ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
3135/2008/QĐ-UBND
|
Cao
Bằng, ngày 31 tháng 12 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG CẢI THIỆN
NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng 02 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ
về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở;
Căn cứ Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng
Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động Cách mạng từ trước Cách mạng tháng 8
năm 1945 cải thiện nhà ở;
Căn cứ Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày
27 tháng 02 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với
cách mạng cải thiện nhà ở và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng
02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định hỗ trợ người
có công với cách mạng cải thiện nhà ở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ
ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 1253/UB-QĐ ngày 26 tháng 11 năm 1996
của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc quy định tạm thời hỗ trợ người có
công với cách mạng cải thiện nhà ở.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Lao động
-Thương binh và Xã hội; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Sở Xây dựng; Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lô Ích Giang
|
QUY ĐỊNH
HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG CẢI THIỆN NHÀ Ở TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 3135/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12
năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Điều 1. Những
quy định chung
1. Người có công với cách mạng
quy định tại Điều 1 của Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2007
của Thủ tướng Chính phủ nếu khó khăn về nhà ở thì được xét hỗ trợ cải thiện nhà
ở.
2. Chế độ ưu đãi đối với người
có công với cách mạng trong việc xét để hỗ trợ cải thiện nhà ở phải phù hợp với
tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với công lao và hoàn cảnh cụ thể của
người được hưởng chế độ.
3. Người có công đang cư trú có
hộ khẩu ở địa phương nào thì được xét và hưởng chế độ ở địa phương đó và chỉ được
hưởng một lần ở một nơi, theo một phương thức và địa phương đó phải có trách
nhiệm chăm lo, hỗ trợ đúng chế độ, chính sách đã ban hành.
4. Hỗ trợ người có công với cách
mạng cải thiện nhà ở là trách nhiệm chung của toàn xã hội, vì vậy ngoài ngân
sách Nhà nước, kinh phí hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở còn
được huy động từ nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các nguồn khác.
Điều 2.
Nguyên tắc hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ người có công với
cách mạng cải thiện nhà ở phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh.
2. Căn cứ vào công lao và hoàn cảnh
cụ thể của từng người để xét hỗ trợ.
3. Không hỗ trợ đồng loạt hoặc
bình quân cho tất cả các đối tượng. Đối với đối tượng là con liệt sỹ chỉ xét hỗ
trợ cho một người đang thờ phụng liệt sỹ và giữ Bằng “Tổ quốc ghi công”.
4. Những người có công với cách
mạng đã được xét tặng nhà tình nghĩa, được hỗ trợ tiền sử dụng đất, đã được
cung cấp vật liệu để làm nhà và được hỗ trợ theo Quyết định số 1253/QĐ-UB ngày
26 tháng 11 năm 1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng thì không được hỗ trợ
theo Quyết định này.
5. Do quỹ đất của Cao Bằng không
có, vì vậy không hỗ trợ người có công với cách mạng bằng hình thức giao đất làm
nhà ở.
Điều 3. Đối
tượng được hỗ trợ
1. Người có công với cách mạng
khó khăn về nhà ở được xét hỗ trợ cải thiện nhà ở bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước
ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng trước
ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;
c) Thân nhân liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân, Anh hùng Lao động;
e) Thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh;
g) Bệnh binh;
h) Người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hoá học;
i) Người hoạt động cách mạng, hoạt
động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
k) Người hoạt động kháng chiến
giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
l) Người có công giúp đỡ cách mạng.
Điều 4. Điều
kiện và mức hỗ trợ
1. Người có công với cách mạng
có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không thể tạo lập được nhà ở mà chưa được thuê
nhà của Nhà nước hoặc bị mất nhà do thiên tai, hoả hoạn thì tuỳ theo điều kiện
của địa phương, hoàn cảnh và công lao của từng người được xét tặng nhà tình
nghĩa.
2. Người có công với cách mạng
đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà ở quá dột nát, chật chội không đảm
bảo điều kiện sống trung bình so với cộng đồng nơi cư trú, không có khả năng khắc
phục sửa chữa nhà ở thì được xét hỗ trợ kinh phí để sửa chữa, cải tạo nhà ở cụ
thể theo các mức sau:
a) Người hoạt động trước ngày 31
tháng 12 năm 1945 (lão thành cách mạng) được hỗ trợ theo Quyết định số
20/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ; mức hỗ trợ tối
đa không quá 50 triệu đồng;
b) Người hoạt động cách mạng trước
ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 (Tiền
khởi nghĩa) được hỗ trợ theo khoản 2 Điều 2 Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày
25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ; mức hỗ trợ tối đa không quá 25 triệu
đồng;
c) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; người hoạt động kháng chiến
bị nhiễm chất độc hoá học, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh,
thương binh loại B, bệnh binh, suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật
từ 81% trở lên. Mức hỗ trợ tối đa không quá 20 triệu đồng.
d) Người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hoá học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống; thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh,
suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 61% đến 80%; mức hỗ trợ tối
đa không quá 15 triệu đồng.
đ) Thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, suy giảm khả năng
lao động do thương tật, bệnh tật từ 41% đến 60%; mức hỗ trợ tối đa không quá 12
triệu đồng.
e) Thân nhân liệt sỹ quy định tại
khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (cha, mẹ đẻ, vợ,
con, người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ); thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh, thương binh loại B, suy giảm khả năng lao động từ
21% đến 40%; người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng; mức
hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng.
g) Người hoạt động cách mạng, hoạt
động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được tặng Huân chương kháng chiến
hạng nhất hoặc Huân chương chiến thắng hạng nhất; mức hỗ trợ tối đa không quá
10 triệu đồng.
