Quyết định 3198/QĐ-BCT năm 2019 về áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ Trung Hoa và Đại Hàn Dân quốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 3198/QĐ-BCT
Ngày ban hành 24/10/2019
Ngày có hiệu lực 24/10/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Trần Tuấn Anh
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3198/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM THÉP HỢP KIM HOẶC KHÔNG HỢP KIM ĐƯỢC CÁN PHẲNG, ĐƯỢC SƠN CÓ XUẤT XỨ TỪ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VÀ NƯỚC ĐẠI HÀN DÂN QUỐC

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;

Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;

Căn cứ Quyết định số 3877/QĐ-BCT ngày 15 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưng Bộ Công Thương về việc Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn hoặc quét vécni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn nhập khẩu vào Việt Nam và được phân loại theo mã HS 7210.70.11, 7210.70.19, 7210.70.91, 7210.70.99, 7212.40.11, 7212.40.12, 7212.40.19, 7212.40.91, 7212.40.92, 7212.40.99, 7225.99.90, 7226.99.19, 7226.99.99 có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc (mã vụ việc AD04), với nội dung chi tiết nêu tại Thông báo kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày được ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: CA, TC, NG, TTTT;
- Các Thứ trưởng;
- Các website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Tổng cục Hải quan (Cục TXNK, Cục GSQL);
- Các Cục: CN, XNK;
- Các Vụ: AP, ĐB, PC;
- Văn phòng BCĐLN HNQT về Kinh tế;
- Lưu: VT, PVTM (08).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

THÔNG BÁO

ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM THÉP HỢP KIM HOẶC KHÔNG HỢP KIM ĐƯỢC CÁN PHẲNG, ĐƯỢC MẠ HOẶC KHÔNG ĐƯỢC MẠ, ĐƯỢC SƠN CÓ XUẤT XỨ TỪ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VÀ NƯỚC ĐẠI HÀN DÂN QUỐC
(Kèm theo Quyết định số 3198/QĐ-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

1. Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức

a) Tên gọi và đặc tính cơ bản

Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức là các sản phẩm thép hp kim hoặc không hp kim, được cán phẳng, được mạ hoặc không mạ sau đó được sơn.

Tên thông thường: thép phủ màu hoặc tôn màu.

b) Mục đích sử dụng chính

- Thép phủ màu được ứng dụng trong xây dựng - kết cấu: tấm lợp, vách nhà xưởng, rèm che, máng xối, hệ thống thông gió…;

- Thép phủ màu được ứng dụng trong dân dụng: nhà xưởng, nhà kho, hàng rào, dụng cụ gia dụng, thùng phuy...;

- Thép phủ màu được ứng dụng trong trang trí nội thất: bàn ghế, cửa cuốn, cửa xếp, thiết bị văn phòng...;

- Ngoài ra, thép phủ màu còn được sử dụng làm các loại ống thoát nước, ống gen điều hòa nhiệt độ, vỏ các thiết bị điện.... và các mục đích sử dụng khác.

[...]