ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3273/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 07 năm
2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NHÁNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
CHO NGÀNH Y TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11
năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 3738/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về phê duyệt Kế hoạch thực
hiện Chương trình nhánh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế của Thành phố
giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế
tại Tờ trình số 2984/TTr-SYT ngày 14 tháng 5 năm 2015 và của Giám đốc Sở Nội vụ
tại Tờ trình số 1981/TTr-SNV ngày 09 tháng 6 năm 2015 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình nhánh đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành Y tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch
thực hiện Chương trình nhánh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế của Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2015.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc
Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ trưởng các sở - ngành Thành
phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận -
huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NHÁNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH Y TẾ CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số
3273/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
Căn cứ Quyết định số 3738/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về phê duyệt Kế hoạch thực
hiện Chương trình nhánh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế của Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015;
Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Kế hoạch
thực hiện Chương trình nhánh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế của Thành
phố năm 2015 như sau:
I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu của
Chương trình nhánh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế của Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2011 - 2015, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của Thành phố.
- Chú trọng đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực trẻ có chất lượng cao, gắn với ứng dụng
khoa học, công nghệ phục vụ sự phát triển của Thành phố. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong các hoạt động khám,
chữa bệnh.
II. NỘI DUNG ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
1.1. Triển
khai Đề án thí điểm mô hình Viện - Trường
Y tế giữa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Nhân dân 115 theo
Quyết định số 4884/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa nghiệp
vụ sư phạm y học cơ bản cho khoảng 100 công chức, viên chức là cán bộ quản lý
và đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện
Nhân dân 115.
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế phối hợp
với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Nhân dân 115.
Tổng kinh phí dự tính: 200.000.000
(hai trăm triệu) đồng; ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo.
1.2. Đào
tạo định hướng chuyên khoa sau đại học cho khoảng 180 bác sĩ tốt nghiệp tại
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch được phân công công tác về tuyến Y tế cơ
sở; thời gian học 10 tháng, gồm các chuyên ngành: Sản phụ khoa, Nhi khoa, Ngoại
tổng quát, Bác sĩ Gia đình, ...
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế phối hợp
với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và các bệnh viện chuyên khoa đầu
ngành của Thành phố.
Tổng kinh phí dự tính: 3.000.000.000
(ba tỷ) đồng, ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo.
1.3. Đào
tạo nâng chuẩn trình độ chuyên môn sau
đại học theo quy hoạch của ngành và theo nhu cầu của đơn vị, cá nhân cho 500
cán bộ Y tế; gồm các trình độ: tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa II, chuyên khoa I;
với các chuyên ngành: Sản phụ khoa, Nhi khoa, Chấn thương chỉnh hình, Dược lâm
sàng, Quản lý dược, Quản lý Y tế, Y tế công cộng, Y học dự phòng, Tai Mũi Họng,
Mắt, Da liễu, Tâm thần, Răng Hàm Mặt, Hành chính công, Luật, Công nghệ thông tin, Tài chính kế toán...
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế phối hợp
với các trường, cơ sở đào tạo.
Tổng kinh phí dự tính: 16.000.000.000
(mười sáu tỷ) đồng; nguồn kinh phí từ các đơn vị cử người đi học và bản thân
người học đóng góp.
1.4. Đào
tạo nâng chuẩn từ trung cấp, cao đẳng lên
trình độ đại học cho 300 cán bộ Y tế, với các chuyên ngành: Bác sĩ đa khoa, Bác
sĩ Y học cổ truyền, Điều dưỡng đa khoa, Điều dưỡng hộ sinh, Cử nhân Y tế công
cộng...
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế phối hợp
với các trường, cơ sở đào tạo.
Tổng kinh phí dự tính: 8.100.000.000
(tám tỷ một trăm triệu) đồng; nguồn kinh phí từ các đơn vị cử người đi học và
bản thân người học đóng góp.
1.5. Tiếp
tục hoàn thành chương trình đào tạo hợp đồng theo địa chỉ sử dụng cho 70 sinh
viên đại học hệ chính quy và 02 sinh viên hệ liên thông từ trung cấp lên đại
học.
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế phối hợp
với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh.
Tổng kinh phí dự tính: 2.160.000.000
(hai tỷ một trăm sáu mươi triệu) đồng, ngân sách Thành phố hỗ trợ 50% kinh phí
đào tạo, 50% kinh phí còn lại do bản thân người học đóng góp.