Đối với một gia đình có nhiều đối
tượng thuộc diện xét hỗ trợ thì mức hỗ trợ tối đa không quá 20 triệu đồng.
3. Người có công với cách mạng nếu
mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước (trường hợp Nhà nước có nhà bán).
a) Được hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng
đất đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ ở;
b) Trường hợp mua nhà ở thuộc sở
hữu Nhà nước là nhà ở 1 tầng hoặc nhà ở nhiều tầng có 1 hộ ở thì được hỗ trợ một
phần hoặc toàn bộ tiền sử dụng đất theo các mức cụ thể như sau:
- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, có tỷ lệ suy giảm khả
năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên; thân nhân của liệt sỹ
đang hưởng tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng được hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng đất.
- Người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hoá học; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh,
thương binh loại B, bệnh binh, có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật,
bệnh tật từ 61% đến 80% được hỗ trợ 90% tiền sử dụng đất.
- Thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, có tỷ lệ suy giảm khả năng
lao động do thương tật, bệnh tật từ 41% đến 60% được hỗ trợ 80% tiền sử dụng đất.
- Thân nhân liệt sỹ quy định tại
khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (cha, mẹ đẻ, vợ,
con, người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ); thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, có tỷ lệ suy giảm khả
năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 21% đến 40%; người có công giúp đỡ
cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng
Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; người có công
giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc
Bằng “Có công với nước” được hỗ trợ 70% tiền sử dụng đất.
- Người hoạt động cách mạng, hoạt
động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được tặng Huân chương kháng chiến
hạng 1 hoặc Huân chương chiến thắng hạng 1 được hỗ trợ 65% tiền sử dụng đất.
Mức hỗ trợ tiền sử dụng đất được
xác định theo bảng khung giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Điều 5. Thủ
tục xét hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở
1. Người có công với cách mạng
khó khăn về nhà ở phải tự làm đơn xin hoặc nhờ làm đơn xin và có xác nhận của
xã, phường, thị trấn nơi đang cư trú.
2. Thành lập Hội đồng thẩm định
các cấp.
a) Hội đồng thẩm định tỉnh do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập gồm các thành viên sau:
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
- Chủ tịch Hội đồng.
- Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Các ủy viên Hội đồng thẩm định,
gồm: đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Cựu
chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Xây dựng,
Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội là cơ quan thường trực, giúp việc cho Hội đồng thẩm định tỉnh, có trách
nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ các huyện, thị xã gửi đến, thẩm định báo cáo Hội đồng
thẩm định cấp tỉnh;
c) Hội đồng thẩm định huyện, thị
xã, phường, xã, thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đó quyết định thành lập;
d) Trách nhiệm của Hội đồng thẩm
định.
- Hội đồng thẩm định xã, phường,
thị trấn: căn cứ vào đơn xin của người có công với cách mạng đang quản lý và đối
chiếu với tiêu chuẩn chế độ chính sách đã ban hành, tiến hành thống kê phân loại,
xem xét thực trạng nhà ở, hoàn cảnh kinh tế của từng người, từng hộ (có biên bản
tình hình thực trạng nhà ở của đối tượng), sau đó tổng hợp báo cáo gửi Ủy ban
nhân dân huyện, thị xã.
- Hội đồng thẩm định huyện, thị
xã: tiếp nhận hồ sơ từ xã, phường, thị trấn gửi đến, tổng hợp hồ sơ điều tra,
xác minh lại nắm chắc các đối tượng thuộc diện ưu đãi và phân loại hồ sơ theo
các đối tượng sau:
+ Đối tượng được tặng “nhà tình
nghĩa”, xác định khả năng vận động đóng góp của nhân dân để xây dựng là chủ yếu,
trường hợp khó khăn do điều kiện kinh tế huyện hạn hẹp, đối tượng được hưởng ưu
đãi nhiều thì đề nghị hỗ trợ của tỉnh.
+ Đối tượng được hỗ trợ sửa chữa
do nguồn kinh phí để cải tạo, sửa chữa nhà ở thuộc kinh phí của ngân sách Nhà
nước.
+ Đối tượng được hỗ trợ sửa chữa
do nguồn kinh phí của Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Sau khi xem xét phân loại đối tượng,
các huyện, thị xã cần xác định các nguồn kinh phí hỗ trợ, khả năng đóng góp của
nhân dân và các tổ chức xã hội trên địa bàn để thực hiện, phần còn thiếu mới đề
nghị tỉnh hỗ trợ (tổng hợp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thẩm định).
- Hội đồng thẩm định tỉnh: xét
duyệt mức hỗ trợ cho từng đối tượng trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã và báo cáo thẩm định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; căn cứ vào
biên bản kết quả xét duyệt hỗ trợ của Hội đồng thẩm định tỉnh, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định hỗ trợ.
Điều 6. Tổ
chức thực hiện
1. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan
hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này; hàng năm, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội có kế hoạch cụ thể việc hỗ trợ cho các đối tượng
có công với cách mạng cải thiện nhà ở trên cơ sở kết quả tổng hợp điều tra từ
các huyện, thị xã và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên phát động phong trào xây dựng “Nhà tình
nghĩa”.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này và theo hướng dẫn của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
3. Trong quá trình thực hiện Quy
định này nếu có vướng mắc; các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện,
thị, phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, tổng hợp
trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết hoặc sửa đổi, bổ sung./.