Quyết định 31/2009/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố thuộc tỉnh Hà Tĩnh
Số hiệu | 31/2009/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 29/10/2009 |
Ngày có hiệu lực | 08/11/2009 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký | Lê Văn Chất |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2009/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 29 tháng 10 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 6/12/2002 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTTƯBTƯMTTQVN-BNV ngày 12/5/2005 của Liên tịch Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Văn bản số 364/SNV-XDCQ ngày 01/9/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1106/QĐ-UB-BTC ngày 03/6/2003 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
31/2009/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Dưới xã là thôn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.
Điều 2. Quản lý đối với thôn, tổ dân phố
Thôn, tổ dân phố chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Điều 3. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
1. Mỗi thôn có 01 Trưởng thôn, mỗi tổ dân phố có 01 Tổ trưởng tổ dân phố.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người đại diện cho nhân dân và đại diện cho chính quyền cấp xã để thực hiện một số nhiệm vụ hành chính tại thôn và tổ dân phố. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chịu sự lãnh đạo của Chi bộ thôn, Chi bộ tổ dân phố; chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã; phối hợp chặt chẽ với Ban công tác Mặt trận, các đoàn thể và các hội ở thôn, tổ dân phố trong quá trình triển khai công tác.
Điều 4. Phó trưởng thôn, Phó tổ trưởng tổ dân phố
Mỗi thôn có 01 Phó trưởng thôn và mỗi tổ dân phố có một 01 Phó tổ trưởng tổ dân phố giúp việc cho Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp thôn loại I và tổ dân phố loại I có thể bố trí thêm 01 Phó trưởng thôn và 01 Phó tổ trưởng tổ dân phố. Phó trưởng thôn, Phó tổ trưởng tổ dân phố do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đề nghị (sau khi có sự thống nhất với cấp Ủy Đảng, Ban công tác Mặt trận), Chủ tịch UBND cấp xã xem xét ra quyết định công nhận.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2009/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 29 tháng 10 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 6/12/2002 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTTƯBTƯMTTQVN-BNV ngày 12/5/2005 của Liên tịch Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Văn bản số 364/SNV-XDCQ ngày 01/9/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1106/QĐ-UB-BTC ngày 03/6/2003 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
31/2009/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Dưới xã là thôn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.
Điều 2. Quản lý đối với thôn, tổ dân phố
Thôn, tổ dân phố chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Điều 3. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
1. Mỗi thôn có 01 Trưởng thôn, mỗi tổ dân phố có 01 Tổ trưởng tổ dân phố.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người đại diện cho nhân dân và đại diện cho chính quyền cấp xã để thực hiện một số nhiệm vụ hành chính tại thôn và tổ dân phố. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chịu sự lãnh đạo của Chi bộ thôn, Chi bộ tổ dân phố; chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã; phối hợp chặt chẽ với Ban công tác Mặt trận, các đoàn thể và các hội ở thôn, tổ dân phố trong quá trình triển khai công tác.
Điều 4. Phó trưởng thôn, Phó tổ trưởng tổ dân phố
Mỗi thôn có 01 Phó trưởng thôn và mỗi tổ dân phố có một 01 Phó tổ trưởng tổ dân phố giúp việc cho Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp thôn loại I và tổ dân phố loại I có thể bố trí thêm 01 Phó trưởng thôn và 01 Phó tổ trưởng tổ dân phố. Phó trưởng thôn, Phó tổ trưởng tổ dân phố do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đề nghị (sau khi có sự thống nhất với cấp Ủy Đảng, Ban công tác Mặt trận), Chủ tịch UBND cấp xã xem xét ra quyết định công nhận.
Điều 5. Bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố do cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trực tiếp bầu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận.
2. Việc tổ chức bầu; việc xem xét đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, chỉ định chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phải dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng.
Điều 6. Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Phó trưởng thôn, Tổ trưởng, Phó tổ trưởng tổ dân phố
Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Phó trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó tổ trưởng tổ dân phố tối đa không quá hai năm rưỡi (30 tháng). Trong trường hợp thành lập thôn, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời sau khi có ý kiến thống nhất của cấp Ủy Đảng và đề nghị của Ban công tác Mặt trận để hoạt động cho đến khi thôn, tổ dân phố bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới (thời hạn làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời không quá 1 năm).
Điều 7. Chế độ, quyền lợi của Trưởng thôn, Phó trưởng thôn, Tổ trưởng, Phó tổ trưởng tổ dân phố
Trưởng thôn, Phó trưởng thôn, Tổ trưởng, Phó tổ trưởng tổ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng theo quy định của UBND tỉnh; được tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức cần thiết và được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước.
