nền mặt đường, hệ thống báo hiệu đường bộ…
- Các hành vi bị cấm khác theo
quy định của pháp luật.
b) Nhóm các hành
vi vi phạm đất hành lang an toàn đường bộ (HLATĐB):
- Trồng cây làm che
khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.
- Dựng rạp, lều
quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong
phạm vi đất HLATĐB.
- Tự ý đào, đắp,
san, lấp mặt bằng trong HLATĐB.
- Sử dụng trái
phép HLATĐB làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng,
rác thải, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác.
- Dựng biển quảng
cáo trên đất HLATĐB khi chưa được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý
bằng văn bản.
- Xây dựng nhà ở,
công trình kiên cố khác trái phép trong HLATĐB.
- Mở đường nhánh
đấu nối trái phép vào đường chính.
- Các hành vi bị
cấm khác theo quy định của pháp luật.
Chương II
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận
tải
1. Tổ chức thực hiện công tác tuần kiểm theo quy định của
pháp luật về tuần tra, kiểm tra bảo vệ KCHTGTĐB đối với các quốc lộ được ủy
thác quản lý và đường tỉnh trực tiếp quản lý.
a) Khi phát hiện hành vi vi phạm về KCHTGTĐB hoặc vi phạm do
Tuần đường báo cáo, Tuần kiểm viên thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính
theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
b) Tuần kiểm viên chuyển Biên bản vi phạm hành chính và hồ
sơ vụ việc vi phạm (nếu có) đến UBND cấp huyện, xã nơi xảy ra vi phạm, Thanh
tra Sở Giao thông vận tải theo quy định tại Thông tư số 32/2016/TT-BGTVT ngày
07/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT
ngày 25/2/2014 của Bộ Giao thông vận tải.
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tùy theo tính chất, mức độ vụ việc
vi phạm để quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển vụ việc vi phạm cho
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh để quyết định xử phạt
vi phạm hành chính.
3. Triển khai quy hoạch đấu nối và thực hiện chủ trương đầu
tư, thỏa thuận hồ sơ thiết kế tổ chức giao thông và cấp phép thi công các công
trình thiết yếu, đường nhánh đấu nối theo quy định đối với các quốc lộ được ủy
thác quản lý và đường tỉnh theo phân cấp tại Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày
23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 6. Trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn cho nhân dân
các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ KCHTGTĐB.
2. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài HL ATĐB theo quy
định của pháp luật.
3. Chỉ đạo các phòng, ban chức năng, UBND cấp xã kiểm tra, xử
lý các vi phạm về KCHTGTĐB theo quy định đối với các tuyến đường tỉnh ủy thác
quản lý và các tuyến đường huyện, thành phố, đường xã, liên xã trực tiếp quản
lý.
4. Chỉ đạo các phòng, ban chức năng, UBND cấp xã phối hợp với
đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ I
tiếp nhận thông tin; chủ trì xử lý theo thẩm quyền các hành vi xâm phạm công
trình đường bộ, các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường bộ.
5. Sau khi cưỡng chế giải tỏa thực hiện ký cam kết không tái
lấn chiếm, lập biên bản bàn giao cho UBND cấp xã theo dõi, quản lý, chống tái lấn
chiếm.
6. Không cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong phạm
vi đất của đường bộ và đất HLATĐB.
7. Thực hiện quy hoạch, chủ trương đầu tư, thỏa thuận hồ sơ
thiết kế tổ chức giao thông và cấp phép thi công các công trình thiết yếu, đường
nhánh đấu nối đối với các tuyến đường huyện, thành phố thuộc địa phận quản lý
theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm của UBND các xã, phường,
thị trấn
1. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn cho nhân dân các quy
định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ KCHT GTĐB.
2. Phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường bộ
và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ
bao gồm cả việc bảo vệ các cột mốc lộ giới, mốc giải phóng mặt bằng của công
trình đường bộ.
3. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài HLATĐB theo quy định
của pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp lấn chiếm, sử dụng
trái phép đất đai thuộc HLATĐB; chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị quản lý
đường bộ ngăn chặn kịp thời các công trình xây dựng trái phép trên đất HLATĐB.
