Quyết định 316/QĐ-TTg năm 2016 Phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 316/QĐ-TTg
Ngày ban hành 27/02/2016
Ngày có hiệu lực 27/02/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 316/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM Y HỌC GIAI ĐOẠN 2016 - 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016 - 2025 gồm các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG

Nâng cao chất lượng xét nghiệm y học để bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời, chuẩn hóa, làm cơ sở cho việc liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế có thực hiện xét nghiệm (sau đây gọi chung là các phòng xét nghiệm), nhằm giảm phiền hà, chi phí cho người bệnh, tiết kiệm nguồn lực của xã hội, đồng thời hội nhập mạng lưới kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm trong khu vực và thế giới.

II. MỤC TIÊU CỤ TH

1. Nâng cao năng lực hệ thống kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học để bảo đảm thực hiện tốt các hoạt động kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm của các phòng xét nghiệm.

Trước mắt, củng cố, nâng cấp 03 trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học hiện có thuộc Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Xây dựng Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghim y học thuộc Bộ Quốc phòng khi có đủ điều kiện thích hợp.

Tạo cơ chế, chính sách, hỗ trợ đầu tư để đến năm 2020 các trung tâm kiểm chuẩn sản xuất được tối thiểu 05 loại mẫu xét nghiệm sử dụng cho việc ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm và đến năm 2025 sản xuất được tối thiểu 10 loại mẫu.

2. Hình thành, phát triển mạng lưới phòng xét nghiệm tham chiếu trên toàn quốc, cụ thể:

a) Từ nay đến năm 2020, mạng lưới phòng xét nghiệm tham chiếu có đủ năng lực thực hiện hoạt động tham chiếu cho 90% các xét nghiệm thông thường.

b) Đến năm 2025, mạng lưới phòng xét nghiệm tham chiếu có đủ năng lực thực hiện hoạt động tham chiếu cho 100% các xét nghiệm thông thường.

c) Tng bước thực hiện tham chiếu về chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng và các chuyên ngành cận lâm sàng khác.

3. Liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm giữa các phòng xét nghiệm trên toàn quốc:

Việc liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm dựa trên tiêu chí đánh giá mức chất lượng xét nghiệm của các phòng xét nghiệm, không phân biệt cơ sở y tế nhà nước, cơ sở y tế tư nhân, bảo đảm thực hiện lộ trình sau:

a) Chậm nhất đến năm 2018 liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm thuộc bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I và tương đương.

b) Chậm nhất đến năm 2020 liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm có cùng mức chất lượng xét nghiệm trong phạm vi quản lý thuộc mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Đến năm 2025 liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm trên phạm vi toàn quốc,

III. PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện xét nghiệm, các phòng xét nghiệm (sau đây gọi chung là các phòng xét nghiệm); các trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, các phòng xét nghiệm tham chiếu, các cơ sở y tế (không phân biệt nhà nước hay tư nhân) và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến quản lý chất lượng xét nghiệm y học.

IV. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP

1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về quản chất lượng xét nghiệm y học

[...]