Trưởng thôn, Phó trưởng thôn, Tổ trưởng, Phó tổ trưởng tổ dân phố hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được khen thưởng theo quy định; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm, thì tùy mức độ sai phạm sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho thôi chức hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Ban công tác Mặt trận và cử tri đề nghị hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét quyết định hình thức kỷ luật phê bình, cảnh cáo hoặc cho thôi giữ chức đối với Trưởng thôn, Phó trưởng thôn, Tổ trưởng, Phó tổ trưởng tổ dân phố
Thôn được chia làm 3 loại sau:
1. Thôn loại I: Có từ 2000 nhân khẩu trở lên;
2. Thôn loại II: Có từ 1500 nhân khẩu đến dưới 2000 nhân khẩu;
3. Thôn loại III: Có từ dưới 1500 nhân khẩu.
Điều 10. Thẩm quyền công nhận các thôn hiện có
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận các thôn hiện có cho từng xã, phường, thị trấn nhằm ổn định tổ chức và hoạt động của các thôn.
Điều 11. Về việc thành lập thôn mới (bao gồm cả việc chia tách, sáp nhập)
1. Giữ nguyên các thôn hiện có. Chỉ thành lập thôn mới khi tổ chức định canh, định cư, di dân giải phóng mặt bằng và khi thực hiện quy hoạch giãn dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Quy mô thôn mới: Vùng đồng bằng phải có ít nhất từ 100 hộ trở lên; vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa phải có từ 50 hộ trở lên.
3. Quy trình và hồ sơ thành lập thôn mới:
a. Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định về chủ trương, Ủy ban nhân dân xã xây dựng phương án thành lập thôn mới, nội dung gồm:
+ Sự cần thiết phải thành lập thôn mới;
+ Tên thôn;
+ Vị trí địa lý của thôn;
+ Dân số (số hộ, số nhân khẩu);
+ Diện tích thôn (đơn vị tính là ha);
+ Kiến nghị.
b. Lấy ý kiến cử tri trong khu vực thành lập thôn mới về phương án thành lập thôn mới, tổng hợp thành văn bản nêu rõ tổng số cử tri, số cử tri đồng ý và không đồng ý.
c. Nếu đa số cử tri đồng ý, Ủy ban nhân dân xã hoàn chỉnh phương án, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua (có nghị quyết của Hội đồng nhân dân).
d. Sau khi có nghị quyết Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã hoàn chỉnh hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định phương án, hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh gồm:
+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân xã trình Hội đồng nhân dân xã.
+ Phương án thành lập thôn mới của UBND xã.
+ Trích bản đồ hiện trạng.
+ Biên bản lấy ý kiến cử tri thôn.
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
e. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định
1. Cộng đồng dân cư trong thôn thảo luận, quyết định và thực hiện các công việc tự quản, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; xây dựng cuộc sống mới; giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp, thuần phong, mỹ tục của thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng của thôn; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
2. Bàn biện pháp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân xã giao và thực hiện nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước.
3. Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
4. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn.
Các hoạt động của thôn được thực hiện thông qua hội nghị thôn.
Hội nghị của thôn được tổ chức ba tháng hoặc sáu tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình. Hội nghị do Trưởng thôn triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có ít nhất quá nửa số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tham dự. Nghị quyết của thôn chỉ có giá trị khi được quá nửa số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành và không trái pháp luật.
Điều 14. Tiêu chuẩn Trưởng thôn
Trưởng thôn phải là người có hộ khẩu và cư trú thường xuyên ở thôn; trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên; đủ 21 tuổi trở lên; có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác, đạo đức và tư cách tốt, được nhân dân tín nhiệm, bản thân và gia đình gương mẫu, có năng lực và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc của cộng đồng và cấp trên giao.
Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng thôn
1. Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn.
2. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của thôn.
3. Tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ cơ sở.
4. Tổ chức xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
5. Bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn trong thôn.
6. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân xã giao.
7. Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền xã giải quyết những nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
8. Trên cơ sở nghị quyết của hội nghị thôn, ký hợp đồng dịch vụ phục vụ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng của thôn.
9. Được Ủy ban nhân dân xã mời dự họp về các vấn đề liên quan. Hàng tháng báo cáo kết quả công tác với Ủy ban nhân dân xã; sáu tháng, cuối năm phải báo cáo công tác và tự phê bình trước hội nghị thôn.
10. Thực hiện công tác quản lý tài chính ở thôn theo quy định.
QUY TRÌNH BẦU, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM, CHỈ ĐỊNH TRƯỞNG THÔN
Mục I. QUY TRÌNH BẦU TRƯỞNG THÔN
Việc bầu cử Trưởng thôn, thực hiện theo một trong 2 hình thức sau đây:
1. Toàn thể cử tri tham gia bầu cử.
2. Cử tri đại diện hộ gia đình tham gia bầu cử.
Một trong hai hình thức trên do Hội nghị cử tri thôn quyết định.
