Quyết định 316/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 316/QĐ-TTg
Ngày ban hành 09/03/2021
Ngày có hiệu lực 09/03/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 316/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM DÙNG TÀI KHOẢN VIỄN THÔNG THANH TOÁN CHO CÁC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CÓ GIÁ TRỊ NHỎ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ về cách thức giải quyết công việc của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 21 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính Toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19;

Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 07/TTr-NHNN ngày 19 tháng 02 năm 2021,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) với nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.

2. Tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng.

3. Kết quả thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile-Money là cơ sở thực tiễn để cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, xây dựng và ban hành quy định pháp lý chính thức cho hoạt động cung ứng dịch vụ Mobile-Money tại Việt Nam.

II. PHẠM VI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM

1. Đối tượng thực hiện thí điểm:

Doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ví điện tử và Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện hoặc là công ty con được Công ty mẹ có Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện cho phép sử dụng hạ tầng, mạng lưới, dữ liệu viễn thông (sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp thực hiện thí điểm).

2. Đối tượng khách hàng:

Khách hàng cá nhân đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile-Money phải cung cấp Chứng minh nhân dân (CMND)/Căn cước công dân (CCCD)/Hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng và được Doanh nghiệp thực hiện thí điểm định danh, xác thực theo các quy định của Chính phủ về đăng ký thuê bao di động; và số thuê bao di động phải có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile-Money. Mỗi khách hàng chỉ được mở 01 tài khoản Mobile-Money tại mỗi Doanh nghiệp thực hiện thí điểm.

3. Phạm vi địa lý:

Việc triển khai thí điểm áp dụng trên phạm vi toàn quốc, trong đó Doanh nghiệp thực hiện thí điểm phải ưu tiên triển khai thí điểm dịch vụ Mobile- Money tại các địa bàn thuộc khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Việt Nam.

4. Phạm vi hàng hóa, dịch vụ:

Doanh nghiệp thực hiện thí điểm chỉ được phép cung ứng dịch vụ Mobile-Money để chuyển tiền, thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành phục vụ cho nhu cầu cuộc sống người dân; việc triển khai thí điểm dịch vụ Mobile-Money chỉ áp dụng đối với giao dịch nội địa hợp pháp theo quy định pháp luật Việt Nam bằng đồng Việt Nam, không được thực hiện thanh toán/chuyển tiền cho các hàng hóa, dịch vụ cung cấp xuyên biên giới.

5. Thời gian thí điểm:

Thời gian thực hiện thí điểm: 02 năm kể từ thời điểm Doanh nghiệp đầu tiên thực hiện thí điểm được chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ Mobile-Money.

[...]