Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 3030/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Thực hiện chương trình nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022- 2030”

Số hiệu 3030/QĐ-UBND
Ngày ban hành 17/10/2022
Ngày có hiệu lực 17/10/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Phạm Văn Thành
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3030/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 17 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT GIỐNG PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyn địa phương năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất ging phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 4843/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đcương nhiệm vụ: Xây dựng Đề án thực hiện chương trình nghiên cứu, sản xuất ging phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2030;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3170/TTr-SNNPTNT ngày 18/7/2022 và công văn số 4463/SNNPTNT-KHTC ngày 30/9/2022.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thực hiện chương trình nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022- 2030”; gồm những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Phát triển hệ thống giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản tỉnh Quảng Ninh phù hợp với Quyết định 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chương trình phát triển nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 10/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022- 2025; định hướng phát triển của Trung ương và của tỉnh;

- Xã hội hóa công tác sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản, giảm dần tỷ trọng đầu tư phát triển giống từ ngân sách nhà nước. Huy động tối đa các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản;

- Giữ vững và tiếp tục xây dựng tỉnh Quảng Ninh là Trung tâm về sản xuất, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; tạo một số sản phẩm về giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong nước;

- Tạo, nhập những giống mới theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, di truyền phân tử; áp dụng đồng bộ nghiên cứu, ứng dụng giống mới, các biện pháp thâm canh phù hợp và quản lý sản xuất hữu hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo hội nhập quốc tế và khu vực.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng, quản lý, kiểm định giống cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại nhm cung cấp cho sản xuất đủ giống có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Thiết lập hệ thống quản lý giống đồng bộ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đến cơ quan quản lý giống của tỉnh; chú trọng quyền tác giả giống, tạo môi trường lành mạnh cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Giai đoạn 2022-2025

a) Tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất đại trà phù hợp với điều kiện của từng vùng, nhằm tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành.

Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất giống, ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong chọn tạo, để tạo ra nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao, đặc tính tốt cho sản xuất đại trà; phục tráng giống đặc sản địa phương gắn với việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.

- Lĩnh vực trồng trọt: Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận (hoặc tương đương), giống mới, giống chất lượng cao trong sản xuất đối với cây lúa đạt trên 90%; cây ăn quả đạt trên 80%; đối với các cây khác đạt trên 70%.

- Lĩnh vực chăn nuôi: Tỷ lệ sử dụng giống chất lượng cao trong sản xuất đối với bò thịt, bò sữa đạt trên 90%; giống lợn Móng Cái, giống gà Tiên Yên đáp ứng 100% nhu cầu giống trong tỉnh và cung cấp cho các tỉnh ngoài;

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận (hoặc tương đương) đạt trên 85%, trong đó 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng. Ưu tiên đầu tư sản xuất giống cây lâm nghiệp bản địa phục vụ cho trồng rừng gỗ lớn sinh khối tăng trưởng đạt 20 - 25 m3/ha/năm.

- Lĩnh vực thủy sản: Đảm bảo 100% giống phục vụ nuôi thủy sản là giống chất lượng cao được sản xuất trong tỉnh. Tỷ lệ nuôi cá truyền thống là 65%, thủy đặc sản 30% và cá nước lạnh chiếm 5%.

b) Nâng cao năng lực nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng, quản lý, kiểm nghiệm giống cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng hiện đại hoá để nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất một cách bền vững.

[...]