4. Sau khi tiếp nhận Biên bản
vi phạm hành chính do Tuần kiểm viên, Thanh tra giao thông vận tải, đơn vị quản
lý đường bộ (tuần đường) lập: thực hiện nghiêm túc xử lý các trường hợp vi phạm,
tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật,
tự giác tháo dỡ công trình vi phạm, khôi phục nguyên trạng để đảm bảo trật tự
ATGT.
5. Tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ vi phạm bảo vệ KCHTGTĐB trình UBND cấp huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, cưỡng chế giải tỏa theo quy định đối với các trường hợp vượt quá thẩm
quyền.
6. Tổ chức theo dõi, xử lý lấn chiếm và chống tái lấn chiếm
sau khi giải tỏa.
Điều 8. Trách
nhiệm của các đơn vị quản lý đường bộ
1. Thực hiện công tác tuần đường
theo đúng quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT ngày 12/11/2012 của Bộ Giao
thông vận tải về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm đối với công trình đường bộ, đất của đường
bộ và HLATĐB; chủ động phối hợp với UBND cấp huyện, xã quản lý mốc đường bộ, mốc
HLATĐB.
2. Chấp hành chỉ đạo và thường
xuyên báo cáo cơ quan quản lý đường bộ, về các vi phạm KCHTGTĐB, HLATĐB và các
vi phạm khác quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
của Chính phủ.
3. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện
kịp thời, ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi xâm phạm và sử dụng trái phép
công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông đường bộ. Khi phát hiện
vi phạm, trong thời gian 02 ngày làm việc phải thông báo bằng văn bản cho UBND
cấp huyện, xã nơi có vi phạm, Thanh tra giao thông vận tải để lập biên bản vi
phạm hành chính, yêu cầu chấm dứt các hành vi vi phạm, khôi phục lại tình trạng
ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra và xử lý theo thẩm quyền. Đồng
thời báo cáo ngay cơ quan quản lý đường bộ để có biện pháp tạm thời nhằm bảo đảm
ATGT, bảo vệ công trình đường bộ.
4. Phối hợp với Thanh tra giao
thông vận tải và UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện giải tỏa công trình lấn
chiếm, sử dụng trái phép HLATĐB thuộc phạm vi đơn vị trực tiếp quản lý. Phối hợp
với UBND cấp xã thường xuyên tổ chức kiểm tra, ngăn chặn việc tái lấn chiếm sau
khi giải tỏa.
5. Tổng hợp các trường hợp vi phạm
đã đề nghị nhưng UBND cấp huyện chậm hoặc không tổ chức cưỡng chế giải tỏa vi
phạm HLATĐB theo quy định, báo cáo Sở Giao thông vận tải để báo cáo UBND tỉnh.
6. Định kỳ hàng tháng tổng hợp báo
cáo cơ quan quản lý đường bộ về công tác quản lý bảo vệ KCHTGTĐB, HLATĐB.
Điều 9. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng trong ngành thực hiện nghiêm
quy định về kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ theo Thông tư số 39/2011/TT-BCA ngày 21/6/2011 của Bộ Công an quy định lực
lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ.
2. Lập phương án phối hợp bảo vệ các công trình đường bộ, xử
lý nghiêm các hành vi phá hoại công trình đường bộ hoặc các hành vi làm mất
ATGT theo quy định.
3. Chỉ đạo
Công an cấp huyện tham mưu cho UBND cấp huyện xây dựng và thực hiện cưỡng chế
các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất HL ATĐB tại địa phương và
phối hợp thực hiện; chỉ đạo Công an địa phương kiên quyết xử lý nghiêm các đối
tượng gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ trong lập việc lại
trật tự HLATĐB.
Điều 10. Trách nhiệm của các Sở, Ban,
ngành và các đơn vị có liên quan
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Theo chức năng nhiệm vụ được giao,
tham mưu cho UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án có nội dung liên
quan đến đất dành cho đường bộ theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống
công trình thủy lợi liên quan đến công trình đường bộ; hướng dẫn việc sử dụng đất
trong HLATĐB để canh tác nông nghiệp, bảo đảm kỹ thuật và an toàn công trình đường
bộ.
