Quyết định 3153/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu | 3153/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 04/11/2015 |
Ngày có hiệu lực | 04/11/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký | Nguyễn Duy Bắc |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3153/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 04 tháng 11 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 2536/STNMT-VP ngày 19/10/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này ban hành mới 02 thủ tục hành chính và bãi bỏ 01 thủ tục hành chính về lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3153/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục các thủ tục hành chính ban hành mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
STT |
Số hồ sơ |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
I |
Lĩnh vực Môi trường |
|
|
1 |
|
Thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường |
Ủy ban nhân dân cấp huyện |
2 |
|
Thủ tục đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản |
Ủy ban nhân dân cấp huyện |
2. Danh mục các thủ tục hành chính bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (theo Quyết định số 856/QĐ-UBND ngày 09/4/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa)
STT |
Số hồ sơ |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
I |
Lĩnh vực Môi trường |
|
|
1 |
160461 |
Thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường |
Ủy ban nhân dân cấp huyện |
Phần II
NỘI DUNG CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI
1. Thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
a. Trình tự thực hiện:
* Đối với các tổ chức, cá nhân:
+ Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ cần nộp theo quy định của pháp luật.
+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ “một cửa” UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3153/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 04 tháng 11 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 2536/STNMT-VP ngày 19/10/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này ban hành mới 02 thủ tục hành chính và bãi bỏ 01 thủ tục hành chính về lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3153/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục các thủ tục hành chính ban hành mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
STT |
Số hồ sơ |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
I |
Lĩnh vực Môi trường |
|
|
1 |
|
Thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường |
Ủy ban nhân dân cấp huyện |
2 |
|
Thủ tục đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản |
Ủy ban nhân dân cấp huyện |
2. Danh mục các thủ tục hành chính bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (theo Quyết định số 856/QĐ-UBND ngày 09/4/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa)
STT |
Số hồ sơ |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
I |
Lĩnh vực Môi trường |
|
|
1 |
160461 |
Thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường |
Ủy ban nhân dân cấp huyện |
Phần II
NỘI DUNG CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI
1. Thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
a. Trình tự thực hiện:
* Đối với các tổ chức, cá nhân:
+ Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ cần nộp theo quy định của pháp luật.
+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ “một cửa” UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án.
+ Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn chỉnh theo quy định.
+ Thời gian nộp hồ sơ: vào các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ; riêng thứ 7 nộp vào buổi sáng)
+ Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả “Một cửa” - UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án trong các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 (buổi sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ; riêng thứ 7 nhận kết quả vào buổi sáng) hoặc nhận qua đường bưu điện theo yêu cầu của Tổ chức cá nhân.
* Đối với cơ quan hành chính:
+ Phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện kiểm tra trình UBND cấp huyện ký giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc văn bản trả lời (trường hợp không đồng ý) thuộc thẩm quyền.
+ UBND cấp huyện xem xét, ký giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc văn bản trả lời (trường hợp không đồng ý).
+ Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ “một cửa” - UBND cấp huyện trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
b. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả “một cửa” - UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án.
c. Về thành phần hồ sơ:
+ Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với trang bìa và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.
+ Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
d. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, Cá nhân
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường: UBND cấp huyện.
+ Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền thực hiện: không có
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài nguyên và Môi trường
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
+ Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Văn bản không chấp nhận (nếu có).
h. Tên biểu mẫu, tờ khai
+ Bản kế hoạch bảo vệ môi trường với trang bìa và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.
+ Mẫu Giấy Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục 5.7 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.
+ Mẫu Thông báo về việc chưa xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục 5.8 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.
i. Lệ phí: Không
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân đầu tư dự án thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, trừ các đối đối tượng thuộc danh mục được quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT (đính kèm), cụ thể:
- Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015;
- Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều này, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015.
k. Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.
+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ ngày 15/7/2015).
