UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
33/2009/QĐ-UBND
|
Phủ
Lý, ngày 04 tháng 12 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NƯỚC THẢI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM”
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân và Luật Xây dựng năm 2003; Luật Bảo vệ Môi trường
năm 2005;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm
2007 về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm
2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp; Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09
tháng 8 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2003 về phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải; Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn một số điều Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 8 năm 2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng (tại Tờ trình số 775/TTr-SXD ngày 27 tháng 11 năm
2009) về việc xin phê duyệt “Quy định quản lý chất thải rắn và nước nước thải
trên địa bàn tỉnh Hà Nam”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý chất
thải rắn và nước nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ
ngày ký.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân
tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện,
thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trần Xuân Lộc
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ
NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2009/QĐ-UBND ngày 04/12/2009 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Hà Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này quy định cụ thể các
hoạt động liên quan đến quản lý chất thải rắn, nước thải trên địa bàn tỉnh Hà
Nam bao gồm quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các
hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử
lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi
trường và sức khỏe con người.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng cho các cơ
quan quản lý Nhà nước; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước có
hoạt động liên quan đến chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Chương II
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Điều 3. Quy
hoạch quản lý chất thải rắn
1. Sở Xây dựng phối hợp với Ủy
ban nhân các huyện, thành phố để lập và quản lý quy hoạch các điểm xử lý chất
thải rắn, gồm xác định vị trí, quy mô, các điểm thu gom, trạm trung chuyển, tuyến
vận chuyển và các cơ sở xử lý chất thải rắn. Quy hoạch trên địa bàn tỉnh Hà Nam
có 1 điểm xử lý chất thải rắn nguy hại.
2. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố xác định phương thức thu gom, xử lý chất thải rắn; xây dựng kế hoạch
và nguồn lực nhằm xử lý triệt để chất thải rắn.
Điều 4. Đầu
tư xử lý chất thải rắn.
1. Khuyến khích mọi tổ chức, cá
nhân được phép đầu tư vào hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn với mọi hình thức đầu tư cho lĩnh vực chất thải rắn: Hợp đồng hợp tác
kinh doanh (BCC); xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng -
chuyển giao - khai thác (BTO); hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình
thức đầu tư khác theo Luật Đầu tư.
2. Nguồn vốn đầu tư và ưu đãi đầu
tư:
a) Nguồn vốn để đầu tư xây dựng
cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ được hỗ trợ từ nguồn vốn
ngân sách Trung ương, ngân sách của Tỉnh, vốn tài trợ nước ngoài, vốn vay dài hạn
và các nguồn vốn hợp pháp khác.
b) Được ưu đãi: Miễn tiền sử dụng
đất, hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng.
3. Nội dung đầu tư xây dựng cơ sở
xử lý chất thải rắn: Ưu tiên các tổ chức, cá nhân áp dụng công nghệ, trang thiết
bị, vật tư phục vụ hoạt động xử lý chất thải rắn tiên tiến, hiện đại, triệt để
và phù hợp với điều kiện tỉnh Hà Nam.
Điều 5. Phân
loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn.
1. Các tổ chức, cá nhân thực hiện
triệt để quản lý, xử lý chất thải rắn theo hình thức 3R: giảm thiểu; tái chế;
tái sử dụng.
2. Chất thải rắn thông thường từ
tất cả các nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính:
a) Nhóm các chất có thể thu hồi
để tái sử dụng, tái chế: phế liệu thải ra từ quá trình sản xuất; các thiết bị
điện, điện tử dân dụng và công nghiệp; các phương tiện giao thông; các sản phẩm
phục vụ sản xuất và tiêu dùng đã hết hạn sử dụng; bao bì bằng giấy, kim loại,
thủy tinh, hoặc chất dẻo khác...;
b) Nhóm các chất thải cần xử lý,
chôn lấp: các chất hữu cơ (các loại cây, lá cây, rau, thực phẩm, xác động vật,...);
các sản phẩm tiêu dùng chứa các hóa chất độc hại (pin, ác quy, dầu mỡ bôi
trơn,...); các loại chất rắn khác không thể tái sử dụng.