Việc bầu cử Trưởng thôn được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Điều 17. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định ngày tổ chức bầu Trưởng thôn và ra quyết định thành lập Tổ bầu cử; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức công tác bầu cử Trưởng thôn. Kế hoạch bầu cử Trưởng thôn do UBND xã xây dựng và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Nội vụ) để chỉ đạo công tác bầu cử.
Điều 18. Công tác chuẩn bị bầu cử Trưởng thôn
1. Chậm nhất 30 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ra quyết định công bố ngày bầu cử và thành lập Tổ bầu cử.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp xây dựng kế hoạch bầu cử, hướng dẫn nghiệp vụ, báo cáo UBND cấp huyện để được chỉ đạo.
3. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch bầu cử.
- Thành phần hội nghị gồm:
Trưởng thôn, Phó trưởng thôn, Bí thư chi bộ thôn, Trưởng ban công tác Mặt trận, Bí thư Chi đoàn Thanh niên, Chi hội trưởng các Chi hội: Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Người cao tuổi của thôn.
- Nội dung hội nghị gồm:
+ Đại diện Ủy ban nhân dân xã công bố quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về ngày bầu cử và thành lập Tổ bầu cử; phổ biến kế hoạch bầu cử, nhiệm vụ của Tổ bầu cử, trách nhiệm của Trưởng thôn, các điều kiện bảo đảm cho công tác bầu cử.
+ Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã phổ biến công tác hiệp thương giới thiệu người ứng cử Trưởng thôn, việc bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả và báo cáo kết quả bầu cử, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đi bầu cử.
+ Hội nghị thảo luận và quán triệt công tác bầu cử.
+ Kết luận hội nghị.
Điều 19. Giới thiệu nhân sự để bầu Trưởng thôn
Việc giới thiệu nhân sự để bầu cử Trưởng thôn được tiến hành theo 3 bước sau đây:
Bước một: Dự kiến danh sách người ứng cử
a. Căn cứ tiêu chuẩn Trưởng thôn, Trưởng ban công tác Mặt trận báo cáo với Chi bộ về dự kiến giới thiệu người ứng cử Trưởng thôn và kế hoạch tổ chức bầu Trưởng thôn.
b. Ban công tác Mặt trận họp dự kiến giới thiệu người ứng cử.
- Thành phần hội nghị gồm toàn bộ các thành viên của Ban công tác Mặt trận.
- Nội dung, thủ tục, trình tự:
+ Giới thiệu mục đích, yêu cầu hội nghị và đọc quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về ngày bầu cử và thành lập Tổ bầu cử.
+ Giới thiệu tiêu chuẩn Trưởng thôn.
+ Trưởng ban công tác Mặt trận nêu dự kiến giới thiệu người ứng cử (có thể giới thiệu từ 1 đến 2 người).
+ Hội nghị thảo luận, nhận xét người được dự kiến.
+ Trưởng ban công tác Mặt trận kết luận ý kiến của hội nghị nhận xét người được dự kiến giới thiệu ứng cử.
+ Hội nghị lập biên bản ghi rõ số người được triệu tập, số người có mặt, nội dung hội nghị, ý kiến nhận xét của hội nghị về người được dự kiến giới thiệu ứng cử.
Bước hai: Tổ chức hội nghị cử tri để thảo luận tiêu chuẩn và danh sách những người ứng cử
a. Thành phần Hội nghị:
- Toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình;
- Toàn thể thành viên của Ban công tác Mặt trận;
- Trưởng thôn, Phó trưởng thôn.
Trưởng Ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn mời cử tri họp. Ở thôn có từ 100 hộ trở xuống thì họp toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hô gia đình. Hội nghị chỉ được tiến hành khi có quá nửa số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình dự họp. Nơi có trên 100 hộ thì không nhất thiết họp toàn thể, mà tổ chức hội nghị đại biểu cử tri là đại diện hộ ở các Tổ liên gia hoặc Tổ nhân dân tự quản hoặc của các xóm, đội sản xuất; nhưng phải mời ít nhất là đại diện của 50% số hộ trong thôn dự hội nghị; Hội nghị chỉ được tiến hành khi có quá nửa số cử tri thuộc thành phần mời họp tham dự.
Trưởng Ban công tác Mặt trận gửi giấy mời đến các thành phần dự hội nghị nêu trên và mời đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã dự họp.
Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ tọa hội nghị cử tri.
a. Nội dung, thủ tục, trình tự:
- Trưởng ban công tác Mặt trận tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Trưởng ban công tác Mặt trận giới thiệu thư ký hội nghị và phải được đa số cử tri dự hội nghị biểu quyết tán thành.
- Trưởng thôn công bố quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về ngày bầu cử và thành lập Tổ bầu cử.
- Trưởng thôn báo cáo công tác nhiệm kỳ qua và tự phê bình trước hội nghị cử tri.
- Trưởng ban công tác Mặt trận đọc tiêu chuẩn Trưởng thôn và giới thiệu danh sách dự kiến người ra ứng cử Trưởng thôn.
- Hội nghị thảo luận danh sách những người được Ban công tác Mặt trận dự kiến giới thiệu. Cử tri có thể giới thiệu thêm người ứng cử hoặc tự ứng cử.
- Hội nghị thảo luận và quyết định thành phần cử tri bầu Trưởng thôn (toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình).
- Hội nghị bầu Ban kiểm phiếu từ 3 đến 5 người do Tổ trưởng tổ bầu cử giới thiệu trong số những người không ứng cử Trưởng thôn.
- Thông qua biên bản hội nghị cử tri.
- Trưởng thôn kết thúc hội nghị để Ban công tác Mặt trận họp ấn định danh sách người ứng cử.
Bước ba: Tổ chức Hội nghị Ban công tác Mặt trận để ấn định danh sách chính thức những người ứng cử
a. Thành phần hội nghị:
Trưởng ban công tác Mặt trận triệu tập và chủ tọa hội nghị. Thành phần tham dự hội nghị bao gồm: đại diện lãnh đạo các tổ chức: Chi bộ Đảng, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Nông dân, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Người cao tuổi.
a. Nội dung, thủ tục, trình tự:
- Trưởng ban công tác Mặt trận nêu mục đích hội nghị và giới thiệu đại biểu; sau đó đọc danh sách những người được Ban công tác Mặt trận và cử tri giới thiệu, người tự ứng cử (nếu có).
- Hội nghị căn cứ vào tiêu chuẩn Trưởng thôn để thảo luận và ấn định danh sách chính thức những người ứng cử Trưởng thôn, số người ứng cử phải ít nhất là hai người để cử tri lựa chọn bầu một người.
- Hội nghị lập biên bản ghi rõ thành phần hội nghị, tổng số người được triệu tập, số người có mặt, nội dung hội nghị, diễn biến hội nghị và thỏa thuận cuối cùng của hội nghị lập danh sách chính thức những người ứng cử Trưởng thôn. Danh sách những người ứng cử, đề cử Trưởng thôn (xếp theo thứ tự vần chữ cái A, B, C...) được niêm yết công khai 7 ngày trước ngày tổ chức bầu cử.
1. Số lượng, thành phần tham gia Tổ bầu cử:
Tổ bầu cử có không quá 7 thành viên, do Trưởng bạn công tác Mặt trận làm Tổ trưởng. Các thành viên gồm đại diện của tổ chức Đảng và một số đoàn thể như: Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân và Cựu chiến binh của thôn.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử:
a. Chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc bầu cử;
b. Lập, công bố và niêm yết danh sách cử tri tham gia bầu Trưởng thôn theo quy định;
c. Phát phiếu bầu cử cho cử tri;
d.Công bố và niêm yết danh sách ứng cử viên theo quy định;
e. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định;
f. Tổ chức công tác bầu Trưởng thôn;
g. Kiểm phiếu và làm biên bản kết quả kiểm phiếu;
h. Công bố kết quả bầu cử;
i. Báo cáo kết quả công tác bầu cử và nộp các tài liệu bầu cử cho Ủy ban nhân dân xã.
Điều 21. Cử tri bầu Trưởng thôn
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, có hộ khẩu thường trú tại thôn, đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử Trưởng thôn.
Những người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam, người bị tuyên bố mất tích, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri. Người thuộc các trường hợp trên đây, nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu hai mươi bốn giờ mà được khôi phục quyền bầu cử, được trả tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, thì được bổ sung vào danh sách cử tri. Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt tạm giam, người mất năng lực hành vi dân sự, có thay đổi về hộ khẩu thường trú hoặc đã chết thì Tổ bầu cử xóa tên trong danh sách cử tri sau khi được Chủ tịch UBND xã đồng ý bằng văn bản.