1.6. Tiếp
tục thực hiện Chương trình đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ ngành Y, Dược Thành phố
giai đoạn 2011 - 2015 theo Công văn số 3860/UBND-VX ngày 04 tháng 8 năm 2011
của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê
duyệt Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế Thành phố giai đoạn 2011 -
2015; tổng chỉ tiêu đào tạo là 139 chỉ tiêu (trong đó tuyển mới là 64 chỉ tiêu,
năm trước chuyển sang 75 chỉ tiêu).
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế phối hợp
với các sở - ngành liên quan và các trường, cơ sở đào tạo.
Tổng kinh phí dự tính: 3.080.000.000
(ba tỷ tám mươi triệu) đồng; ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo
với mức hỗ trợ tối đa theo quy định tại Công văn số 3680/UBND-VX ngày 04 tháng
8 năm 2011.
1.7. Đào
tạo nâng chuẩn về trình độ chuyên môn Bác
sĩ chuyên khoa II, ngành Quản lý Y tế, cho 30 công chức, viên chức lãnh đạo,
quản lý là Giám đốc, Phó Giám đốc; Trưởng, Phó khoa, phòng các cơ sở Y tế công
lập từ Thành phố đến quận, huyện theo tiêu chuẩn chức danh đang đảm nhiệm.
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế phối hợp
với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Tổng kinh phí dự tính: 900.000.000
(chín trăm triệu) đồng, (đào tạo theo diện ngân sách nhà nước).
1.8. Đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế - tài chính, quản lý bệnh viện cho
khoảng 200 công chức, viên chức là lãnh đạo Sở Y tế; Trưởng, phó các phòng chức
năng thuộc Sở; lãnh đạo các cơ sở Y tế công lập và ngoài công lập để đạt chuẩn
theo quy định của Bộ Y tế và của ngành (trong đó 10 chỉ tiêu là công chức lãnh
đạo, quản lý của Sở Y tế và 190 chỉ tiêu còn lại là viên chức lãnh đạo, quản lý
các cơ sở Y tế công lập và ngoài công lập).
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế phối hợp
với các trường, cơ sở đào tạo.
Tổng kinh phí dự tính: 1.000.000.000
(một tỷ) đồng; đối tượng là công chức: kinh phí đào tạo do ngân sách Thành phố
hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo; đối tượng khác: do đơn vị cử người đi học và bản
thân người học đóng góp.
1.9. Đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chăm sóc cho khoảng 300 viên chức là Điều
dưỡng trưởng, Kỹ thuật viên trưởng, Hộ sinh trưởng tại các cơ sở Y tế công lập
và ngoài công lập.
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế phối hợp
với các trường, cơ sở đào tạo.
Tổng kinh phí dự tính: 1.500.000.000
(một tỷ năm trăm triệu) đồng; nguồn kinh phí từ các đơn vị cử người đi học và
bản thân người học đóng góp.
1.10. Đào
tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý trạm Y tế tuyến cơ sở cho khoảng 400 viên chức
quản lý là Trưởng, Phó trạm Y tế.
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế.
Tổng kinh phí dự tính: 400.000.000
(bốn trăm triệu) đồng; ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo.
1.11. Bồi
dưỡng kiến thức y khoa liên tục, kỹ năng chuyên ngành hàng năm cho khoảng
50.000 cán bộ Y tế đang làm việc tại cơ sở Y tế công lập và ngoài công lập
thuộc Sở Y tế quản lý; hình thức bồi dưỡng: hội thảo khoa học, sinh hoạt khoa
học kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng ngắn hạn,...
Đơn vị thực hiện: các đơn vị sự
nghiệp Y tế công lập và ngoài công lập, các cơ sở đào tạo liên tục trực thuộc
Sở Y tế, các Hội nghề nghiệp (Hội Y học, Hội Dược học, Hội Y tế công cộng, Hội
Đông Y…).
1.12. Đào
tạo bổ sung kiến thức, đào tạo lại cho khoảng 2.000 học sinh tốt nghiệp tại các
trường Trung cấp Y tế ngoài công lập.
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa Gia đình và các cơ sở đào tạo.
Tổng kinh phí dự tính: 4.000.000.000
(bốn tỷ) đồng; kinh phí từ bản thân người học đóng góp.
1.13. Đào
tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa nghiệp vụ Sư
phạm Y học cơ bản cho khoảng 200 công chức, viên chức là cán bộ quản lý và đội
ngũ giảng viên cho công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ Y tế (trong đó 10
chỉ tiêu là công chức Sở Y tế tham gia công tác giảng dạy và 190 chỉ tiêu còn
lại là công chức, viên chức các cơ sở Y tế công lập tham gia công tác giảng
dạy).
