Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 3124/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án "Phát triển xuất khẩu hàng hóa tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"

Số hiệu 3124/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/11/2017
Ngày có hiệu lực 14/11/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Quân Chính
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3124/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 14 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2417/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 2661/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 19/8/2016 của HĐND tỉnh Quảng Trị về phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 4565/TTr-SCT ngày 12/10/2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án phát triển xuất khẩu hàng hóa tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Công Thương (B/c)
- TT/HĐND tỉnh (B/c);
- Chtịch, các PCT tnh;
- Lưu: VT, TM

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Quân Chính

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 3124/QĐ-UBND, ngày 14/1/2017 của UBND tỉnh)

I. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2016

1. Thực trng tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu

a) Về kim ngạch xuất nhập khẩu:

Cán cân xuất nhập khẩu của tỉnh trong giai đoạn 2006-2015 chủ yếu ở trong tình trạng nhập siêu. Năm 2005, tình trạng nhập siêu đạt mức -20,6 triệu USD (bng một nửa so với mức -40,6 triệu USD kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cả nước qua địa bàn tỉnh Quảng Trị). Trong giai đoạn 2010-2011, tình trạng nhập siêu có giảm so với giai đoạn trước, đặc biệt nhập siêu xung mức -1,1 triệu USD năm 2011, tuy nhiên tình trạng nhập siêu tăng trở lại trong giai đoạn 2012-2014 với mức bình quân -24,5 triệu USD/năm. Tính đến hết 2015, tình trạng nhập siêu giảm trở lại, đạt mức -6,8 triệu USD. Năm 2016, do tỷ lệ nhập khẩu giảm 66,65% so với cùng kỳ lên cán cân xuất nhập khẩu xoay chiều về tình trạng xuất siêu đạt mức kỷ lục từ trước đến nay.

Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đầu người của tỉnh cho thấy mức độ nhập siêu giảm mạnh trong giai đoạn 2005-2011, từ -33 USD/người giảm xuống -2 USD/ người (giảm 16 lần). Trong suốt giai đoạn 2011-2015, kim ngạch xuất nhập khẩu đu người của tỉnh luôn ở mức cao, đặc biệt là trong năm 2012 và 2014, cùng với tình trạng nhập siêu của cả nước, kim ngạch xuất nhập khẩu luôn ở mức cao, chạm ngưỡng -44 USD/ người. Tính đến hết năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đầu người của tỉnh là -11 USD/ người (tỷ lệ này của cả nước là -39 USD/ người). Năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đạt mức dương khoảng 173 USD/người (tỷ lệ này của cả nước khoảng 27,6 USD/người).

Dễ nhận thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu các doanh nghiệp trên địa bàn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thông quan qua cửa khẩu tỉnh Quảng Trị. Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2015, bình quân hàng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chỉ chiếm khoảng 6% so với kim ngạch xuất nhập khẩu các doanh nghiệp trên cả nước thông quan qua cửa khẩu tỉnh Quảng Trị. Điều này cho thấy, nhập siêu trên địa bàn tỉnh chủ yếu đến từ ảnh hưởng nhập siêu của các doanh nghiệp trên cả nước thông quan qua Quảng Trị.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng. Trước hết là do khả năng cạnh tranh của hàng hóa việt Nam trên thị trường cả trong nước và quốc tế còn kém, chi phí cho sản xuất, chỉ số tiêu hao nguyên, nhiên liệu, vật tư ở Việt Nam cao hơn so với các nước khác đã làm tăng nhu cu nhập khẩu một cách kém hiệu quả, từ đó dẫn đến giá trị xuất khẩu của chúng ta không theo kịp với giá trị nhập khẩu. Thứ hai, do hàng hóa xuất khẩu từ nội địa giảm do tác động của Thông tư 109/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 72/2013/QĐ-TTg quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với Khu kinh tế cửa khẩu (có hiệu lực từ 1/10/2014). Cụ thể, 17 nhóm mặt hàng tiêu dùng thuộc Danh mục hàng hóa không thực hiện thủ tục hải quan khi xuất khẩu vào khu phi thuế quan (KTM Lao Bảo) sẽ không được áp dụng thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) mức 0%.

Nhập siêu tăng cao còn xuất phát từ những nguyên nhân khác như tâm lý chuộng hàng ngoại rất phổ biến trong dân cư có tác động tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng. Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành ban hành chính sách, thực thi và kiểm tra giám sát hoạt động nhập khẩu còn chưa chặt chẽ, đồng bộ. Sự tham gia của nhiều bộ, ngành tham gia công tác ban hành chính sách, điều hành và quản lý nhà nước về nhập khẩu, làm chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, khó tạo ra sự nhất quán và hợp lý. Việc sử dụng công cụ thuế quan để hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng như ô tô, linh kiện lắp ráp... chưa có sự chủ động, thời điểm đôi lúc không thích hợp cũng gây nên hiện tượng đầu cơ làm nhập khẩu tăng cao...

Quảng Trị với vị trí là điểm đầu của Hành lang kinh tế Đông - Tây về phía Việt Nam có 2 Cửa khẩu Quốc tế là Lao Bảo và La Lay, đặc biệt cặp cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo- ĐenSavan được chọn triển khai thí điểm “Một cửa, một lần dừng” thì hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh không chỉ phản ánh tình hình xuất khẩu và nhập khẩu của địa phương mà còn của các khu vực lân cận. Trong giai đoạn tới, để hạn chế tình trạng nhập siêu của tỉnh, cn có những giải pháp mang tính hệ thống, như cải thiện hành lang pháp lý, cơ chế hỗ trợ hàng nội địa, tăng sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa Việt Nam, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa hàng xuất khẩu nhằm tăng giá trị xuất khẩu, xúc tiến thương mại cấp nhà nước, chú trọng các hoạt động ngoại giao kinh tế để đạt được những thỏa thuận song phương về cán cân thương mại. Để thực hiện được những giải pháp nói trên cần có sự đánh giá phân tích cơ cấu nội tại xuất khẩu đang diễn ra trên địa bàn tỉnh, dựa trên thực tế để có những chính sách, định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn tới.

[...]