ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
31/2010/QĐ-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 30 tháng 7 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ DẠY THÊM HỌC THÊM
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ Quy định
trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 7 năm 2008 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Căn cứ Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về dạy thêm học thêm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý dạy
thêm học thêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau mười ngày và đăng Báo Cần
Thơ chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số
53/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
về việc ban hành Quy định về quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn thành phố Cần
Thơ.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở,
Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- TT.TU; TT. HĐND TP;
- CT, PCT UBND thành phố;
- UBMTTQ Việt Nam TP và các đoàn thể;
- Như Điều 3;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT.TP.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Thanh Mẫn
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ DẠY THÊM HỌC THÊM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31 /2010/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2010 của
Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
1. Dạy thêm học thêm được đề cập
trong Quy định này là hoạt động dạy học ngoài giờ học thuộc kế hoạch giáo dục của
chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, với nội
dung dạy học trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông.
2. Văn bản này quy định về dạy
thêm học thêm trong nhà trường và dạy thêm học thêm ngoài nhà trường; điều kiện
bảo đảm chất lượng dạy thêm học thêm; thủ tục, thẩm quyền cấp và thu hồi giấy
phép, mức thu và sử dụng tiền dạy thêm học thêm.
3. Văn bản này áp dụng đối với
các tổ chức, cá nhân thực hiện dạy thêm học thêm trên địa bàn thành phố Cần
Thơ, kể cả dạy thêm theo hình thức gia sư (là tổ chức có người lãnh đạo, quản
lý và có lực lượng giáo viên đến nhà học sinh dạy thêm ở bậc trung học và chăm
sóc trẻ ngoài giờ, rèn luyện kỹ năng ở bậc tiểu học theo hợp đồng của lãnh đạo
tổ chức gia sư và gia đình người học).
Điều 2.
Nguyên tắc thực hiện dạy thêm học thêm:
1. Nội dung và phương pháp dạy
thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho
học sinh; phải phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và đặc điểm tâm sinh
lý của người học; không gây nên tình trạng học quá nhiều và vượt quá sức tiếp
thu của người học.
2. Hoạt động dạy thêm học thêm
có thu tiền chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép, trừ trường hợp miễn cấp giấy phép được xác định theo Quy định này.
3. Không được ép buộc học sinh học
thêm chỉ vì mục đích để thu tiền.
Điều 3. Những
trường hợp không thực hiện dạy thêm:
1. Đối với các lớp dạy học hai
buổi trong một ngày, nhà trường và giáo viên không được tổ chức dạy thêm cho học
sinh ở các lớp này.
Việc ôn thi tốt nghiệp, ôn thi
chuyển cấp, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ bố trí trong
các buổi học tại trường.
2. Không dạy thêm cho học sinh
tiểu học, trừ các trường hợp: nhận quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu
của gia đình; phụ đạo cho những học sinh yếu kém; bồi dưỡng về nghệ thuật, thể
dục thể thao; luyện tập kỹ năng đọc, viết cho học sinh, đã được cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép.
3. Cơ sở giáo dục đại học không
tổ chức dạy thêm theo chương trình giáo dục phổ thông cho người học không phải
là sinh viên, học viên của cơ sở giáo dục đại học đó. Những cá nhân thuộc cơ sở
giáo dục đại học được tổ chức dạy thêm nếu có đủ điều kiện quy định và được cơ
sở giáo dục đại học chấp thuận.
4. Giáo viên bậc trung học cơ sở
hoặc bậc trung học phổ thông không được dạy thêm tại nhà cho học sinh của lớp
mình đang dạy ở trường.
Điều 4. Dạy
thêm học thêm trong nhà trường:
1. Dạy thêm học thêm trong nhà
trường là dạy thêm học thêm do nhà trường phổ thông, cơ sở giáo dục khác tổ chức
dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông.