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế phối hợp
với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Tổng kinh phí dự tính: 400.000.000
(bốn trăm triệu) đồng; đối tượng là công chức tham gia công tác giảng dạy: kinh
phí đào tạo do ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo; đối tượng
khác: do đơn vị cử người đi học và bản thân người học đóng góp.
2. Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
2.1. Sở Y
tế phối hợp với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và các Sở - ngành liên
quan triển khai thực hiện Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa theo chương trình
tiên tiến của Mainz, cho sinh viên y khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch, tiến tới đào tạo trình độ sau đại học theo tiêu chuẩn châu Âu, nhằm bổ
sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lĩnh vực Y tế.
2.2. Tiếp
tục cử bác sĩ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài và hợp tác quốc
tế phục vụ cho việc ứng dụng kỹ thuật cao, tiếp thu kỹ thuật mới, hiện đại của
thế giới theo định hướng phát triển chuyên môn sâu của đơn vị, phù hợp với quy
hoạch của ngành.
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế phối hợp
với các sở - ngành liên quan, các đơn vị sự nghiệp Y tế công lập và ngoài công
lập.
2.3. Cử
khoảng 1.000 cán bộ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn và dài hạn, hội
nghị, hội thảo khoa học ở nước ngoài theo các chương trình hợp tác quốc tế, tài
trợ học bổng của nước bạn và Trung ương như: Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến
sĩ của Thành phố, Chương trình FFI của Pháp, Chương trình nâng cao năng lực Y
tế dự phòng của Tổ chức Y tế thế giới, Chương trình hợp tác quốc tế Việt - Bỉ,..
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế phối hợp
với các sở - ngành liên quan, các đơn vị sự nghiệp Y tế công lập và ngoài công
lập.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được trích từ nguồn ngân sách của
Thành phố, các dự án viện trợ của nước ngoài, nguồn ngân sách hoạt động của đơn
vị cử công chức, viên chức đi học và bản thân người học đóng góp.
Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch:
40.360.000.000 (bốn mươi tỷ ba trăm sáu mươi triệu) đồng. Trong đó:
- Nguồn ngân sách của Thành phố:
6.750.000.000 (sáu tỷ bảy trăm năm mươi triệu) đồng.
- Nguồn ngân sách hoạt động của đơn
vị cử công chức, viên chức đi học, các dự án viện trợ của nước ngoài, các Bộ -
ngành Trung ương và bản thân người học đóng góp: 33.610.000.000 (ba mươi ba tỷ
sáu trăm mười triệu) đồng.
(Đính kèm Bảng dự toán kinh phí thực hiện Kế
hoạch thực hiện Chương trình nhánh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế
của Thành phố năm 2015).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế:
- Chủ trì, phối hợp với các sở -
ngành liên quan và các cơ sở đào tạo của Thành phố triển khai thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Chương trình nhánh đào tạo nguồn
nhân lực cho ngành Y tế của Thành phố năm 2015.
- Phối hợp với Trường Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch thực hiện Đề án thí điểm
mô hình Viện - Trường Y tế của Thành phố, Đề án
hợp tác với Philippines đào tạo Cử nhân Điều dưỡng chất lượng cao; Phối hợp với
các sở - ngành liên quan thực hiện chương trình đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ
ngành Y, Dược Thành phố.
- Thực hiện báo cáo tổng kết, đánh
giá kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình nhánh đào tạo nguồn nhân
lực cho ngành Y tế của Thành phố năm 2015 và giai đoạn 2011 - 2015;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân
Thành phố phê duyệt Kế hoạch thực hiện
Chương trình nhánh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế Thành phố giai đoạn
2016 - 2020.
2. Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Y tế triển khai
thực hiện Kế hoạch chương trình nhánh đào
tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế của Thành phố năm 2015.
- Bố trí kinh phí và hướng dẫn Sở Y
tế thực hiện tốt Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế Thành phố
năm 2015.
3. Các Sở - ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện:
Phối hợp với Sở Y tế triển khai thực
hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ
được phân công.
4. Các đơn vị sự nghiệp Y tế công
lập thuộc Thành phố:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao
chủ động xây dựng kế hoạch, rà soát và cử công chức, viên chức đi học tập nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo đúng đối tượng và chuyên ngành được đào
tạo, huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện tốt các nội dung của chương
trình.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, lãnh đạo các cơ quan liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Y tế và Sở Nội vụ) để chỉ
đạo, giải quyết./.