3. Chất thải
rắn xây dựng như bùn hữu cơ, đất đá, các vật liệu xây dựng thải ra trong quá
trình tháo dỡ công trình...phải được phân loại:
a) Đất, bùn hữu cơ từ công tác
đào đất, nạo vét lớp đất mặt có thể sử dụng đẻ bồi đắp cho đất trồng cây;
b) Đất, đá, chất thải rắn từ vật
liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng) có
thể tái chế hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng;
c) Các chất thải rắn ở dạng kính
vỡ, sắt thép, gỗ, bao bì giấy, chất dẻo có thể tái chế, tái sử dụng.
4. Đối với khu dân cư nông thôn.
a) Tại các hộ gia đình: chất thải
rắn sinh hoạt được thu gom và tự xử lý bằng các phương pháp hợp vệ sinh (chôn lấp;
xử lý vi sinh...); chất thải rắn nguy hại được thu gom đưa đến điểm tập kết
theo quy định.
b) Tại các khu dân cư tập trung,
khu công cộng: các tổ, thôn xóm thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn,
đưa chất thải rắn đến điểm tập kết thu gom. Các điểm tập kết thu gom lưu giữ
trong các túi hoặc thùng được phân biệt bằng màu sắc theo quy định.
5. Đối với khu dân cư đô thị.
Các hộ gia đình, các tổ phố thực
hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, đưa chất thải rắn đến điểm tập kết thu
gom. Các điểm tập kết thu gom lưu giữ trong các túi hoặc thùng được phân biệt bằng
màu sắc theo quy định.
6. Đối với cơ sở sản xuất và
làng nghề.
Các cơ sở sản xuất phải có điểm
tập kết thu gom chất thải rắn thông thường và nguy hại; thực hiện phân loại chất
thải rắn tại nguồn: chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại, lưu
giữ trong các túi hoặc thùng được phân biệt bằng màu sắc theo quy định.
7. Vận chuyển chất thải rắn.
a) Công ty dịch vụ, hợp tác xã dịch
vụ thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn thông thường thông qua hợp đồng
thực hiện dịch vụ.
b) Thời gian lưu giữ chất thải rắn
thông thường: không quá 01 ngày đối với khu vực đô thị và không quá 02 ngày đối
với các khu vực khác.
c) Các phương tiện vận chuyển chất
thải rắn phải là phương tiện chuyên dụng, đảm bảo yêu cầu và được các cơ quan
chức năng cấp phép lưu hành.
Điều 6. Chất
thải rắn nguy hại.
1. Các cơ sở sản xuất, các xí
nghiệp, nhà máy, các thôn xóm phải xây dựng một vị trí lưu giữ chất thải rắn
nguy hại trong địa bàn của mình.
2. Các hộ gia đình khu dân cư đô
thị và nông thôn phải thu gom chất thải rắn nguy hại đưa đến điểm tập kết quy định.
3. Vận chuyển, xử lý chất thải rắn
nguy hại.
Các cơ sở sản xuât, các xí nghiệp,
nhà máy, Ủy ban nhân dân các xã phải ký hợp đồng với cơ quan có pháp nhân hành
nghề vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại để xử lý chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn nguy hại lưu giữ không quá 06 tháng.
Chương III
QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
Điều 7. Quy
hoạch quản lý nước thải.
1. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp
với Ủy ban nhân các huyện, thành phố để lập và quản lý quy hoạch các điểm xử lý
nước thải tập trung.
2. Thành phố Phủ Lý; trung tâm
các huyện, các khu công nghiệp; các làng nghề phải có điểm xử lý nước thải tập
trung.
3. Ủy ban nhân các huyện, thành
phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn ưu tiên triển khai quy hoạch thoát
nước trong đồ án Quy hoạch thị trấn; Quy hoạch điểm dân cư nông thôn.
Điều 8. Đầu
tư xử lý nước thải.
1. Các hộ gia đình tại đô thị tỉnh
Hà Nam phải xây dựng bể tự hoại đúng quy cách.
2. Khuyến khích mọi tổ chức, cá
nhân được phép đầu tư vào hoạt động thu gom, xử lý nước thải tập trung với mọi
hình thức đầu tư cho lĩnh vực nước thải : hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC);
xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng - chuyển giao -
khai thác (BTO); hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức đầu tư
khác theo Luật Đầu tư.
