Quyết định 32/2013/QĐ-UBND Quy định tiêu chí phân loại thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Số hiệu 32/2013/QĐ-UBND
Ngày ban hành 02/12/2013
Ngày có hiệu lực 12/12/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Đức Cường
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2013/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 02 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI THÔN, KHU PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tiêu chí phân loại thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và hủy bỏ Khoản a, Điều 1, Quyết định số 906/QĐ-UB ngày 26 tháng 4 năm 2001 của UBND tỉnh về việc Quy định phụ cấp cho Trưởng thôn, bản, khu phố và Bí thư Chi bộ thôn, bản, khu phố.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các Ban ngành; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Cường

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI THÔN, KHU PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định tiêu chí, phương pháp, thẩm quyền, trình tự và thủ tục phân loại thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

1. Thôn, làng, bản, xóm, khu vực dân cư... gọi chung là thôn; thôn được tổ chức ở xã; dưới xã là thôn.

2. Khu phố, tổ dân phố, khối phố, khóm, tiểu khu, ... gọi chung là khu phố; khu phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là khu phố.

3. Thôn, khu phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã. Hoạt động của thôn, khu phố phải tuân thủ pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã; nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.

Điều 2. Mục đích phân loại thôn, khu phố

1. Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền xã, phường, thị trấn.

2. Việc phân loại thôn, khu phố để làm cơ sở bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách và mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách phù hợp với từng loại thôn, khu phố theo quy định; nâng cao trách nhiệm hoạt động của trưởng thôn, trưởng khu phố và cơ chế tự quản của cộng đồng dân cư.

Điều 3. Nguyên tắc phân loại thôn, khu phố

Việc phân loại thôn, khu phố phải đảm bảo tính thống nhất, tính khoa học, tính công khai và tính phù hợp với tình hình thực tế ở tỉnh.

[...]