Quyết định 324/QĐ-BNN-KH về Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 324/QĐ-BNN-KH
Ngày ban hành 27/02/2014
Ngày có hiệu lực 27/02/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Trần Thanh Nam
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 324/QĐ-BNN-KH

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN TRIỂN NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2014

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định 3393/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập; Quyết định 4051/QĐ-BNN-KH ngày 18/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và PTNT vùng Đồng bằng Sông Cửu Long;

Căn cứ công văn số 52/TB-VPCP ngày 27/1/2014 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Hội nghị tổng kết năm 2013, triển khai kế hoạch năm 2014 của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ;

Căn cứ Quyết định số 139/QĐ-BNN-KH ngày 23/1/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 2/1/2014 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm Quyết định Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và PTNT vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Ban chỉ đạo Tây Nam bộ (để p/h)
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu VT, KH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

CỦA BAN CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2014
(Kèm Quyết định số 324/BNN-KH ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. MỤC TIÊU

Thực hiện mạnh tái cơ cấu phát triển ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững với việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư sinh sống trên địa bàn nông thôn. Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014: Sản lượng lúa đạt 25 triệu tấn (tăng so với 2013 là 200.000 tấn); Sản lượng thủy sản đạt 3,5 triệu tấn (trong đó cá tra đạt 1,35 triệu tấn, tôm nước lợ 420.000 tấn), góp phần thực hiện chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp của cả nước năm 2014 là: Sản lượng lúa 43,5 triệu tấn, sản lượng thủy sản 6,6 triệu tấn, Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,8-3%; Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 28,5 tỷ USD (tăng so với năm 2013: 3,64%).

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Thực hiện tái cơ cấu ngành, thúc đẩy sản xuất các sản phẩm nông sản chủ lực, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

a) Trồng trọt

Chỉ đạo tái cơ cấu ngành trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; điều chỉnh cơ cấu một số cây trồng chủ lực theo hướng giảm diện tích trồng lúa; tái canh cà phê, thâm canh cây điều; chọn tạo và nâng cao phẩm cấp giống lúa; tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị;

Chỉ đạo tăng cường dự báo, phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng; đẩy mạnh kiểm dịch xuất nhập khẩu, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu; tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, giống và phân bón.

b) Chăn nuôi

- Chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi; đẩy mạnh phát triển nuôi một số vật nuôi có lợi thế cạnh tranh cao, thực hiện chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

- Tập trung chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Chỉ đạo sản xuất thức ăn chăn nuôi; quản lý chất lượng thức ăn và chế phẩm sinh học, kháng sinh, hóa chất sử dụng trong chăn nuôi.

[...]