3. Thu gom, xử lý thoát nước đô
thị tại những khu vực xây dựng mới phải đảm bảo hệ thống thoát nước mưa, nước
thải riêng biệt.
4. Thu gom, xử lý nước thải tập
trung tại khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo Quy chế quản lý của Khu
công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp.
5. Các làng nghề phải có hệ thống
thu gom nước thải và khu xử lý nước thải tập trung. Khu chăn nuôi tập trung phải
xây dựng hệ thống xử lý nước thải hợp vệ sinh (hầm bioga...) đạt tiêu chuẩn trước
khi thải vào hệ thống chung.
6. Nội dung đầu tư xây dựng cơ sở
xử lý nước thải: Ưu tiên các tổ chức, cá nhân áp dụng công nghệ, trang thiết bị,
vật tư phục vụ hoạt động xử lý nước thải tập trung tiên tiến, hiện đại, triệt để
và phù hợp với điều kiện trong từng khu vực trong tỉnh Hà Nam.
Chương IV
TỔ CHỨC PHỐI HỢP THỰC HIỆN
Điều 9. Phân
cấp quản lý và phân công thực hiện.
1. Sở Xây dựng.
Quản lý chung về mặt qui hoạch,
tham mưu với Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành các qui định thuộc lĩnh vực chất thải
rắn, nước thải. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành lập các Đề án xử lý chất thải rắn, nước thải...
2. Sở Tài nguyên và Môi trường.
a) Quản lý Nhà nước về môi trường
công tác thu gom, vân chuyển, xử lý chất thải rắn và nước thải tập trung.
b) Chủ trì phối hợp với các Sở,
ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng quy trình hướng
dẫn, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất (kể cả quá trình vận hành, sử dụng công
trình) đối với dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn và nước thải
tập trung, giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
c) Hướng dẫn kỹ thuật, các công
nghệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn và nước thải tập
trung.
3. Sở Tài chính.
Thẩm định phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn; nước thải trình các cấp thẩm quyền phê duyệt.
4. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố.
a) Quản lý và công bố rộng rãi
quy hoạch điểm xử lý chất thải rắn và nước thải tập trung; tổ chức thực hiện
các Dự án xây dựng các trạm trung chuyển, các điểm xử lý chất thải rắn và nước
thải tập trung; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các,
xã, phường, thị trấn; các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm
giám sát quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn của mình.
5. Cảnh sát Môi trường.
Thường xuyên kiểm tra công tác bảo
vệ môi trường về chất thải rắn, nước thải của các cơ sở sản xuất, xí nghiệp,
nhà máy, làng nghề, môi trường nông thôn.
6. Các tổ chức tham gia quản lý,
xử lý chất thải rắn và nước thải tập trung.
- Công ty cổ phần môi trường và
công trình đô thị Hà Nam; Công ty cổ phần môi trường đô thị các huyện, các tổ
chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động về môi trường theo đúng chức năng
về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; phải có phương tiện, thiết bị
chuyên dùng, bảo đảm thu gom hết rác thải, không để rơi vãi rác thải và nước
rác, rác thải phải được phủ kín bằng bạt để hạn chế tối đa việc rác rơi vãi và
phát tán mùi hôi thối. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo các quy định, quy
trình kỹ thuật, công nghệ quản lý rác hiện hành.
- Các tổ chức, tập thể tham gia
thu gom, vận hành xử lý nước thải tập trung phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật,
chất lượng nước thải sau xử lý phải đảm bảo quy định khi đổ vào hệ thống chung.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10.
Khen thưởng và xử lý vi phạm.
1. Tổ chức và cá nhân có thành
tích trong quản lý chất thải rắn và nước thải thì được khen thưởng theo quy định
của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy
định trong hoạt động xây dựng, quản lý và xử lý chất thải rắn, nước thải sẽ bị
xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Tổ
chức thực hiện.
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp
với các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ
chức có liên quan triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này, định
kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, các ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Xây dựng
để nghiên cứu, tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp./.