Quyết định 3276/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt Đề án “Phát triển ngành Thanh tra tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2020”

Số hiệu 3276/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/10/2016
Ngày có hiệu lực 04/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Đức Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3276/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 04 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NGÀNH THANH TRA TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2016 – 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng năm 2006 và các Luật sửa đổi một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2007, 2012;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”;

Căn cứ Quyết định số 2857/QĐ-TTCP ngày 21/10/2011 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thanh tra thời kỳ 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1310/2015/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh.

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Ninh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển ngành Thanh tra tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016 - 2020”, với các nội dung cơ bản như sau:

1. Quan điểm phát triển ngành thanh tra tỉnh Quảng Ninh

- Cần quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đặc biệt về tổ chức và hoạt động, đảm bảo mọi hoạt động quản lý nhà nước đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Trong đó phải quán triệt các nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển ngành thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ đối với ngành Thanh tra tỉnh Quảng Ninh.

- Xây dựng hệ thống các cơ quan thanh tra của tỉnh Quảng Ninh có thực quyền, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả dựa trên nguyên tắc khách quan, công bằng và từng bước được đổi mới phù hợp với mục tiêu xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp vào năm 2020.

- Xây dựng và phát triển ngành Thanh tra tỉnh Quảng Ninh với lộ trình cụ thể, từng bước vững chắc, phù hợp với quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cải cách hành chính của tỉnh, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, phòng, chống tham nhũng và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu phát triển ngành thanh tra tỉnh Quảng Ninh

a) Mục tiêu chung

Xác lập địa vị pháp lý của hệ thống các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tăng cường tính tập trung, thống nhất, chủ động và tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra; tiếp tục xây dựng ngành Thanh tra Quảng Ninh vững mạnh về tổ chức, là công cụ sắc bén của các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp sở, cấp huyện; xây dựng đội ngũ công chức ngành Thanh tra của Tỉnh chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ cao; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

b) Mục tiêu cụ thể

- Củng cố và kiện toàn tổ chức, xác lập địa vị pháp lý của các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh trên cơ sở quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành, theo hướng: Bổ nhiệm đủ các chức danh chánh thanh tra, phó chánh thanh tra các cấp và trưởng, phó các phòng nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh; Bố trí đủ về số lượng và đảm bảo cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ hợp lý đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thanh tra của tỉnh có trình độ lý luận chính trị, năng lực chuyên môn, có tinh thn đoàn kết, có ý thức, trách nhiệm phối hợp công tác và lòng say mê nghề nghiệp, gắn bó với cơ quan, đơn vị. Cụ thể:

+ Có 100% công chức có trình độ từ đại học trở lên, trong đó có trên 20% công chức có trình độ trên đại học;

+ Trên 85% công chức có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

+ Trên 85% công chức được bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra.

[...]