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THUỘC THẨM QUYỀN XÁC
NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)
Tất cả các dự án thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP thuộc các loại hình và quy mô sau:
TT |
Dự án |
Quy mô |
1. |
Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên |
Tất cả |
2. |
Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý |
Tất cả |
3. |
Dự án có sử dụng đất của khu di tích lịch sử - văn hóa; khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp tỉnh; |
Tất cả đối với dự án có sử dụng đất của khu di tích lịch sử - văn hóa; khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp tỉnh; |
Dự án làm mất rừng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; chuyển đổi mục đích đất trồng lúa |
Tất cả các đối tượng dưới 5 ha đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Từ 01 ha đến dưới 10 ha đối với rừng tự nhiên; Từ 10 ha đến dưới 50 ha đối với các loại rừng khác; Từ 01 ha đến dưới 5 ha đối với đất trồng lúa chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp |
|
4. |
Dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác |
Dưới 50 giường bệnh |
5. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất clinker |
Tất cả các dự án xây dựng cơ sở sản xuất clinker công suất dưới 500.000 tấn clinker/năm |
6. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất tấm lợp fibro xi măng |
Dưới 500.000 m2 tấm lợp fibro xi măng/năm |
7. |
Dự án xây dựng cảng sông, cảng biển |
Tất cả các dự án xây dựng cảng tiếp nhận tàu trọng tải dưới 1.000 DWT |
8. |
Dự án xây dựng nhà máy thủy điện |
Tất cả các dự án xây dựng hồ chứa có dung tích dưới 100.000 m³ nước hoặc công suất dưới 10 MW |
9. |
Dự án xây dựng công trình hồ chứa nước |
Tất cả các dự án có dung tích hồ chứa dưới 100.000 m³ nước |
10. |
Dự án khai thác cát hoặc nạo vét lòng sông, cửa biển |
Công suất dưới 50.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm |
11. |
Dự án khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng các chất độc hại, hóa chất hoặc vật liệu nổ công nghiệp) |
Tất cả đối với dự án có khối lượng mỏ (bao gồm khoáng sản và đất đá thải) dưới 50.000 m³ nguyên khai/năm hoặc có tổng khối lượng mỏ (bao gồm khoáng sản và đất đá thải) dưới 1.000.000 m³ nguyên khối |
12. |
Dự án chế biến khoáng sản rắn không sử dụng các chất độc hại, hóa chất |
Công suất dưới 50.000 m³ sản phẩm/năm |
13. |
Dự án tuyến, làm giàu đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ |
Tất cả các dự án có công suất dưới 500 tấn sản phẩm/năm |
14. |
Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý, chôn lấp hoặc tiêu hủy chất thải rắn thông thường |
Tất cả các dự án có công suất từ 05 đến dưới 10 tấn chất thải rắn thông thường/ngày |
15. |
Dự án xây dựng nhà máy luyện kim |
Tất cả đối với dự án sử dụng nguyên liệu không phải là phế liệu có công suất dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm |
16. |
Dự án xây dựng cơ sở cán thép |
Tất cả đối với dự án sử dụng nguyên liệu không phải là phế liệu có công suất dưới 2.000 tấn sản phẩm/năm |
17. |
Dự án xây dựng cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy |
Tất cả đối với tàu có trọng tải dưới 1.000 DWT |
18. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, lắp ráp xe máy, ô tô |
Tất cả đối với dự án có công suất dưới 5.000 xe máy/năm hoặc dưới 500 ô tô/năm |
19. |
Dự án xây dựng cơ sở chế tạo máy móc, thiết bị công cụ |
Tất cả những dự án có công suất dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm |
20. |
Dự án xây dựng cơ sở mạ, phun phủ và đánh bóng kim loại |
Tất cả đối với dự án có công suất dưới 500 tấn sản phẩm/năm |
21. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ván ép |
Tất cả các dự án có công suất dưới 100.000 m2/năm |
22. |
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất sứ vệ sinh |
Công suất dưới 10.000 sản phẩm/năm |
23. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đường |
Công suất dưới 10.000 tấn đường/năm |
24. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột ngọt |
Công suất dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm |
25. |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến bột cá |
Công suất dưới 500 tấn sản phẩm/năm |
26. |
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân hóa học |
Công suất dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm |
27. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất dược phẩm, thuốc thú y |
Dự án sản xuất dược phẩm, thuốc thú y không phải là vắc xin công suất dưới 50 tấn sản phẩm/năm |
28. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm từ sơn, hóa chất, chất dẻo |
Công suất dưới 100 tấn sản phẩm/năm |
29. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia |
Công suất dưới 100 tấn sản phẩm/năm |
30. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột giấy và giấy từ nguyên liệu thô |
Công suất dưới 300 tấn sản phẩm/năm |
31. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất giấy, bao bì các tông từ bột giấy hoặc phế liệu |
Công suất dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm |
32. |
Dự án chế biến cao su, mủ cao su |
Công suất từ 500 đến dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm |
33. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ắc quy, pin |
Công suất dưới 50.000 KWh/năm hoặc dưới 100 tấn sản phẩm/năm |
34. |
Dự án có hạng mục với quy mô tương đương hoặc tính chất tương tự các dự án thứ tự từ 1 đến 33 Phụ lục này |
Tất cả |
CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày
29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa điểm), ngày….. tháng ….. năm 20………
Kính gửi: (1) ……………………………………………………………………………………
Gửi đến (1) kế hoạch bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:
I. Thông tin chung
1.1. Tên dự án, cơ sở (gọi chung là dự án):...
1.2. Tên chủ dự án: ...
1.3. Địa chỉ liên hệ: ...
1.4. Người đại diện theo pháp luật: ...
1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail ...).
II. Thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doanh
2.1. Địa điểm thực hiện dự án: ………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
2.3. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; sản phẩm và số lượng
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
2.4. Diện tích mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (m2): ………………………
2.5. Nhu cầu nguyên liệu, vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất: ……………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
2.6. Nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất (dầu, than, củi, gas, điện...)
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
III. Kế hoạch bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
Yếu tố gây tác động |
Tình trạng |
Biện pháp giảm thiểu |
Tình trạng |
||
Có |
Không |
Có |
Không |
||
Khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công |
|
|
Sử dụng phương tiện, máy móc thi công đã qua kiểm định |
|
|
Sử dụng loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm |
|
|
|||
Định kỳ bảo dưỡng phương tiện, thiết bị |
|
|
|||
Biện pháp khác: … |
|
|
|||
Bụi |
|
|
Cách ly, phun nước để giảm bụi |
|
|
Biện pháp khác: … |
|
|
|||
Nước thải sinh hoạt |
|
|
Thu gom, tự xử lý trước khi thải ra môi trường (chỉ rõ nguồn tiếp nhận nước thải) |
|
|
Thu gom, thuê đơn vị có chức năng để xử lý |
|
|
|||
Đổ thẳng ra hệ thống thoát nước thải khu vực |
|
|
|||
Biện pháp khác: |
|
|
|||
Nước thải xây dựng |
|
|
Thu gom, xử lý trước khi thải ra môi trường (chỉ rõ nguồn tiếp nhận nước thải) |
|
|
Đổ thẳng ra hệ thống thoát nước thải khu vực |
|
|
|||
Biện pháp khác: … |
|
|
|||
Chất thải rắn xây dựng |
|
|
Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng |
|
|
Tự đổ thải tại các địa điểm quy định của địa phương (chỉ rõ địa điểm) |
|
|
|||
Thuê đơn vị có chức năng để xử lý |
|
|
|||
Biện pháp khác: … |
|
|
|||
Chất thải rắn sinh hoạt |
|
|
Tự đổ thải tại các địa điểm quy định của địa phương (chỉ rõ địa điểm) |
|
|
Thuê đơn vị có chức năng để xử lý |
|
|
|||
Biện pháp khác: … |
|
|
|||
Chất thải nguy hại |
|
|
Thuê đơn vị có chức năng để xử lý |
|
|
Biện pháp khác: … |
|
|
|||
Tiếng ồn |
|
|
Định kỳ bảo dưỡng thiết bị |
|
|
Bố trí thời gian thi công phù hợp |
|
|
|||
Biện pháp khác … |
|
|
|||
Rung |
|
|
Định kỳ bảo dưỡng thiết bị |
|
|
Bố trí thời gian thi công phù hợp |
|
|
|||
Biện pháp khác |
|
|
|||
Nước mưa chảy tràn |
|
|
Có hệ thống rãnh thu nước, hố ga thu gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn trước khi thoát ra môi trường |
|
|
Biện pháp khác … |
|
|
IV. Kế hoạch bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động
Yếu tố gây tác động |
Tình trạng |
Biện pháp giảm thiểu |
Tình trạng |
||
Có |
Không |
Có |
Không |
||
Bụi và khí thải |
|
|
Lắp đặt hệ thống xử lý bụi và khí thải với ống khói |
|
|
|
|
Lắp đặt quạt thông gió với bộ lọc không khí ở cuối đường ống |
|
|
|
|
|
Biện pháp khác … |
|
|
|
Nước thải sinh hoạt |
|
|
Thu gom và tái sử dụng |
|
|
|
|
Xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung |
|
|
|
|
|
Biện pháp khác … |
|
|
|
Nước thải sản xuất |
|
|
Thu gom và tái sử dụng |
|
|
|
|
Xử lý nước thải cục bộ và thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung |
|
|
|
|
|
Xử lý nước thải đáp ứng quy chuẩn quy định và thải ra môi trường (chỉ rõ nguồn tiếp nhận và quy chuẩn đạt được sau xử lý) |
|
|
|
|
|
Biện pháp khác … |
|
|
|
Nước thải từ hệ thống làm mát |
|
|
Thu gom và tái sử dụng |
|
|
Giải nhiệt và thải ra môi trường |
|
|
|||
Biện pháp khác … |
|
|
|||
Chất thải rắn |