3. Sở Xây dựng: Chỉ đạo, hướng dẫn
quản lý xây dựng ngoài HLATĐB; phối hợp với Sở Giao thông vận tải, tham mưu cho
UBND tỉnh trong công tác lập và thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông
đô thị.
4. Sở Tài Nguyên và Môi trường: phối
hợp Sở Giao thông vận tải tham mưu cho UBND tỉnh hướng dẫn việc quy hoạch và sử
dụng đất dành cho đường bộ; hướng dẫn các quy định chung về bảo vệ môi trường
do tác động của các hoạt động giao thông đường bộ gây ra.
5. Sở Công Thương: Chỉ đạo, hướng
dẫn thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu dọc theo
các tuyến quốc lộ và tuyến đường có quy chế khai thác riêng; phối hợp với Sở
Giao thông vận tải để xác định vị trí điểm đấu nối từ cửa hàng bán lẻ xăng dầu
vào quốc lộ bảo đảm khoảng cách theo quy định về đấu nối đường nhánh vào quốc lộ.
6. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư báo cáo HĐND, UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện kế
hoạch giải tỏa hành lang ATGT đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Nam Định
theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
7. Chi cục
Quản lý đường bộ I.7: Đôn đốc, chỉ đạo đơn vị được giao trực tiếp quản lý quốc
lộ thực hiện công tác tuần đường, tuần kiểm, rà soát các vi phạm
KCHTGTĐB, tổng hợp báo cáo gửi Sở Giao thông vận tải Nam Định và UBND cấp huyện
có tuyến đi qua. Bố trí đủ lực lượng, thiết bị,
phương tiện để phối hợp thực hiện trong quá trình giải tỏa vi phạm KCHTGTĐB
khi được yêu cầu.
Phối hợp với Ban ATGT tỉnh Nam Định,
Sở Giao thông vận tải Nam Định và UBND cấp huyện có tuyến đi qua trong công tác
quản lý, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ KCHTGTĐB.
8. Ban An toàn
giao thông tỉnh: Kiểm tra theo định kỳ và đột xuất về công tác đảm bảo trật tự
ATGT tại các đơn vị và địa phương trên địa bàn.
9. Các cơ quan, đơn vị có liên
quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện các quy định về
quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB.
Điều 11.
Trách nhiệm của các Nhà đầu tư và Doanh nghiệp BOT
1. Tăng cường công tác kiểm tra,
đôn đốc các nhà thầu, đơn vị bảo dưỡng thường xuyên thực hiện công tác tuần đường
theo đúng quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT; phát hiện, ngăn chặn vi phạm
đối với công trình đường bộ, đất của đường bộ và HLATĐB.
2. Chấp hành chỉ đạo và thường
xuyên báo cáo cơ quan quản lý đường bộ, đại diện Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong thời gian kinh doanh khai thác về các vi phạm KCHTGTĐB, HLATĐB và các vi
phạm khác quy định tại Luật Giao thông đường bộ; Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.
3. Phối hợp với các lực lượng chức
năng của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền địa phương trong việc thực
hiện các nhiệm vụ ngăn chặn, xử lý, xử phạt hành chính, cưỡng chế vi phạm; Bố
trí phương tiện, lực lượng tham gia xử lý vi phạm, tổ chức cưỡng chế khi có yêu
cầu của cơ quan nhà nước.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Kinh
phí thực hiện
Trong quá trình thực hiện cơ quan,
đơn vị nào cử người tham gia thì cơ quan, đơn vị đó chịu trách nhiệm thanh toán
chế độ công tác phí hoặc phụ cấp cho cán bộ, công chức, người lao động thuộc
đơn vị mình quản lý theo quy định.
Điều 13. Tổ
chức thực hiện
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
liên quan có trách nhiệm triển khai trong cơ quan, đơn vị mình; chỉ đạo các đơn
vị trực thuộc thực hiện đồng thời phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị liên
quan trong quá trình thực hiện Quy chế này.
2. Giao Sở Giao thông vận tải theo
dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện, hàng quý báo cáo kết quả về UBND tỉnh.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu
có những khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về
UBND tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.