Quyết định 3115/QĐ-UBND năm 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, bộ máy của Viện Kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
Số hiệu | 3115/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 22/10/2015 |
Ngày có hiệu lực | 22/10/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Cần Thơ |
Người ký | Lê Hùng Dũng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3115/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 22 tháng 10 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
Căn cứ Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức thành phố Cần Thơ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Viện Kinh tế - Xã hội thành phố là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu được ngân sách đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Viện có chức năng nghiên cứu, tham mưu và tư vấn cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố các vấn đề chiến lược và chính sách phát triển, quản lý nhà nước, kinh tế - xã hội, hội nhập, đô thị và các lĩnh vực có liên quan.
1. Tổ chức nghiên cứu khoa học:
a) Giúp Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố trong việc định hướng chiến lược, chính sách, chủ trương phát triển dài hạn, trung hạn và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và môi trường đô thị hàng năm; phân tích, đánh giá tình hình, phát hiện và đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của thành phố về lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường đô thị; thực hiện tư vấn, hỗ trợ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược, quy hoạch, định hướng phát triển, đầu tư;
b) Nghiên cứu, điều tra cơ bản, liên ngành về khoa học xã hội, phân tích và dự báo kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu phát triển của thành phố;
c) Tư vấn và phản biện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng theo yêu cầu của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Tổ chức hợp tác:
a) Cung cấp dịch vụ tư vấn trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và quản lý đô thị cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong, ngoài thành phố;
b) Xây dựng và phát triển lực lượng cộng tác viên là nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ, công chức đang công tác hoặc cán bộ lãnh đạo, quản lý đã nghỉ hưu theo từng lĩnh vực để huy động hợp tác, hỗ trợ Viện trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
3. Tham gia liên kết đào tạo, bồi dưỡng trong chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy chế đào tạo quy định hiện hành có liên quan. Phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng (kinh tế, xã hội, môi trường đô thị) theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.
4. Quản lý về tài chính, tài sản, tổ chức, bộ máy, biên chế (số lượng người làm việc theo vị trí việc làm), cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố phân công.
6. Viện Kinh tế - Xã hội thành phố được chủ động liên hệ với Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện khi có nhu cầu khảo sát, theo dõi, tổng kết, xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu trên lĩnh vực có liên quan phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện.
Điều 3. Tổ chức bộ máy, biên chế
1. Lãnh đạo: Viện Kinh tế - Xã hội thành phố có Viện trưởng và không quá 02 Phó Viện trưởng.
a) Viện trưởng là người đứng đầu Viện, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị;
b) Phó Viện trưởng là người giúp việc Viện trưởng, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Viện trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ công tác được giao. Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy nhiệm điều hành các mặt hoạt động của đơn vị;
c) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh Viện trưởng, Phó Viện trưởng thuộc thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo phân cấp hiện hành.