TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 319/QĐ-TANDTC-TĐKT
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 19/CT-TTG NGÀY 16/7/2021 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÁT ĐỘNG THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ-XÃ HỘI HẰNG NĂM VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM (2021-2025) THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI
BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG TRONG TÒA ÁN NHÂN DÂN
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24/11/2014;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng
ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013;
Căn cứ Kế hoạch số 16/KH-HĐTĐKT ngày 31/8/2021 của
Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương về việc thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi
đua thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hằng năm và giai đoạn 5 năm (2021-2025)
theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi
đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực
hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hằng
năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng trong Tòa án nhân dân.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức-Cán bộ, Vụ
trưởng Vụ Thi đua-Khen thưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối
cao; Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; các tập thể, cá nhân
có liên quan thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Chánh án TANDTC (để b/c);
- Hội đồng TĐKTTW (để b/c);
- Các đ/c PCA TANDTC (để chỉ đạo);
- Các thành viên HĐTĐKT TAND;
- Đăng Cổng TT của TANDTC;
- Lưu: VP, Vụ TĐKT.
|
KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN
Nguyễn Văn Tiến
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 19/CT-TTG NGÀY 16/7/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ
VIỆC PHÁT ĐỘNG THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI HẰNG
NĂM VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM (2021-2025) THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN
THỨ XIII CỦA ĐẢNG TRONG TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Kèm theo Quyết định số 319/QĐ-TANDTC-TĐKT ngày 24 tháng 9 năm
2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
Căn cứ Kế hoạch số 16/KH-HĐTĐKT ngày
31/8/2021 của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương về việc thực
hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày
16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hằng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (sau đây viết tắt là Chỉ thị
19/CT-TTg), Tòa án nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg trong Tòa án nhân dân, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Chỉ thị số
19/CT-TTg theo Kế hoạch số 16/KH-HĐTĐKT ngày 31/8/2021 của Hội đồng Thi
đua-Khen thưởng Trung ương; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng,
thủ trưởng các đơn vị, Tòa án nhân
dân các cấp trong tổ chức phát động, thực hiện phong trào thi đua,
công tác khen thưởng; gắn thi đua với thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân dân.
2. Huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống Tòa án trong tổ chức triển khai các phong trào thi đua, làm cho thi đua thực sự trở thành phong
trào hành động cách mạng sâu rộng, ý thức tự giác, trách nhiệm và việc làm thường
xuyên hàng ngày của mỗi cơ quan,
đơn vị, cá nhân, tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân
dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
3. Cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng
Tòa án nhân dân các cấp chủ động nghiên cứu, đề ra giải pháp đột phá thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, có hiệu quả các phong trào thi đua; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng; chủ động phát hiện, nhân rộng các điển hình và giải quyết kịp thời những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI
PHÁP
1. Quán triệt,
triển khai thực hiện đồng bộ Chỉ thị số 19/CT-TTg; xây dựng, hoàn thiện, tuyên
truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
thi đua, khen thưởng
a) Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ, tuyên truyền có hiệu quả
nội dung Chỉ thị số 19/CT-TTg, tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai phong trào thi đua, công tác
khen thưởng.
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp
ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng các cấp
trong triển khai thực hiện Chỉ thị
số 19/CT-TTg, gắn với thực hiện
nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân
dân, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội
theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
b) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, với nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa,
vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, biên giới, hải đảo.
c) Kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật
về thi đua, khen thưởng trong Tòa
án nhân dân, phù hợp với Luật thi
đua, khen thưởng sửa đổi (ngay sau
khi được Quốc hội khóa XV thông
qua) và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật theo quy định.
2. Tổ chức các
phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, bám sát nội dung định hướng, chỉ đạo của
Đảng và chủ đề thi đua yêu nước giai đoạn 2021-2025 của Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng Trung ương
a) Hội đồng Thi đua-Khen thưởng các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của
cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động tham mưu cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức phát động các phong trào thi đua phù hợp, gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị. Đẩy mạnh thi
đua toàn diện trên các mặt công tác, như: Thi đua đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ
việc, đáp ứng các chỉ tiêu mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Thi đua đẩy mạnh công
tác xây dựng ngành, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các Tòa án
nhân dân; tiếp tục đổi mới công
tác tổ chức cán bộ, rà soát, kiện
toàn tổ chức bộ máy của Tòa án nhân
dân các cấp theo hướng tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, có hiệu quả, phục vụ Nhân dân, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; đẩy mạnh phân cấp quản lý đi đôi với tăng cường kiểm tra,
giám sát; đề cao trách nhiệm nêu gương,
tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ, đảng
viên, gắn với đẩy mạnh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực; hoàn thiện Đề án vị trí việc làm và Đề án
cải cách chế độ tiền lương cho Tòa án nhân dân các cấp, bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa
án nhân dân. Thi đua xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tòa án nhân dân, đáp ứng yêu cầu cải cách tư
pháp và hội nhập quốc tế. Thi đua nâng cao chất lượng công tác tham mưu, giúp
việc về hành chính, tư pháp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý, chỉ đạo, điều hành, công tác
chuyên môn; phấn đấu hoàn thành xây dựng Tòa án điện tử vào năm 2025. Nâng cao
chất lượng phong trào thi đua
trong lĩnh vực xây dựng Đảng, tập trung xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng ở Tòa án các cấp trong sạch, vững mạnh, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên... Xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua
đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến
thắng đại dịch Covid-19” và tiếp tục
triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức các phong trào thi đua theo kế hoạch đề ra.