2. Dạy thêm học thêm trong nhà
trường bao gồm: phụ đạo học sinh có học lực yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi;
dạy thêm cho những học sinh có nguyện vọng củng cố, bổ sung kiến thức; ôn thi
tuyển sinh trung học phổ thông cho học sinh lớp 9; ôn thi tốt nghiệp trung học
phổ thông, ôn thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh lớp 12. Khi mở lớp
dạy thêm, phải có đủ giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo, có đủ cơ sở vật
chất và lớp học bảo đảm yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm
theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y
tế.
Điều 5. Dạy
thêm học thêm ngoài nhà trường:
1. Dạy thêm học thêm ngoài nhà
trường là dạy thêm học thêm do các tổ chức khác, ngoài các tổ chức nói tại Khoản
1 Điều 4 của Quy định này, hoặc cá nhân thực hiện.
2. Dạy thêm học thêm ngoài nhà
trường bao gồm: bồi dưỡng kiến thức, ôn luyện thi. Tổ chức, cá nhân đăng ký mở
lớp dạy thêm phải có đủ giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo, có đủ cơ sở
vật chất và lớp học bảo đảm yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành
kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng
Bộ Y tế.
Điều 6.
Không tổ chức dạy thêm quá 3 tiết/buổi học và không quá 3
buổi/tuần cho một môn học.
Điều 7. Nội
dung dạy thêm:
1. Nội dung dạy thêm nhằm củng cố
những kiến thức cho người học; nhằm phát triển, mở rộng kiến thức và rèn luyện
kỹ năng vận dụng, ứng dụng thông qua việc hướng dẫn làm bài tập, luyện tập, thực
hành và qua đó củng cố kiến thức giáo dục nhân cách cho người học; phù hợp với
nội dung chương trình giáo dục phổ thông và tâm sinh lý của người học. Nội dung
giảng dạy phải được thể hiện rõ ở Kế hoạch giảng dạy (tuần, tháng, khóa) và Sổ
đầu bài.
2. Đối với các lớp củng cố, bổ
sung kiến thức môn học, nghiêm cấm việc giảng dạy trước chương trình môn học đó
so với phân phối chương trình năm học và hướng dẫn trước những bài tập sẽ ra đề
kiểm tra tại trường.
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THỜI
GIAN VÀ ĐIỀU KIỆN MỞ LỚP DẠY THÊM; HỌC PHÍ
Điều 8. Thủ
tục, thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm và thu hồi giấy phép dạy thêm; các trường
hợp được miễn cấp giấy phép dạy thêm:
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép dạy
thêm, các tổ chức dạy thêm theo hình thức gia sư, rèn luyện kỹ năng, nhận quản
lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình (Điều 3, mục 2), bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy
thêm của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, các đối tượng ở Điều 3, mục 2 và dự kiến
mở lớp (theo mẫu);
- Danh sách người quản lý lớp,
cơ sở và giáo viên tham gia dạy thêm (theo mẫu);
- Bản kê khai về cơ sở vật chất
của văn phòng và các lớp học (theo mẫu). Nếu là cơ sở do tổ chức, cá nhân dạy
thêm thuê mướn thì phải có hợp đồng thuê mướn cơ sở ít nhất hết thời hạn đề nghị
cấp giấy phép. Riêng tổ chức gia sư chỉ kê khai cơ sở vật chất văn phòng.
- Giấy xác nhận về điều kiện an
ninh, trật tự, giao thông, môi trường khi mở lớp do Uỷ ban nhân dân xã (phường,
thị trấn) cấp (theo mẫu);
- Bản sao hộ khẩu thường trú hoặc
tạm trú dài hạn của người quản lý ở xã (phường, thị trấn) nơi đặt văn phòng.
- Riêng tổ chức dạy thêm theo
hình thức gia sư, sau khi hoạt động, định kỳ hàng quý, tổ chức gia sư phải báo
cáo cho nơi cấp giấy phép danh sách người dạy, người học với địa chỉ rõ ràng
trên cơ sở hợp đồng giữa tổ chức gia sư ký với gia đình người học.
