Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 310/QĐ-UBND năm 2008 về chính sách hỗ trợ dân sinh và cơ chế khắc phục khẩn cấp các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai gây ra do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 310/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/10/2008
Ngày có hiệu lực 09/10/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Nguyễn Xuân Huế
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 310/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 10 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DÂN SINH VÀ CƠ CHẾ KHẮC PHỤC KHẨN CẤP CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù;
Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
Căn cứ Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc một số chính sách thực hiện chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển;
Căn cứ Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành bản quy định về một số nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại công văn số 1599/STC-NS ngày 30/6/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định một số chính sách hỗ trợ đối với những hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai gây ra; quy định cơ chế khắc phục các công trình hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, trụ sở làm việc và các công trình hạ tầng phúc lợi công cộng bị thiệt hại do thiên tai gây ra cần phải được khắc phục khẩn cấp để sớm ổn định sản xuất, đời sống của nhân dân.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

- Thiên tai: Là một hiện tượng tự nhiên khi xảy ra sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống con người, các loại hình thiên tai bao gồm: bão, lốc xoáy, lũ lụt, sạt lở đất, động đất, ngập úng, hạn hán, nước biển dâng, mưa đá...

- Khắc phục khẩn cấp: Là những hoạt động cần phải thực hiện ngay sau khi sự cố thiên tai xảy ra (sửa chữa hoặc phục hồi) để đảm bảo các hoạt động về kinh tế, xã hội trở lại bình thường và từng bước ổn định đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong vùng xảy ra thiên tai.

Điều 3. Định mức hỗ trợ thiệt hại dân sinh

1. Người chết, mất tích: 3.000.000 đồng/người;

2. Người bị thương nặng được cơ sở y tế nhà nước xác nhận điều trị: 1.000.000 đồng/người;

3. Trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng; trong thời gian từ 1 đến 3 tháng;

4. Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.000.000 đồng/người;

5. Hộ có nhà chính bị: đổ, sập, bị trôi, cháy hoàn toàn phải làm lại trên nền đất cũ: 10.000.000 đồng/hộ đối với đồng bằng và 12 triệu đồng/hộ đối với miền núi. Ngoài ra tùy theo mức độ hư hỏng và giá trị thiệt hại của nhà chính để xác định mức hỗ trợ tương ứng. Giao cho UBND huyện, Thành phố quyết định.

6. Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đến nơi ở tập trung hoặc xen ghép:

a) Được giao đất ở từ 100-200m2 tuỳ theo khả năng của dự án tái định cư mà không thu tiền sử dụng đất.

b) Mức hỗ trợ di chuyển theo khoản 5, Điều 3 Quyết định này.

c) Nhà nước xây dựng khu tái định cư với các hạ tầng thiết yếu: San nền, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt bằng nhiều nguồn vốn lồng ghép.

7. Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói: Mức trợ giúp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế và khả năng huy động nguồn lực của địa phương.

a) Hộ có tàu thuyền bị chìm, mất tích:

- Tàu thuyền có công suất dưới 30CV, mức hỗ trợ tối đa không quá 20 triệu đồng.

- Tàu thuyền có công suất từ 30CV đến 45CV, mức hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng.

- Tàu thuyền có công suất trên 45CV đến 90CV, mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng.

- Tàu thuyền có công suất trên 90CV đến 150CV, mức hỗ trợ tối đa không quá 70 triệu đồng.

- Tàu thuyền có công suất trên 150CV đến dưới 300CV, mức hỗ trợ tối đa không quá 90 triệu đồng.

- Tàu thuyền có công suất trên 300CV, mức hỗ trợ tối đa không quá 110 triệu đồng.

[...]