b) Tiếp tục đổi mới nội dung, phương
thức tổ chức các phong trào thi đua. Chỉ phát động, tổ chức triển khai phong
trào thi đua khi đã xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, biện pháp, đối tượng
tham gia và tiêu chí đánh giá thi đua. Các phong trào thi đua phải có nội dung,
hình thức phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, thực
hiện.
Cùng với việc tổ chức phong trào thi
đua hằng năm, căn cứ nhiệm vụ trong từng giai đoạn, thời điểm cụ thể để phát động
các phong trào thi đua theo đợt, chuyên đề nhằm tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách, khó khăn, vướng
mắc, yếu kém. Rà soát, đánh giá những phong trào thi đua còn hình thức, chưa
thiết thực để điều chỉnh kịp thời.
Tuyệt đối chống mọi biểu hiện hình
thức, chạy theo thành tích, nặng về khen thưởng, nhẹ về thi đua trong tổ chức phong trào thi đua.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả các phong trào thi đua trên cơ sở kết quả thực
hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ
chính trị là căn cứ quan trọng để đánh
giá hiệu quả phong trào thi đua và thực hiện bình xét, đề nghị khen thưởng. Thông qua các phong trào
thi đua để phát hiện, lựa chọn các
tập thể, cá nhân có thành tích
tiêu biểu để biểu dương, khen thưởng kịp thời, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua.
3. Đẩy mạnh
phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến; tuyên truyền các phong
trào thi đua, gương người tốt, việc tốt
a) Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến được coi là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm trong đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo phong trào
thi đua giai đoạn 2021-2025
Các đơn vị, Tòa án nhân dân các cấp
xây dựng kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng,
xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới
trong từng năm và trong cả giai đoạn 2021-2025 (theo Kế
hoạch số 09/KH-TANDTC-TĐKT ngày 25/3/2021 của Tòa án nhân
dân tối cao). Hằng năm, mỗi đơn vị, Tòa án nhân dân lựa chọn, giới thiệu ít nhất
một điển hình tiêu biểu, xuất sắc toàn diện (tập thể hoặc cá nhân)
báo cáo Hội đồng Thi đua-Khen thưởng
Tòa án nhân dân tối cao để lựa chọn
biểu dương, phổ biến, nhân rộng trong hệ thống Tòa án nhân dân.
Kịp thời tổ chức biểu dương, tôn vinh tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong các phong
trào thi đua; tiêu biểu trong học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiêu biểu trong công tác phòng, chống tội phạm, dịch bệnh,
thiên tai; những tấm gương người tốt,
việc tốt trong đời sống sinh hoạt hàng ngày...
b) Đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình
thức, phương thức tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt nhằm thúc đẩy, cổ vũ phong trào thi đua
Các đơn vị báo chí, tạp chí, cổng thông tin của Tòa án nhân dân xác định việc
tuyên truyền các phong trào thi đua, điển hình tiên tiến là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác
thông tin, tuyên truyền; mở các
chuyên trang, chuyên mục phù hợp, tăng thời lượng để giới thiệu, tuyên truyền
các phong trào thi đua, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến của Tòa án nhân dân. Tăng cường ứng dụng công nghệ,
truyền thông số; sử dụng kết hợp
hài hòa, phong phú các hình thức tuyên truyền.
4. Nâng cao chất
lượng công tác khen thưởng
a) Thực hiện khen thưởng chính xác, kịp
thời, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật để khích lệ, động viên các tập thể, cá nhân tiêu biểu. Phát
huy vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác khen thưởng,
nhất là việc phát hiện các điển
hình, nhân tố mới để khen thưởng.
Phát hiện, khen thưởng kịp thời
các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong thực hiện
nhiệm vụ, nhất là các Thẩm phán, Thư ký,... tham gia xét xử các vụ án lớn
về tham nhũng, kinh tế, chức vụ (do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực trực tiếp chỉ đạo),
các vụ án liên quan đến dịch bệnh
Covid-19, thiên tai. Chú trọng khen thưởng các tập thể nhỏ, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp. Công tác
khen thưởng phải hướng mạnh về cơ sở, quan tâm khen thưởng các tập thể, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; tập trung giải quyết
khen thưởng thành tích trong các cuộc kháng chiến (nếu có). Chủ động khen thưởng
hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các tập thể, cá nhân người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp
xây dựng và phát triển của Tòa án
nhân dân.
b) Tăng cường chấn chỉnh, siết chặt kỷ
luật, kỷ cương công vụ, kiểm tra, giám sát và có biện pháp cụ thể phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức và
thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 05/2020/CT-CA ngày 28/7/2020 của Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao.