2. Sau khi nhận được hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa là 10 (mười) ngày, cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép sẽ cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân xin mở lớp.
3. Thời hạn hoạt động của các lớp
(cơ sở) dạy thêm: Cơ quan cấp giấy phép chấp thuận cho lớp (cơ sở) hoạt động dạy
thêm học thêm theo yêu cầu trong đơn đề nghị cấp giấy phép (không có thời hạn cố
định). Trong thời gian được cấp phép, nếu cơ sở mở lớp mới, lớp (cơ sở) phải
đăng ký lại về cơ sở vật chất, giáo viên, học sinh (theo mẫu).
4. Ủy ban nhân dân thành phố ủy
quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép, thu hồi giấy phép dạy thêm đối
với các lớp, cơ sở dạy thêm học thêm theo chương trình trung học phổ thông; ủy
quyền cho Ủy ban nhân dân quận (huyện) cấp giấy phép, thu hồi giấy phép dạy
thêm đối với các lớp, cơ sở dạy thêm học thêm theo chương trình trung học sơ sở
và diện được dạy thêm ở Điều 3 mục 2 trong Quy định này.
5. Các trường hợp được miễn cấp
giấy phép dạy thêm: dạy thêm học thêm trong nhà trường (Điều 4 trong Quy định
này). Giáo viên có đủ chuẩn đào tạo, chỉ dạy thêm dưới năm học sinh nhưng phải
đảm bảo Điều 3 mục 4 trong Quy định này.
Điều 9. Điều
kiện mở lớp dạy thêm:
Việc mở lớp dạy thêm phải đảm bảo
đúng các điều kiện sau:
1. Tiêu chuẩn người lãnh đạo, tổ
chức lớp (cơ sở) dạy thêm và giáo viên:
a) Giáo viên đang giảng dạy tại
các trường, cơ sở giáo dục khác có nhu cầu dạy thêm phải đạt trình độ chuẩn đào
tạo.
b) Giáo viên đã nghỉ hưu, nghỉ
việc có nhu cầu dạy thêm, phải đạt trình độ chuẩn đào tạo và có giấy xác nhận của
Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) đạt gia đình văn hóa và được cơ quan y tế
cấp quận (huyện) trở lên xác nhận sức khỏe đủ điều kiện dạy học.
2. Cơ sở vật chất:
a) Thực hiện theo Quy định về vệ
sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng
4 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về: diện tích, độ thông thoáng, mức độ tiếng ồn,
ánh sáng.
b) Ngoài ra, còn đảm bảo các yêu
cầu:
Có nơi để xe cho người học,
không gây ách tắc giao thông, không gây phiền hà cho người dân trong khu vực, đảm
bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự.
Có phương tiện phòng cháy, chữa
cháy (nước, cát và ít nhất 1 bình chữa cháy).
Cầu thang, lối đi thoát hiểm đầy
đủ.
Nhà vệ sinh bảo đảm đủ cho giáo
viên và học sinh sử dụng.
Số lượng ở mỗi lớp học thêm
không được quá 45 học sinh.
Điều 10. Học
phí:
1. Nghiêm cấm việc thu học phí đối
với các lớp phụ đạo học sinh có học lực yếu, kém và các lớp bồi dưỡng học sinh
giỏi do nhà trường tổ chức và phân công giáo viên giảng dạy.
2. Đối với các lớp ôn tập để xét
tốt nghiệp trung học cơ sở dành cho học sinh lớp 9, các lớp ôn thi tốt nghiệp
trung học phổ thông cho học sinh lớp 12 do nhà trường tổ chức, thì thực hiện
thu trong phần học phí ngay từ đầu năm học theo Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân thành phố cho phép.