|
|
Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng |
|
|
Tự xử lý |
|
|
|||
Thuê đơn vị có chức năng để xử lý |
|
|
|||
Biện pháp khác … |
|
|
|||
Chất thải nguy hại |
|
|
Thuê đơn vị có chức năng để xử lý |
|
|
Biện pháp khác … |
|
|
|||
Mùi |
|
|
Lắp đặt quạt thông gió |
|
|
Biện pháp khác … |
|
|
|||
Tiếng ồn |
|
|
Định kỳ bảo dưỡng thiết bị |
|
|
Cách âm để giảm tiếng ồn |
|
|
|||
Biện pháp khác … |
|
|
|||
Nhiệt dư |
|
|
Lắp đặt quạt thông gió |
|
|
Biện pháp khác … |
|
|
|||
Nước mưa chảy tràn |
|
|
Có hệ thống rãnh thu nước, hố ga thu gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn trước khi thoát ra môi trường |
|
|
Biện pháp khác |
|
|
V. Cam kết
5.1. Chúng tôi/tôi cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
5.2. Chúng tôi/tôi cam kết thực hiện đầy đủ các kế hoạch bảo vệ môi trường được nêu trên đây.
5.3. Chúng tôi/tôi đảm bảo độ trung thực của các thông tin và nội dung điền trong kế hoạch bảo vệ môi trường này./.
|
(2) |
Ghi chú: (1) Cơ quan xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; (2) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.
Yêu cầu: Bản kế hoạch bảo vệ môi trường được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ dự án ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) ở trang cuối cùng.
MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày
29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)
(1) |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … |
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ... |
GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(1) xác nhận (2) đã đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của (3) tại (1) vào ngày... tháng... năm...
(2) có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
1. Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, các biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất trong bản kế hoạch bảo vệ môi trường đã đăng ký.
2. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã đăng ký và các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
3. ...
…
Kế hoạch bảo vệ môi trường của (3) kèm theo Giấy xác nhận đăng ký này được cấp cho (2) để thực hiện và lưu được tại cơ quan Nhà nước để kiểm tra, giám sát (*).
|
(4) |
Ghi chú: (1) Tên cơ quan xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; (2) Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (3) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (4) Đại diện có thẩm quyền của (1).
MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ VIỆC CHƯA XÁC
NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)
(1) |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … |
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ... |
THÔNG BÁO
Về việc chưa xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Kính gửi: (2)
Sau khi xem xét hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của (3), (1) thông báo như sau:
Kế hoạch bảo vệ môi trường của (3) chưa được xác nhận đăng ký vì các lý do sau đây:
1. ...
2. ...
…
(1) thông báo để (2) biết và thực hiện theo quy định của pháp luật./
Nơi nhận: |
(4) |
Ghi chú: (1) Cơ quan xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; (2) Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (3) Tên đầy đủ, chính xác của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (4) Đại diện có thẩm quyền của (1).
2. Thủ tục đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
a. Trình tự thực hiện:
* Đối với các tổ chức, cá nhân:
+ Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ cần nộp theo quy định của pháp luật.
+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ “một cửa” UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án.
+ Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn chỉnh theo quy định.
