Quyết định 247/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển ngành Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Số hiệu 247/QĐ-UBND
Ngày ban hành 03/04/2017
Ngày có hiệu lực 03/04/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Ngọc Căng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 247/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 03 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH THANH TRA TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2016-2020 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TINH GỌN, HOẠT ĐỘNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15/11/2010;

Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11/11/2011;

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 11/11/2011;

Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25/11/2013;

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29/11/2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 04/8/2007; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 23/11/2012;

Căn cứ Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 2857/QĐ-TTCP ngày 21/10/2011 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thanh tra thời kỳ 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 241/TTr-TTT ngày 27/3/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển ngành Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chánh Thanh tra các sở, ngành, huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thanh tra Chính phủ;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN t
nh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- VPUB: PC
VP, TCD, CBTH;
- Lưu: VT, NC bdv130.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGÀNH THANH TRA TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2016-2020 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG; XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TINH GỌN, HOẠT ĐỘNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 247/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Những năm qua, ngành Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi đã từng bước trưởng thành, cơ bản thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao. Kết quả công tác thanh tra đã góp phần phát hiện những bất cập, hạn chế của cơ chế, chính sách, hoạt động quản lý, điều hành, kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật; qua đó hoàn thiện cơ chế và hoạt động quản lý nhà nước trên mọi mặt của đời sống xã hội, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và cải cách hành chính.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác ngành Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi còn bộc lộ một số bất cập. Cụ thể là: Việc xác định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra nhà nước còn có điểm chưa phù hợp; tổ chức bộ máy của các cơ quan thanh tra không hệ thống, chưa tạo ra sự chủ động, độc lập cần thiết để đảm bảo tính khách quan, kịp thời và chịu trách nhiệm trong quá trình hoạt động; cơ chế để bảo đảm thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra và thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra còn thiếu và bất cập; việc thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước còn hạn chế; còn có sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát; một bộ phận đáng kể công chức thanh tra còn thiếu tính chuyên nghiệp, trách nhiệm và bản lĩnh nghề nghiệp; nguồn lực vật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động thanh tra còn ở mức hạn chế...

[...]