Quyết định 33/2008/QĐ-BGDĐT về Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 33/2008/QĐ-BGDĐT
Ngày ban hành 01/07/2008
Ngày có hiệu lực 27/07/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Bành Tiến Long
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 33/2008/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC PHÁP LUẬT DÙNG CHO ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chương trình môn học pháp luật kèm theo Quyết định này được thực hiện từ năm học 2008-2009 và thay thế cho Chương trình môn Giáo dục pháp luật được ban hành theo Quyết định số 2080/QĐ-GD-ĐT ngày 24 tháng 5 năm 1996 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý các trường có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- UB VHGDTNTN&NĐ của QH (để báo cáo);
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu: VT, PC, GDCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC




Bành Tiến Long

 

CHƯƠNG TRÌNH

MÔN HỌC PHÁP LUẬT DÙNG CHO ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Phần 1:

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

I. THỜI LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH: 30 tiết/2 đơn vị học trình (đvht)

II. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 2 - 4 tiết/tuần (các trường tự bố trí)

III. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU:

1. Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) được xây dựng nhằm: mở rộng những tri thức phổ thông, lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật; một số kiến thức về pháp luật thực định liên quan đến đời sống lao động, sản xuất của công dân; nâng cao văn hoá pháp lý cho người học; bồi dưỡng niềm tin cho người học để có thói quen lựa chọn hành vi xử sự đúng pháp luật; biết tôn trọng kỷ luật học đường, kỷ cương xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo và hoàn thiện nhân cách cho người học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân; nâng cao ý thức tự giác thực hiện pháp luật, tạo dựng tình cảm, củng cố lòng tin của người học về những giá trị chuẩn mực của pháp luật, có thái độ bảo vệ tính đúng đắn, tính nghiêm minh và tính công bằng của pháp luật.

2. Sau khi học xong Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ TCCN, người học đạt được những chuẩn sau:

a) Về kiến thức:

- Giải thích được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản được đưa vào trong Chương trình các vấn đề mới về hệ thống pháp luật Việt Nam, một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và một số vấn đề cơ bản về luật pháp Quốc tế.

- Trình bày được những nội dung cơ bản trong các bài học, biết liên hệ thực tiễn và ứng dụng kiến thức đã học vào trong học tập, công tác và trong đời sống;

b) Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học vào trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật tại nơi làm việc và trong công đồng dân cư;

- Biết phân biệt tính hợp pháp, không hợp pháp của các hành vi biểu hiện trong đời sống hàng ngày;

- Có khả năng tổ chức các hoạt động góp phần thực hiện kỷ luật học đường, kỷ cương xã hội (thực hiện và tuyên truyền thực hiện nội quy, quy chế, các quy định khác đối với công dân.. và cách xử sự trong các mối quan hệ).

c) Về thái độ:

[...]