+ Thời gian nộp hồ sơ: vào các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ; riêng thứ 7 nộp vào buổi sáng)
+ Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả “Một cửa” - UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án trong các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 (buổi sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ; riêng thứ 7 nhận kết quả vào buổi sáng) hoặc nhận qua đường bưu điện theo yêu cầu của Tổ chức cá nhân.
* Đối với cơ quan hành chính:
+ Phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện kiểm tra trình UBND cấp huyện xác nhận đăng ký đề án đơn giản.
+ UBND cấp huyện xem xét ký xác nhận đăng ký đề án đơn giản hoặc có Công văn trả lời (đồng ý hay không đồng ý).
+ Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ “Một cửa” - UBND cấp huyện trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
b. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả “một cửa” - UBND cấp huyện.
c. Về thành phần hồ sơ:
+ Một (01) văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT.
+ Ba (03) bản đề án đơn giản với trang bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 14a Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT.
d. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, Cá nhân
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đăng ký đề án đơn giản: UBND cấp huyện.
+ Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền thực hiện: không có
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài nguyên và Môi trường
h. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
+ Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
+ Văn bản không chấp nhận (nếu có).
i. Tờ khai, biểu mẫu:
+ Văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT.
+ Mẫu Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản Phụ lục 15 Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT.
i. Lệ phí: Không
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01/4/2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT.
- UBND cấp huyện xác nhận đăng ký đề án đơn giản, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT như sau:
+ Cơ sở nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
+ Cơ sở nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
+ Cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
l. Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.
+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản (có hiệu lực từ ngày 15/7/2015).
+ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ ngày 15/7/2015).
ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:
a) Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường;
b) Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung;
c) Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
d) Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
đ) Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;
e) Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ ĐỀ
ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày
28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…(1)… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...../….. V/v xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)… |
(Địa danh), ngày… tháng… năm… |
Kính gửi: …(3)…
…(1)… có địa chỉ tại …(4)…, xin gửi đến …(3)… ba (03) bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)…
Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin, số liệu đưa ra tại bản đề án nói trên là hoàn toàn trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai phạm.
Kính đề nghị quý (3) sớm xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản này.
Xin trân trọng cám ơn./.
Nơi nhận: |
…(5)… (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.
(2) Tên đầy đủ của cơ sở.
(3) Tên gọi của cơ quan xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
(4) Địa chỉ liên hệ theo bưu điện
(5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.
(6) Nơi nhận khác (nếu có).
BÌA, PHỤ BÌA, CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày
28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phụ lục 14a. Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN/ PHÊ DUYỆT CƠ SỞ - nếu có) (TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ)
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN của …(1)…
(Địa danh), Tháng… năm…
|
Ghi chú:
(1) Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở (theo văn bản về đầu tư của cơ sở).
(2) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.
MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
MỞ ĐẦU
- Cơ sở được thành lập theo quyết định của ai/cấp nào, số và ngày của văn bản hay quyết định thành lập; số và ngày của văn bản đăng ký đầu tư (nếu có); số và ngày của giấy chứng nhận đầu tư (nếu có); các thông tin liên quan khác (sao và đính kèm các văn bản ở phần phụ lục của đề án).
- Trường hợp địa điểm của cơ sở đặt tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải nêu rõ tên của khu/cụm, số và ngày của văn bản chấp thuận của Ban quản lý khu/cụm đó (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).
- Nêu rõ tình trạng hiện tại của cơ sở (thuộc loại nào theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này).
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ
1.1. Tên của cơ sở
Nêu đầy đủ, chính xác tên gọi hiện hành của cơ sở (thống nhất với tên đã ghi ở trang bìa và trang phụ bìa của đề án bảo vệ môi trường này).
1.2. Chủ cơ sở
Nêu đầy đủ họ, tên và chức danh của chủ cơ sở kèm theo chỉ dẫn về địa chỉ liên hệ, phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hòm thư điện tử).
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở
- Mô tả vị trí địa lý của cơ sở: Nêu cụ thể vị trí thuộc địa bàn của đơn vị hành chính từ cấp thôn và/hoặc xã trở lên; trường hợp cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải chỉ rõ tên khu/cụm này trước khi nêu địa danh hành chính; tọa độ các điểm khống chế vị trí của cơ sở kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí các điểm khống chế đó.