3. Đối với các lớp dạy thêm nhằm
củng cố, bổ sung kiến thức ở bậc trung học; ôn luyện thi tuyển sinh trung học
phổ thông; ôn luyện thi tốt nghiệp trung học phổ thông; ôn luyện thi tuyển sinh
vào các trường đại học, cao đẳng; học phí không được vượt quá mức thu dưới đây:
a) Đối với chương trình trung học
cơ sở: phần học phí để trả cho giáo viên giảng dạy được thu trên tổng số học
sinh của lớp dạy thêm tối đa là 40.000 đồng/1 tiết (45 phút);
b) Đối với chương trình trung học
phổ thông: phần học phí để trả cho giáo viên giảng dạy được thu trên tổng số học
sinh của lớp dạy thêm tối đa là 50.000 đồng/1 tiết (45 phút).
4. Đối với giáo viên tiểu học nhận
bồi dưỡng, luyện tập, quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình.
Phần học phí để trả cho giáo viên giảng dạy được thu trên tổng số học sinh của
lớp là 30.000 đồng/1 tiết (35 phút). Chi phí ăn nghỉ của học sinh (nếu có) được
thu theo sự thỏa thuận giữa giáo viên và gia đình
Điều 11. Quản
lý thu chi học phí:
a) Việc quản lý thu chi học phí
của các lớp dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường đều phải có đầy đủ hồ
sơ sổ sách theo dõi cụ thể, rõ ràng.
b) Học phí sử dụng chi vào các mục
sau: Thù lao cho người dạy; Khấu hao tài sản cố định, mua sắm thiết bị dạy học,
thuế, chi phí quản lý, cấp phép, theo quy định hiện hành.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ TỔ
CHỨC THỰC HIỆN DẠY THÊM, HỌC THÊM
Điều 12.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp:
1. Ủy ban nhân dân quận (huyện)
chịu trách nhiệm:
a) Quản lý dạy thêm học thêm
trên địa bàn theo đúng Quy định này.
b) Cấp giấy phép (thu hồi giấy
phép) cho các đối tượng dạy thêm học thêm thuộc chương trình của bậc học do
Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý.
c) Tuyên truyền, hướng dẫn, tổ
chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn và xử lý vi
phạm theo thẩm quyền.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn chịu trách nhiệm:
a) Xác nhận về điều kiện an
ninh, trật tự, giao thông, môi trường của nơi mở lớp (cơ sở) dạy thêm theo yêu
cầu của tổ chức, cá nhân mở lớp ở địa phương (thủ tục đề nghị mở lớp).
b) Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm
tra hoạt động dạy thêm học thêm địa bàn theo đúng Quy định này và báo cho Ủy
ban nhân dân quận (huyện), Sở Giáo dục và Đào tạo các lớp dạy thêm không có giấy
phép hoặc vi phạm quy định dạy thêm học thêm để phối hợp xử lý theo thẩm quyền.
c) Phối hợp chặt chẽ với đoàn
thanh tra, kiểm tra của thành phố, của quận (huyện), để kiểm tra và xử lý vi phạm
về hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn theo thẩm quyền.
Điều 13.
Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo:
1. Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ
chức thực hiện các quy định về dạy thêm học thêm. Thông báo cho Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn, các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép. Tổ chức thanh
tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm.
2. Cấp giấy phép và thu hồi giấy
phép trong hoạt động dạy thêm, học thêm trên toàn địa bàn thành phố Cần Thơ
theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và chịu trách nhiệm trước Ủy ban
nhân dân thành phố thay việc thực hiện ủy quyền đó.
3. Quy định về hồ sơ quản lý
chuyên môn ở các lớp (cơ sở) dạy thêm.
4. Thông báo công khai nơi tiếp
dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận ý kiến phản ánh về
dạy thêm học thêm.
Điều 14.
Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo:
1. Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ
chức thực hiện các quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn. Thanh tra, kiểm
tra hoạt động dạy thêm học thêm và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền trên địa bàn.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân
quận, huyện trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép trong hoạt động dạy
thêm học thêm trên địa bàn quản lý; đồng thời, thông báo cho Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn, các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.
