Kế hoạch 3834/KH-UBND năm 2016 triển khai Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 3834/KH-UBND
Ngày ban hành 16/05/2016
Ngày có hiệu lực 16/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Đinh Quốc Thái
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 3834/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 16 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH THANH TRA ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 CỦA NGÀNH THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI

Thực hiện Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08/12/2015 của Thủ tướng Chính phban hành Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Chiến lược); Ủy ban nhân dân tnh xây dựng kế hoạch tổ chc thực hiện của ngành Thanh tra tỉnh Đng Nai như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện hiệu quả mục tiêu Chiến lược góp phần xây dựng ngành Thanh tra tnh Đồng Nai từng bước chuyên nghiệp, hiện đại, uy tín, trách nhiệm, k cương, liêm chính đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế;

- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với các hoạt động để triển khai thực hiện Chiến lược theo từng giai đoạn; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp các s, ban ngành, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện các gii pháp của Chiến lược trong ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai.

2. Yêu cầu

- Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời nhng nội dung đã được quy định trong Chiến lược;

- Các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch phải đảm bảo khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành Thanh tra tnh Đồng Nai, có sự phối hợp, h trcủa các Sở, ban ngành, đoàn thể chính trị và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa trong việc trin khai thực hiện Chiến lược.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nâng cao vị trí, vai trò của ngành Thanh tra

- Hoàn thiện và nâng cao v trí, vai trò ca các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính trong quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; các cơ quan thanh tra ngành, lĩnh vực (Thanh tra s) tiếp tc củng cố tổ chức và hoạt động nhằm thực hiện kiểm soát có hiệu quả việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm trên các nh vực quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn v.

- Phân định rõ phạm vi hoạt động giữa thanh tra các ngành; giữa thanh tra ngành và thanh tra theo phân cấp hành chính; giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan có thm quyền khác trong việc thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, gii quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chng tham nhũng.

- Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan, tổ chức có chức năng giám sát, kiểm tra, điu tra, truy tố, xét xử.

- Xác định rõ và nâng cao vtrí, vai trò của cơ quan thanh tra trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.

2. Kiện toàn tổ chức, bộ máy của các cơ quan thanh tra

- Tiếp tục kiện toàn về tổ chc và hoạt động của các cơ quan, đơn vchuyên trách về tiếp công dân, xử lý sau thanh tra ở các cơ quan thanh tra theo Luật thanh tra và pháp luật khác có liên quan nhằm thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung qun lý nhà nước về tiếp công dân và về thanh tra.

- Kiện toàn tổ chức, bmáy của các cơ quan thanh tra Nhà nước nhm đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác phòng, chng tham nhũng; thực hiện việc quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập; xác minh ngun gc tài sản có du hiệu bất minh và xem xét, làm rõ các hành vi tham nhũng,

3. Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra

- Tăng cường thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chng tham nhũng; thanh tra trách nhiệm của các s, ban ngành, địa phương nhm đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước.

- Tăng cường công tác giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, thm định kết luận thanh tra, công khai kết quả, quyết định xử lý về thanh tra. Tập trung xem xét tính hợp pháp, chính xác của các kết luận thanh tra nhm phát hiện du hiệu vi phạm pháp luật để tiến hành thanh tra lại hoặc kiến nghị biện pháp xử lý theo quy định.

- Đẩy mạnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng; kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc kê khai tài sản, thu nhập.

- Các cơ quan thanh tra chú trọng việc phát hiện các sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật và nâng cao chất lượng các kiến nghị qua hoạt động thanh tra. Thanh tra các cấp chủ động thực hiện thanh tra khi phát hiện có du hiệu vi phạm pháp luật.

- Hoàn thiện và đẩy mạnh việc triển khai các quy định về bo đảm việc thực hiện kết luận, kiến nghxử lý sau thanh tra theo hướng tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và các biện pháp xử lý trách nhiệm.

- Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của mọi tổ chức, cá nhân; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính, bảo đảm trật tự, k cương pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

4. Đổi mới công tác cán bộ

- Tham gia phối hợp việc xây dựng và triển khai thực hiện các quy định về quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công chức trong ngành thanh tra.

[...]