- Mô tả các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội có khả năng bị ảnh hưởng bởi cơ sở.
- Chỉ dẫn địa điểm đang và sẽ xả nước thải của cơ sở và chỉ dẫn mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành (trường hợp có nước thải).
- Bản đồ hoặc sơ đồ đính kèm để minh họa vị trí địa lý của cơ sở và các đối tượng xung quanh như đã mô tả.
1.4. Các hạng mục xây dựng của cơ sở
- Nhóm các hạng mục về kết cấu hạ tầng, như: đường giao thông, bến cảng, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa, các kết cấu hạ tầng khác (nếu có);
- Nhóm các hạng mục phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, như: văn phòng làm việc, nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, bãi tập kết nguyên liệu và các hạng mục liên quan khác;
- Nhóm các hạng mục về bảo vệ môi trường, như: quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (nơi lưu giữ, nơi trung chuyển, nơi xử lý, nơi chôn lấp); xử lý nước thải; xử lý khí thải; chống ồn, rung; chống xói lở, xói mòn, sụt, lún, trượt, lở đất; chống úng, ngập nước; các hạng mục về bảo vệ môi trường khác.
1.5. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở
- Quy mô/công suất.
- Thời điểm đã đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động; dự kiến đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động (đối với cơ sở quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
1.6. Công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở
Mô tả tóm tắt công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở kèm theo sơ đồ minh họa, trong đó có chỉ dẫn cụ thể vị trí của các dòng chất thải và/hoặc vị trí có thể gây ra các vấn đề môi trường không do chất thải (nếu có).
1.7. Máy móc, thiết bị
Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị đã lắp đặt và đang vận hành; đang và sẽ lắp đặt (đối với cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này) với chỉ dẫn cụ thể về: Tên gọi, nơi sản xuất, năm sản xuất, tình trạng khi đưa vào sử dụng (mới hay cũ, nếu cũ thì tỷ lệ còn lại là bao nhiêu).
1.8. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
Liệt kê từng loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất cần sử dụng với chỉ dẫn cụ thể về: Tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).
Nêu cụ thể khối lượng điện, nước và các vật liệu khác cần sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).
1.9. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua
- Nêu tóm tắt tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong quá trình hoạt động.
- Lý do đã không lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường trước đây.
- Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác về môi trường (nếu có).
- Những tồn tại, khó khăn (nếu có).
Yêu cầu: Trường hợp đã bị xử phạt, phải sao và đính kèm các văn bản xử phạt vào phần phụ lục của bản đề án.
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. Các nguồn phát sinh chất thải
2.1.1. Nước thải
2.1.2. Chất thải rắn thông thường
2.1.3. Chất thải nguy hại
2.1.4. Khí thải
Yêu cầu đối với các nội dung từ mục 2.1.1 đến mục 2.1.4:
Mô tả rõ từng nguồn phát sinh chất thải kèm theo tính toán cụ thể về: Hàm lượng thải (nồng độ) của từng thông số đặc trưng cho cơ sở và theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng; tổng lượng/lưu lượng thải (kg, tấn, m3) của từng thông số đặc trưng và của toàn bộ nguồn trong một ngày đêm (24 giờ), một tháng, một quý và một năm. Trường hợp cơ sở có từ 02 điểm thải khác nhau trở lên ra môi trường thì phải tính tổng lượng/lưu lượng thải cho từng điểm thải.
2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung
Mô tả rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.
2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế - xã hội
- Mô tả các vấn đề môi trường do cơ sở tạo ra (nếu có), như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường khác;
Các nội dung trong mục 2.1 và 2.2. phải thể hiện rõ theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:
- Giai đoạn vận hành/hoạt động hiện tại.
- Giai đoạn vận hành/hoạt động trong tương lai theo kế hoạch đã đặt ra (nếu có).
- Giai đoạn đóng cửa hoạt động (nếu có).
2.3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở
2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa
2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải
2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung
2.3.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
2.3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
Trong các nội dung trong các mục từ 2.3.1. đến 2.3.6, cần nêu rõ:
- Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu kể cả các hóa chất (nếu có) đã, đang và sẽ sử dụng cho việc vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).