Điều 22. Lập và niêm yết danh sách cử tri
1. Nếu bầu cử với hình thức toàn thể cử tri, thì danh sách cử tri được lập gồm toàn bộ cử tri trong thôn.
2. Nếu bầu cử với hình thức cử tri đại diện hộ, thì danh sách cử tri được lập theo tên cử tri đại diện hộ gia đình.
3. Tổ bầu cử lập danh sách cử tri. UBND xã có trách nhiệm thẩm định, ký xác nhận vào bản danh sách cử tri trước khi niêm yết theo quy định. Tổ bầu cử có trách nhiệm niêm yết công khai danh sách cử tri tại Nhà văn hóa và những nơi công cộng của thôn 7 ngày trước ngày bầu cử.
1. Kể từ ngày công bố và niêm yết danh sách những người ứng cử và danh sách cử tri, công dân có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về người ứng cử và việc lập danh sách cử tri với Tổ bầu cử hoặc Ban công tác Mặt trận thôn (đối với trường hợp kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về người ứng cử). Tổ bầu cử và Ban công tác Mặt trận thôn phải ghi vào sổ và giải quyết theo thẩm quyền.
2. Trường hợp người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không đồng ý với kết quả giải quyết của Tổ bầu cử và Ban công tác Mặt trận thôn, thì có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo với UBND xã. UBND xã có trách nhiệm giải quyết theo quy định. Quyết định của UBND xã là quyết định có hiệu lực thi hành. Trường hợp đặc biệt, UBND xã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND cấp huyện trước khi quyết định.
3. Trong thời hạn 2 ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử, Ban công tác Mặt trận thôn và UBND xã ngừng việc xem xét, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về người ứng cử và trong thời hạn 24 giờ trước giờ bỏ phiếu, ngừng việc xem xét, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc lập danh sách cử tri.
4. Trong trường hợp những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân về người ứng cử và về việc lập danh sách cử tri đã rõ ràng, có đủ cơ sở kết luận người ứng cử không đủ tiêu chuẩn Trưởng thôn và người có tên trong danh sách cử tri không đủ điều kiện bầu cử theo quy định, thì Tổ bầu cử xóa tên trong danh sách những người ứng cử (sau khi đã trao đổi thống nhất với Ban công tác Mặt trận thôn), hoặc xóa tên trong danh sách cử tri đối với người không đủ điều kiện bầu cử sau khi đã được UBND xã đồng ý bằng văn bản.
1. Chuẩn bị hòm phiếu, phiếu bầu:
Trước khi bỏ phiếu, ban kiểm phiếu mở hòm phiếu và mời hai cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại nơi bỏ phiếu để chứng kiến, kiểm tra xong niêm phong hòm phiếu, tiến hành bỏ phiếu.
Phiếu bầu có đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã. Khi bầu cử, cử tri chỉ được lựa chọn một ứng cử viên trong danh sách ứng cử.
2. Kiểm phiếu:
Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu.
Trước khi Ban kiểm phiếu mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản niêm phong số phiếu bầu không sử dụng đến và mời hai cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu. Tổ bầu cử có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu.
Những phiếu sau đây là không hợp lệ:
- Phiếu bầu không phải là phiếu theo mẫu của Tổ bầu cử phát ra.
- Phiếu không có dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã;
- Phiếu để số người được bầu là hai người trở lên;
- Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử;
- Phiếu khoanh tròn họ và tên ứng cử viên;
- Phiếu gạch vào khoảng cách giữa họ và tên hai ứng cử viên;
- Phiếu ghi tên người ngoài danh sách ứng cử hoặc phiếu có viết thêm.
- Lập biên bản kiểm phiếu:
Kiểm phiếu xong, Ban kiểm phiếu lập biên bản kiểm phiếu, bàn giao biên bản kiểm phiếu và phiếu bầu cho Tổ trưởng Tổ bầu cử. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rồ:
- Tổng số cử tri của thôn theo thành phần toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình;
- Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
- Số phiếu phát ra;
- Số phiếu thu vào;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử.
Biên bản kiểm phiếu lập thành 03 bản, có chữ ký của các thành viên Ban kiểm phiếu và 02 người chứng kiến việc kiểm phiếu để gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã và Tổ trưởng tổ bầu cử giữ 01 bản.
4. Người trúng cử Trưởng thôn:
Kết quả bầu cử chỉ có giá trị khi có ít nhất quá nửa số cử tri trong danh sách tham gia bỏ phiếu.
Người trúng cử Trưởng thôn là người được quá nửa số phiếu bầu hợp lệ và nhiều phiếu hơn.
5. Căn cứ Biên bản kết quả kiểm phiếu và báo cáo kết quả công tác bầu cử của Tô bâu cử, chậm nhất không quá 5 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xem xét, ra Quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn hoặc quyết định bầu cử lại. Trưởng thôn chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
- Các trường hợp phải tổ chức bầu cử lại:
a. Số cử tri tham gia bỏ phiếu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách;
b. Vi phạm các quy định của pháp luật về bầu cử Trưởng thôn.
