Quyết định 33/2005/QĐ-UB về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 33/2005/QĐ-UB
Ngày ban hành 15/03/2005
Ngày có hiệu lực 30/03/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Quốc Triệu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
 THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 33/2005/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

“VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ CỦA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HÀ NỘI”.

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
- Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 09/6/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND các cấp quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH

Điều I: Xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, như sau:

a. Chức năng, nhiệm vụ

I- Vị trí và chức năng: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội; tham mưu và giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn Thành phố; về các dịch vụ công thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND Thành phố; Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND Thành phố Hà Nội, đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

II- Nhiệm vụ và quyền hạn:

1- Căn cứ phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong từng thời kỳ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và trình UBND Thành phố kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở;

2- Trình UBND Thành phố các quyết định, chỉ thị v.v..., về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.

3- Trình UBND Thành phố quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về lao động, thương binh và xã hội đối với UBND cấp Quận, Huyện, xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị thuộc UBND Thành phố theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội và kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị.

4- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và tổng hợp: tình hình thực hiện các quy định của pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của Pháp luật.

5- Về lĩnh vực lao động, việc làm:

a) Trình UBND Thành phố quyết định chương trình, quy hoạch sử dụng, phát triển nhân lực của Thành phố và tổ chức thực hiện chương trình quy hoạch đã được phê chuẩn

b) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm bao gồm:

+ Tuyển lao động, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;

+ Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động thông tin thị trường lao động;

+ Giải pháp tạo việc làm, giới thiệu việc làm, tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động; lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thực hiện cấp, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật.

+ Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các hình thức trả lương trả công lao động và các chế độ vật chất khác thuộc khu vực sản xuất kinh doanh theo quy định hiện hành của Pháp luật;

+ Chính sách đối với lao động, đặc biệt là lao động nữ, người tàn tật, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi...;

+ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện phong trào lao động xây dựng Thủ đô và huy động lao động công chính theo quy định của Pháp lệnh, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố.

+ Các chính sách lao động, việc làm khác theo quy định của pháp luật như:

- Thực hiện các chương trình, mục tiêu Quốc gia về việc làm cho vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm;

- Thẩm định các phương án tổ chức sắp xếp lại lao động, chính sách đối với lao động dôi dư và đào tạo lại lao động của các Doanh nghiệp Nhà nước khi cơ cấu lại doanh nghiệp;

- Thẩm định, kiểm tra các đề án, dự án về giải quyết việc làm và quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật;

6- Về bảo hiểm xã hội:

Hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các ngành, các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động, người lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội trên địa bàn Thành phố.

[...]