Quyết định 312/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 312/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/01/2022
Ngày có hiệu lực 18/01/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Đức Giang
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 312/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 1 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ, KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN QUAN SƠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

Căn cứ các quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030; 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025; 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững;

Căn cứ các quyết định của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh số: 622- QĐ/TU ngày 23/7/2021 về ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; 623-QĐ/TU ngày 23/7/2021 về ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025; 624- QĐ/TU ngày 23/7/2021 về ban hành Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh số: 1985/QĐ-UBND ngày 9/6/2017 về việc phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030; 1575/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Quan Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030; 1031/QĐ-UBND ngày 25/3/2020 về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ lập đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái huyện Quan Sơn, đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn tại Tờ trình số 158/TTr-UBND ngày 14/12/2021 (kèm theo báo cáo thẩm định số 15/BC- SNN&PTNT ngày 10/01/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái huyện Quan Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM

Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái huyện Quan Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phải gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; các chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển du lịch để phát huy tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ và du lịch trên địa bàn huyện Quan Sơn.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái phải được triển khai cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng tăng cường áp dụng rộng rãi các biện pháp hữu cơ (phân bón hữu cơ, thuốc sinh học, ...) trong sản xuất nông nghiệp; từng bước tăng dần tỷ lệ sản phẩm hữu cơ được chứng nhận theo tiêu chuẩn Quốc gia; đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, đồng thời góp phần phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Quan Sơn.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái ở các quy mô, cấp độ từ hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhằm tạo ra thực phẩm hữu cơ, môi trường an toàn cho người dân, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái, hiệu quả sử dụng đất; đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Quan Sơn.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Trồng trọt: Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1,5% diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực: lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, cây dược liệu và một số sản phẩm đặc sản và có lợi thế của huyện. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên đối tượng cây cụ thể như sau: Vùng sản xuất lúa nước 10 ha; lúa nếp Cay Nọi 15 ha; rau màu 5 ha; cây ăn quả 10 ha; cây dược liệu 25 ha, chè hữu cơ 5 ha.

- Chăn nuôi: Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt 1,5-1,7%/tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong huyện, với các sản phẩm bao gồm: Lợn đen, lợn Mông, vịt bầu Quan Sơn, gà đồi.

- Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt 1,5%/tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó tập trung sản phẩm từ: Cá tầm, cá hồi, cá dốc và các loài thủy sản bản địa.

- Dược liệu và lâm sản ngoài gỗ (măng tre, nứa, vầu): Tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 95%; đối với hình thức thâm canh tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt 80 - 85%; trên cơ sở phát huy các diện tích rừng được cấp chứng nhận FSC.

- Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ tăng gấp 1,5 - 1,6 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

- Tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 1.200 lao động, trong đó 500 lao động trực tiếp và 700 lao động gián tiếp.

- Đón được khoảng 8.000 lượt khách du lịch tại Quan Sơn trong đó có 2.000 lượt khách quốc tế và 6.000 lượt khách nội địa.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