2. Ngày bầu cử lại:
Ngày bầu cử lại Trưởng thôn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu. Nếu bầu lần thứ hai mà vẫn không bầu được Trưởng thôn, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định chỉ định Trưởng thôn lâm thời trong số ứng cử viên để hoạt động cho đến khi bầu được Trưởng thôn mới.
3. Danh sách cử tri trong cuộc bầu cử lại:
Danh sách cử tri trong cuộc bầu cử lại Trưởng thôn là danh sách cử tri đã lập trong cuộc bầu cử lần đầu. Trong trường họp khi tiến hành cuộc bầu cử lại có khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về việc lập danh sách cử tri, thì việc giải quyết thực hiện như quy định tại Điều 23 của Quy chế này.
4. Danh sách những người ứng cử trong cuộc bầu cử lại:
- Danh sách những người ứng cử trong cuộc bầu cử lại là danh sách những người đã ứng cử trong cuộc bầu cử lần đầu.
- Trường hợp khi tiến hành cuộc bàu cử lại, mới có khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử chính thức trong cuộc bầu cử lần đầu, thì các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết như quy định tại Điều 23 của Quy chế này.
- Trường hợp người ứng cử bị xóa tên trong danh sách những người ứng cử mà danh sách những người ứng cử trong cuộc bầu cử lại không đủ ít nhất từ 2 người trở lên, thì phải bổ sung thêm cho đủ ít nhất từ 2 người ứng cử. Quy trình giới thiệu nhân sự ứng cử thực hiện như quy định tại Điều 19 của Quy chế này. Trong trường hợp này, ngày bầu cử lại được tiến hành chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày bầu cử lần đầu.
5. Việc niêm yết danh sách những người ứng cử và danh sách cử tri trong cuộc bầu cử lại thực hiện theo quy định tại điểm b, bước 3, Điều 19 và khoản 1,2,3, Điều 22 của Quy chế này.
6. Trình tự bầu cử lại:
Trình tự bầu cử lại thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Quy chế này.
Điều 26. Kinh phí bầu cử Trưởng thôn
Kinh phí bầu cử Trưởng thôn do Ngân sách xã cấp.
Mục II. QUY TRÌNH MIỄN NHIỆM TRƯỞNG THÔN
Điều 27. Các trường hợp miễn nhiệm Trưởng thôn
Trưởng thôn có thể được miễn nhiệm chức danh Trưởng thôn, do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác.
Điều 28. Thủ tục, trình tự miễn nhiệm
1. Người xin miễn nhiệm phải có đơn, trong đó nêu rõ lý do của việc xin miễn nhiệm chức danh Trưởng thôn, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và Trưởng ban công tác Mặt trận thôn. Trường hợp Trưởng thôn được điều động làm công tác khác thì không cần có đơn xin miễn nhiệm.
2. Việc miễn nhiệm Trưởng thôn được thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:
- Tổ chức hội nghị cử tri ở thôn để bỏ phiếu miễn nhiệm. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm được áp dụng tương tự như quy trình bãi nhiệm Trưởng thôn quy định tại Điều 30 của Quy chế này.
- Ban công tác Mặt trận thôn họp xem xét, thống nhất việc miễn nhiệm Trưởng thôn và làm văn bản đề nghị miễn nhiệm kèm theo biên bản họp Ban công tác Mặt trận thôn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
3. Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày nhận các văn bản nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phải xem xét, ra quyết định miễn nhiệm chức danh Trưởng thôn.
Việc bầu Trưởng thôn mới phải được tiến hành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ra quyết định miễn nhiệm chức danh Trưởng thôn.
Mục III. QUY TRÌNH BÃI NHIỆM TRƯỞNG THÔN
Điều 29. Các trường hợp bãi nhiệm
Trưởng thôn khi không còn được nhân dân tín nhiệm; Trưởng thôn không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyên làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo Điều hành của Ủy ban nhân dân xã, vi phạm pháp luật và các quy định của cấp trên thì có thể bị cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của Ban công tác Mặt trận thôn.
Điều 30. Thủ tục, trình tự bãi nhiệm
1. Trưởng thôn làm bản tự kiểm điểm, trong đó nêu rõ khuyết điểm, nguyên nhân khách quan, chủ quan và tự nhận hình thức kỷ luật, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và Trưởng ban công tác Mặt trận thôn.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã căn cứ văn bản đề nghị của Ban công tác Mặt trận thôn để ra quyết định tổ chức ngày bỏ phiếu bãi nhiệm chức danh Trưởng thôn và thành lập Ban tổ chức bãi nhiệm, do Trưởng ban công tác Mặt trận thôn làm Trưởng ban, các thành viên là đại diện của tổ chức Đảng và các đoàn thể như: Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Người cao tuổi của thôn. Nhiệm vụ của Ban tổ chức bãi nhiệm áp dụng nhiệm vụ của Tổ bầu cử Trưởng thôn. Thành phần cử tri bãi nhiệm áp dụng như thành phần cử tri bầu Trưởng thôn.
