Quyết định 3130/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Số hiệu 3130/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/08/2018
Ngày có hiệu lực 28/08/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3130/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 28 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28/12/2015 của Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại;

Căn cứ Quyết định số 2757/QĐ-BCT ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;

Căn cứ Quyết định số 880/QĐ-TTg, ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 11/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1339/TTr-SKHĐT-THQH ngày 08/8/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Bao gồm các nội dung chủ yếu sau: (Chi tiết tại nội dung Quy hoạch đính kèm)

1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Quan điểm, mục tiêu phát triển

2.1. Quan điểm phát triển:

- Phát triển công nghiệp theo đúng định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; phù hợp với quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam; gắn với sự phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, bảo đảm khai thác được lợi thế phát triển công nghiệp của tỉnh, xây dựng mối liên kết phát triển bền vững, bảo vệ môi trường với các tỉnh trong vùng.

- Đổi mới cách thức tăng trưởng công nghiệp từ chiều rộng sang chiều sâu, từng bước cơ cấu lại các ngành công nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, ưu tiên khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ.

- Phát triển công nghiệp dựa trên cơ sở phát triển các thành phần kinh tế, chủ yếu là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và FDI. Chú trọng kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực, ngành công nghiệp mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

- Coi trọng hàng đầu việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo môi trường thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân đầu tư vào sản xuất công nghiệp và tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp FDI.

- Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, và củng cố tiềm lực quốc phòng an ninh. Không chấp thuận đầu tư những dự án gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu và giá trị gia tăng thấp. Hạn chế chấp thuận các dự án đầu tư ngoài khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch.

2.2. Mục tiêu phát triển

- Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng công nghiệp về giá trị gia tăng đạt 10,9%/năm và tăng trưởng giá trị sản xuất đạt khoảng 13,1%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh năm 2010 toàn tỉnh, năm 2020, đạt khoảng 225 nghìn tỷ đồng và đóng góp khoảng 50,5% trong cơ cấu GRDP tỉnh; giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng công nghiệp về giá trị gia tăng đạt 15,2%/năm và về giá trị sản xuất đạt trên 15%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá quy đổi năm 2010 toàn tỉnh, năm 2025, đạt khoảng 452 nghìn tỷ đồng và đóng góp 59,2% trong cơ cấu GRDP tỉnh.

- Giai đoạn đến năm 2025: Tích cực tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng tập trung phát triển, nâng cao năng lực và tỷ trọng của các ngành công nghiệp có lợi thế, có giá trị nội địa hóa cao như: điện tử, viễn thông, thép chất lượng cao, thép chuyên dụng, ô tô, vật liệu xây dựng mới, công nghiệp chế biến thực phẩm. Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí chế tạo, điện, điện tử; liên kết chuỗi. Tiếp tục duy trì, bảo tồn và phát triển bền vững các nghề truyền thống, SX tiểu thủ công nghiệp của địa phương và tăng giá trị xuất khẩu.

- Giai đoạn sau 2025: Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chú trọng khâu thiết kế, tạo mẫu sản phẩm; khẳng định vị thế các ngành công nghiệp hỗ trợ Hải Dương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước...; Phát triển ngành công nghiệp môi trường, ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng.

3. Định hướng phát triển

[...]