3. Thông báo công khai nơi tiếp
dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận ý kiến phản ánh về
dạy thêm học thêm.
Điều 15.
Trách nhiệm của nhà trường, cơ sở giáo dục khác:
Hiệu trưởng các trường, trưởng
các cơ sở giáo dục khác chịu trách nhiệm:
1. Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ
chức thực hiện Quy định này. Tập hợp yêu cầu học thêm của học sinh ở các lớp để
lập phương án tổ chức lớp; làm thủ tục xin cấp giấy phép.
2. Phối hợp với cơ quan cấp giấy
phép, kiểm tra điều kiện mở lớp dạy thêm (Điều 9 trong Quy định này) do các
giáo viên của trường mình thực hiện ở ngoài nhà trường.
3. Quản lý chặt chẽ các lớp dạy
thêm của giáo viên trường mình, kiểm tra thường xuyên và kịp thời xử lý theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm các quy định về dạy
thêm học thêm; định kỳ tổng kết và báo cáo tình hình dạy thêm về cơ quan quản
lý trực tiếp. Chịu trách nhiệm nếu có vi phạm về dạy thêm học thêm xảy ra trong
đơn vị mình.
Điều 16.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện dạy thêm trong và ngoài nhà trường:
1. Thực hiện nghiêm Quy định này
và các quy định khác có liên quan về hoạt động dạy thêm học thêm.
2. Trước khi dạy thêm, phải thực
hiện đầy đủ thủ tục đăng ký xin cấp giấy phép dạy thêm, kể cả các tổ chức dạy
thêm theo hình thức gia sư.
3. Quản lý người học và tôn trọng
quyền lợi của người học. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm, phải báo cáo cơ
quan cấp giấy phép và thông báo công khai cho người học biết trước ít nhất là
30 ngày tính đến ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm, hoàn trả các khoản tiền
đã thu của người học tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện.
4. Các tổ chức, cá nhân dạy thêm
trong và ngoài nhà trường có thu học phí đều phải thực hiện chính sách miễn, giảm
phù hợp cho các đối tượng gia đình chính sách, học sinh nghèo, …
Chương IV
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ
LÝ SAI PHẠM
Điều 17.
Thanh tra, kiểm tra:
Hoạt động dạy thêm học thêm
trong nhà trường và dạy thêm học thêm ngoài nhà trường chịu sự thanh tra, kiểm
tra của cơ quan quản lý giáo dục và của chính quyền các cấp.
Điều 18.
Khen thưởng:
Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt
Quy định này và được các cơ quan quản lý giáo dục đánh giá có nhiều đóng góp
nâng cao chất lượng giáo dục thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Xử
lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy
định này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại
Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
2. Cán bộ, công chức, viên chức
do Nhà nước quản lý vi phạm Quy định này, ngoài xử phạt hành chính nêu trên,
tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số
35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức.
3. Các vi phạm khác như: Dạy
không theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo; số học sinh, giáo viên, cơ
sở vật chất không đảm bảo so với quy định; quảng cáo hoặc ghi bảng hiệu không
đúng nội dung cho phép; không có hồ sơ quản lý dạy học. Tùy mức độ vi phạm, cơ
quan cấp giấy phép sẽ thu hồi giấy phép ít nhất là sáu tháng.
4. Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá
nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm Quy định này, có hành vi lừa đảo hoặc tổ
chức dạy thêm học thêm trái Quy định này dẫn tới vi phạm các quy định về trật tự
an toàn xã hội thì phải được xử lý thích đáng, bị áp dụng các hình thức xử phạt
vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20.
1. Thủ
trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm
túc bản Quy định này.
2. Giao Giám đốc Sở Giáo dục và
Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định nêu trên.
Điều 21.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn,
vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, đề xuất
trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.