3. Hình thức bãi nhiệm phải tổ chức bỏ phiếu kín, phiếu ghi rõ họ và tên Trưởng thôn, đóng dấu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã. Cử tri đồng ý bãi nhiệm chức danh Trưởng thôn thì gạch ngang họ và tên người đó. Nếu không đồng ý bãi nhiệm thì để nguyên phiếu.
4. Hội nghị cử tri bầu Ban kiểm phiếu gồm từ 3 đến 5 người theo đề nghị của Ban công tác Mặt trận thôn. Thủ tục bỏ phiếu, kiểm phiếu, giá trị pháp lý của số phiếu bãi nhiệm áp dụng theo quy định tại điểm 1,2,3,4, Điều 24 của Quy chế này.
5. Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày nhận được biên bản kiểm phiếu và báo cáo kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm chức danh Trưởng thôn của Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phải xem xét, ra quyết định công nhận kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm chức danh Trưởng thôn.
Việc bầu Trưởng thôn mới phải được tiến hành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm.
Mục IV. QUY TRÌNH CHỈ ĐỊNH TRƯỞNG THÔN LÂM THỜI
Điều 31. Các trường hợp chỉ định Trưởng thôn lâm thời
1. Thành lập thôn mới theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh;
2. Khuyết Trưởng thôn là trường hợp các thôn đã có Trưởng thôn, nhưng sau đó, do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, như: Trưởng thôn bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, chuyển công tác khác... mà địa phương chưa có điều kiện bầu cử Trưởng thôn mới để thay thế; hoặc nhiệm kỳ Trưởng thôn đã kết thúc, nhưng do mất đoàn kết nội bộ, hoặc có những diễn biến phức tạp, chưa thể tổ chức bầu cử Trưởng thôn đạt kết quả, đảm bảo khách quan, đúng quy định của pháp luật.
3. Chỉ định Trưởng thôn lâm thời trong trường hợp tổ chức bầu lại Trưởng thôn không đạt kết quả.
1. Dưới sự lãnh đạo của cấp Ủy Chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn báo cáo và đề nghị UBND xã cho phép thực hiện quy trình chỉ định Trưởng thôn lâm thời.
2. Sau khi có văn bản của UBND xã cho phép, lãnh đạo Ban công tác Mặt trận thôn tiến hành các nội dung công việc sau đây:
a. Tổ chức hội nghị hiệp thương để thống nhất giới thiệu nhân sự đề nghị chỉ định Trưởng thôn lâm thời.
- Trưởng ban công tác Mặt trận thôn triệu tập và chủ trì hội nghị hiệp thương gồm: Bí thư chi bộ và Trưởng các tổ chức đoàn thể của thôn (Chi hội Phụ nữ, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Nông dân, Chi đoàn thanh niên, Chi hội Người Cao tuổi). Hội nghị hiệp thương chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu thuộc thành phần tham dự hội nghị dự họp.
Thư ký hội nghị hiệp thương do hội nghị hiệp thương thống nhất cử ra trong số các thành viên tham dự hội nghị.
- Nội dung hội nghị hiệp thương:
Tổ chức quán triệt các văn bản của cấp trên về việc cho phép thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự chỉ định Trưởng thôn lâm thời; Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn... Xem xét, thảo luận, thống nhất giới thiệu nhân sự đề nghị Chủ tịch UBND xã quyết định chỉ định chức danh Trưởng thôn lâm thời.
Việc giới thiệu nhân sự đề nghị chỉ định chức danh Trưởng thôn lâm thời phải biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín (do hội nghị hiệp thương quyết định).
Người được giới thiệu đề nghị Chủ tịch UBND xã chỉ định chức danh Trưởng thôn lâm thời phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định và phải được đa số các thành viên tham dự hội nghị hiệp thương nhất trí giới thiệu.
Hội nghị hiệp thương phải lập biên bản, ghi đầy đủ, chính xác các nội dung đã diễn ra tại hội nghị; đồng thời phải có chữ ký xác nhận của chủ tọa và thư ký hội nghị.
b. Hoàn chỉnh hồ sơ, đề nghị chỉ định chức danh Trưởng thôn lâm thời.