5. Phát huy vai
trò, trách nhiệm của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng các cấp; củng cố, kiện toàn tổ
chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng
a) Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng các cấp; phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội đồng và các thành viên trong việc tham mưu cho cấp ủy, thủ trưởng cơ quan tổ
chức triển khai phong trào thi đua
và thực hiện công tác khen thưởng; phân công rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên trong việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen
thưởng.
b) Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy,
cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng Tòa án nhân dân các cấp bảo đảm
ổn định, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo hướng chuyên môn hóa, thống nhất trong toàn hệ thống Tòa án nhân dân. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chủ trương, chính
sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm
công tác thi đua, khen thưởng. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng có phẩm chất chính trị tốt, bản
lĩnh, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có năng lực tham mưu cho cấp ủy, thủ trưởng cơ quan về công tác thi đua, khen thưởng và có khả năng
tổ chức vận động, thu hút đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân các cấp tham
gia vào các phong trào thi đua yêu nước.
c) Tăng cường quan hệ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên
quan trong công tác thi đua, khen thưởng nhằm trao đổi thông tin, kinh
nghiệm, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua,
khen thưởng Tòa án nhân dân các cấp.
d) Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện đưa chương trình giảng dạy Tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về thi đua yêu nước; chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng cho học viên, sinh viên
trong các lớp đào tạo tại Học viện
Tòa án.
6. Cải cách thủ tục
hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về thi
đua, khen thưởng
a) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính trong công tác thi đua, khen thưởng, gắn với trách nhiệm của các cấp ủy đảng, thủ trưởng cơ
quan, đơn vị và yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn và hằng năm. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, công khai các thủ tục hành chính trong công
tác thi đua, khen thưởng và giám sát chặt chẽ việc thực hiện. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về đơn giản hóa thủ tục hành
chính trong thi đua, khen thưởng. Xây dựng quy chế phối hợp giữa
các cơ quan có liên quan trong thực hiện thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các tập thể, cá nhân trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Thực hiện
nghiêm việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan đối với các tập thể, cá nhân
được đề nghị tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trên các phương tiện thông tin truyền thông, đảm bảo công
khai, minh bạch, dân chủ trong công tác khen thưởng.
b) Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quy trình, thủ tục, hồ sơ
khen thưởng, công tác lưu trữ phục vụ tra cứu, cung cấp thông tin, thống kê, báo cáo về thi đua, khen thưởng.
7. Phát huy tinh
thần đoàn kết, thi đua chung sức, đồng lòng, quyết tâm phòng, chống và chiến thắng
đại dịch Covid-19
a) Đẩy mạnh các phong trào thi đua,
tăng cường tuyên truyền nhằm huy động sự chung tay, góp sức của cả hệ thống vào
công tác phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 theo Lời kêu gọi toàn dân
đoàn kết phòng, chống đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng ngày 29/7/2021. Thực hiện toàn diện, đồng bộ các giải pháp mạnh mẽ,
quyết liệt, hiệu quả, huy động các nguồn lực, động viên, khích lệ toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân các cấp tự giác, tích cực tham
gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Chủ động, linh hoạt đề xuất các sáng kiến, giải pháp công tác, mô hình mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong
thực hiện mục tiêu kép “vừa thi đua hoàn thành tốt các chỉ tiêu công tác, vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống đại dịch
Covid-19” để chia sẻ, học tập,
nhân rộng trong hệ thống Tòa án
nhân dân và trong xã hội.
b) Khen thưởng, động viên kịp thời
các tập thể, cá nhân có thành tích
tiêu biểu trong công tác và trong phòng, chống dịch bệnh. Các đơn vị, Tòa án nhân dân các cấp chủ động phát hiện, khen thưởng và tổ chức trao thưởng ngay sau khi tập
thể, cá nhân lập được thành tích để động viên, khích lệ kịp thời (không đợi hết
dịch mới khen thưởng). Đối với các
tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc, phạm vi ảnh hưởng
lớn (trong toàn quốc) thì đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước. Đồng thời, phát hiện,
xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống Covid-19, không hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Căn cứ Kế hoạch này, các đơn vị, Tòa án nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai bảo đảm thực hiện
có hiệu quả Chỉ thị số 19/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ, đáp ứng mục đích, yêu cầu đề ra.
2. Hằng năm, khi tiến hành sơ kết, tổng
kết công tác thi đua, khen thưởng cần gắn với kết quả triển khai thực hiện Chỉ
thị số 19/CT-TTg, kịp thời rà soát, bổ sung biện pháp phù hợp để thực hiện tốt các nội dung đã nêu trong Chỉ thị.
3. Vụ Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao là đơn vị thường trực,
tham mưu, giúp lãnh đạo Tòa án
nhân dân tối cao theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp kết quả báo cáo Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao./.