- Quy trình công nghệ, quy trình quản lý vận hành các công trình xử lý chất thải, hiệu quả xử lý và so sánh kết quả với các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành.
- Trường hợp thuê xử lý chất thải, phải nêu rõ tên, địa chỉ của đơn vị nhận xử lý thuê, có hợp đồng về việc thuê xử lý (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).
- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế - xã hội khác và so sánh với các quy định hiện hành.
2.4. Kế hoạch xây dựng, cải tạo, vận hành các công trình và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
Áp dụng đối với cơ sở chưa hoàn thiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường
CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
3.1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải
- Biện pháp giải quyết tương ứng và có thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giải quyết. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của cơ sở phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
- Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp giải quyết thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có các kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
3.2. Giảm thiểu các tác động xấu khác
Mỗi loại tác động xấu phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giảm thiểu tác động xấu đó. Trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của cơ sở thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
3.3. Kế hoạch giám sát môi trường
- Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng khí thải, nước thải và những thông số ô nhiễm đặc trưng có trong khí thải, nước thải đặc trưng cho cơ sở, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành, với tần suất tối thiểu một (01) lần/06 tháng. Không yêu cầu chủ cơ sở giám sát nước thải đối với cơ sở có đấu nối nước thải để xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
- Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
Yêu cầu:
- Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó.
- Đối với đối tượng lập lại đề án bảo vệ môi trường, trong nội dung của phần III Phụ lục này, cần nêu rõ các thay đổi về biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
- Ngoài việc mô tả biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường như hướng dẫn tại mục 3.1 và 3.2 Phụ lục này, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường mang tính công trình phải được liệt kê dưới dạng bảng, trong đó nêu rõ chủng loại, đặc tính kỹ thuật, số lượng cần thiết và kèm theo tiến độ xây lắp cụ thể cho từng công trình.
- Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở hiện hữu và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
Phải kết luận rõ:
- Đã nhận dạng, mô tả được các nguồn thải và tính toán được các loại chất thải, nhận dạng và mô tả được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội;
- Tính hiệu quả và khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; giải quyết được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội phát sinh từ hoạt động của cơ sở.
2. Kiến nghị
Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan ở trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.
3. Cam kết
- Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
- Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt đề án;
- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình hoạt động của cơ sở.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các văn bản liên quan
Phụ lục 1.1. Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến sự hình thành cơ sở
Phụ lục 1.2. Bản sao các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường (nếu có)
Phụ lục 1.3. Bản sao các phiếu kết quả phân tích về môi trường, hợp đồng xử lý về môi trường (nếu có)
Phụ lục 1.4. Bản sao các văn bản khác có liên quan (nếu có)
Phụ lục 2: Các hình, ảnh minh họa (trừ các hình, ảnh đã thể hiện trong bản đề án)
Từng văn bản, hình, ảnh trong phụ lục phải được xếp theo thứ tự rõ ràng với mã số cụ thể và đều phải được dẫn chiếu ở phần nội dung tương ứng của bản đề án.
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ cơ sở ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thẩm quyền của chủ cơ sở ở trang cuối cùng.
MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN
GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
UBND...(1)…. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:...../….. |
(Địa danh), ngày… tháng … năm ….. |
GIẤY
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
của … (2) …
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số… /2015/TT-BTNMT ngày…tháng…năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
Căn cứ …(3)… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …;
Xét nội dung đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)… kèm theo Văn bản số… ngày… tháng… năm… của …(4)…,
… (1) …
XÁC NHẬN:
Điều 1. Bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản (sau đây gọi là Đề án) của …(2)… (sau đây gọi là Cơ sở) do …(4)… lập (sau đây gọi là Chủ cơ sở) đã được đăng ký tại …(1)...
Điều 2. Chủ cơ sở có trách nhiệm:
2.1. Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường đề ra trong đề án; đảm bảo các chất thải và các vấn đề môi trường khác được quản lý, xử lý đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.2. … (nếu có yêu cầu khác)
Điều 3. Giấy xác nhận này có giá trị kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
…(5)… (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên gọi của cơ quan xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
(2) Tên đầy đủ của cơ sở.
(3) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của …(1)…
(4) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.
(5) Đại diện có thẩm quyền của (1).
(6) Nơi nhận khác (nếu có).