Trên cơ sở kết quả hội nghị hiệp thương, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn hoàn chỉnh hồ sơ, tổng hợp, báo cáo và đề nghị Chủ tịch UBND xã chỉ định Trưởng thôn lâm thời. Hồ sơ đề nghị chỉ định Trưởng thôn lâm thời gồm:
- Biên bản hội nghị hiệp thương;
- Sơ yếu lý lịch của người đề nghị chỉ định chức danh Trưởng thôn lâm thời.
3. Quyết định chỉ định chức danh Trưởng thôn lâm thời.
Trên cơ sở báo cáo và đề nghị của thôn, Chủ tịch UBND xã xem xét, thẩm định, nếu đảm bảo đúng, đủ hồ sơ và người được đề nghị chỉ định chức danh Trưởng thôn lâm thời có đủ tiêu chuẩn theo quy định, thì Chủ tịch UBND xã quyết định chỉ định người giữ chức danh Trưởng thôn lâm thời trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; thông báo cho thôn biết và giao nhiệm vụ cho người được chỉ định giữ chức Trưởng thôn lâm thời để quản lý, điều hành hoạt động của thôn theo quy định.
Điều 33. Quy trình chỉ định Trưởng thôn lâm thời trong trường hợp bầu cử lại không đạt kết quả
1. Người được chỉ định làm Trưởng thôn lâm thời phải trong số những người đã ứng cử để bầu cử Trưởng thôn, nhưng bầu cử chưa đạt kết quả.
2. Căn cứ danh sách những người ứng cử để bầu Trưởng thôn, Chủ tịch UBND xã quyết định chỉ định người giữ chức danh Trưởng thôn lâm thời trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày bầu cử lại Trưởng thôn chưa đạt kết quả; thông báo cho thôn biết và giao nhiệm vụ cho người được chỉ định giữ chức Trưởng thôn lâm thời quản lý, điều hành hoạt động của thôn theo quy định.
3. Trường hợp bầu lại không đạt kết quả và những người ứng cử chính thức trong cuộc bầu cử lại có đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, thì các cơ quan, tổ chức có liên quan phải xem xét, giải quyết theo quy định. Nếu tất cả những người ứng cử trong cuộc bầu cử lại không đủ tiêu chuẩn theo quy định, thì phải tiến hành quy trình giới thiệu nhân sự theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 32 của Quy chế này để chỉ định người giữ chức danh Trưởng thôn lâm thời.
TỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ DÂN PHỐ
Điều 34. Việc thành lập tổ dân phố mới (bao gồm cả việc chia tách, sáp nhập).
Việc thành lập Tổ dân phố mới do Ủy ban nhân dân phường, thị trấn lập phương án, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét quyết định. Quy mô một tổ dân phố được thành lập mới có từ 100 hộ trở lên.
Tổ dân phố được phân làm 3 loại sau đây:
1. Tổ dân phố loại I: Có từ 1500 nhân khẩu trở lên;
2. Tổ dân phố loại II: Có từ 1000 nhân khẩu đến dưới 1500 nhân khẩu;
3. Tổ dân phố loại III: Có dưới 1000 nhân khẩu.
Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng Tổ dân phố
1. Triệu tập và chủ trì hội nghị Tổ dân phố để bàn và tổ chức thực hiện các quyết định của Tổ dân phố về giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; tu sửa, xây dựng cơ sở hạ tầng ngõ phố và vệ sinh môi trường; xây dựng đời sống văn hóa, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đời sống và sản xuất; thực hiện tốt các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân phường, thị trấn giao.
2. Vận động và tổ chức nhân dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ.
3. Tổ chức và thực hiện quy ước ở tổ dân phố.
4. Tập hợp ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để phản ánh và đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giải quyết.
5. Được Ủy ban nhân dân phường, thị trấn mời dự họp về các vấn đề liên quan. Hàng tháng báo cáo kết quả công tác với Ủy ban nhân dân phường, thị trấn; sáu tháng, cuối năm phải báo cáo công tác và tự kiểm điểm trước hội nghị tổ dân phố.
Điều 37. Những nội dung khác có liên quan đến tổ dân phố và Tổ trưởng tổ dân phố
Những nội dung khác có liên quan đến tổ dân phố và Tổ trưởng tổ dân phố như: hoạt động của tổ dân phố, hội nghị tổ dân phố; tiêu chuẩn Tổ trưởng tổ dân phố, việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, chỉ định Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời... thực hiện tương tự như các quy định đối với thôn và Trưởng thôn.
1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện các quy định tại Quy chế này. Tổng hợp, báo cáo kết quả tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố với Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 39. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình triển khai, tổ chức, thực hiện Quy chế này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật./.