Quyết định 3027/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025
Số hiệu | 3027/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 27/08/2019 |
Ngày có hiệu lực | 27/08/2019 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Nguyễn Tuấn Thanh |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3027/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 27 tháng 8 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;
Căn cứ Thông báo kết luận số 259-KL/TU ngày 09/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XIX) tại Hội nghị lần thứ 56;
Xét đề nghị của Sở Du lịch tại Tờ trình số 532/SDL-QLDL ngày 05/8/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025 kèm theo Quyết định này.
(có Đề án chi tiết kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án nêu trên và định kỳ báo cáo UBND tỉnh để theo dõi chỉ đạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công Thương, Văn hóa và Thể thao, Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Du lịch làng nghề là sản phẩm du lịch khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề tạo ra đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ khách tham quan du lịch góp phần mang lại lợi ích kinh tế, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.
Du lịch làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Phát triển Du lịch làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị, xã hội ở nông thôn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVIII đã xác định, phát triển các làng nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển du lịch làng nghề sẽ tạo thêm điểm đến cho du lịch Bình Định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tạo thêm việc làm cho người lao động.
Tỉnh Bình Định là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, mang bản sắc văn hóa dân tộc, có tính nghệ thuật cao. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động tại các làng nghề ở Bình Định còn tự phát, chưa tổ chức chặt chẽ và thiếu chuyên nghiệp, thể hiện ở số lượt khách du lịch đến tham quan còn thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, thông tin thị trường du lịch làng nghề chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, sự kết hợp các điểm du lịch làng nghề với các điểm du lịch sinh thái, lễ hội chưa phù hợp, một số công ty lữ hành xây dựng chương trình du lịch làng nghề còn mang tính hình thức. Chính vì vậy, để khai thác thế mạnh, tiềm năng du lịch làng nghề, cần phải xây dựng Đề án thí điểm phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh giai đoạn 2020 - 2025.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI TRIỂN KHAI
a. Những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch làng nghề
Quá trình phát triển du lịch làng nghề cho thấy xu hướng của du khách về tham quan, trải nghiệm, mua sắm… ngày càng cao và mang lại nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của làng nghề;
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực làm nghề và nhân lực phục vụ hoạt động du lịch làng nghề là yếu tố quan trọng để thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm.
Do đó, yêu cầu có cơ chế phát triển làng nghề nói chung và du lịch làng nghề nói riêng trên cơ sở cải thiện cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hơn.
b. Các tiêu chí cơ bản để lựa chọn các làng nghề kết hợp phát triển du lịch
Dựa trên các tài nguyên du lịch và nhu cầu của khách du lịch, Đề án xây dựng các yếu tố đặc trưng của các làng nghề như sau:
- Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ (nghỉ dưỡng, tham quan, bán hàng lưu niệm…) đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3027/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 27 tháng 8 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;
Căn cứ Thông báo kết luận số 259-KL/TU ngày 09/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XIX) tại Hội nghị lần thứ 56;
Xét đề nghị của Sở Du lịch tại Tờ trình số 532/SDL-QLDL ngày 05/8/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025 kèm theo Quyết định này.
(có Đề án chi tiết kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án nêu trên và định kỳ báo cáo UBND tỉnh để theo dõi chỉ đạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công Thương, Văn hóa và Thể thao, Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Du lịch làng nghề là sản phẩm du lịch khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề tạo ra đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ khách tham quan du lịch góp phần mang lại lợi ích kinh tế, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.
Du lịch làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Phát triển Du lịch làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị, xã hội ở nông thôn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVIII đã xác định, phát triển các làng nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển du lịch làng nghề sẽ tạo thêm điểm đến cho du lịch Bình Định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tạo thêm việc làm cho người lao động.
Tỉnh Bình Định là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, mang bản sắc văn hóa dân tộc, có tính nghệ thuật cao. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động tại các làng nghề ở Bình Định còn tự phát, chưa tổ chức chặt chẽ và thiếu chuyên nghiệp, thể hiện ở số lượt khách du lịch đến tham quan còn thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, thông tin thị trường du lịch làng nghề chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, sự kết hợp các điểm du lịch làng nghề với các điểm du lịch sinh thái, lễ hội chưa phù hợp, một số công ty lữ hành xây dựng chương trình du lịch làng nghề còn mang tính hình thức. Chính vì vậy, để khai thác thế mạnh, tiềm năng du lịch làng nghề, cần phải xây dựng Đề án thí điểm phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh giai đoạn 2020 - 2025.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI TRIỂN KHAI
a. Những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch làng nghề
Quá trình phát triển du lịch làng nghề cho thấy xu hướng của du khách về tham quan, trải nghiệm, mua sắm… ngày càng cao và mang lại nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của làng nghề;
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực làm nghề và nhân lực phục vụ hoạt động du lịch làng nghề là yếu tố quan trọng để thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm.
Do đó, yêu cầu có cơ chế phát triển làng nghề nói chung và du lịch làng nghề nói riêng trên cơ sở cải thiện cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hơn.
b. Các tiêu chí cơ bản để lựa chọn các làng nghề kết hợp phát triển du lịch
Dựa trên các tài nguyên du lịch và nhu cầu của khách du lịch, Đề án xây dựng các yếu tố đặc trưng của các làng nghề như sau:
- Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ (nghỉ dưỡng, tham quan, bán hàng lưu niệm…) đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch.
- Vị trí làng nghề gần với các tài nguyên du lịch hấp dẫn tại địa phương.
- Làng nghề thể hiện các yếu tố về truyền thống sản xuất, tính hấp dẫn và thu hút của sản phẩm làng nghề.
- Làng nghề có cảnh quan đẹp.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.
- Tỷ lệ đạt trên 50% số hộ tại địa phương tham gia nghề truyền thống
- Người dân mong muốn làm du lịch và được sự ủng hộ của chính quyền địa phương.
c. Bảng tiêu chí đánh giá: (Có Phụ lục kèm theo)
d. Đề xuất làng nghề được triển khai áp dụng
Trên cơ sở áp dụng các tiêu chí đề ra để đánh giá, Đề án lựa chọn một số làng nghề truyền thống có tiềm năng phát triển gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định, bao gồm:
- Làng nghề Rượu Bàu Đá, An Nhơn
- Làng nghề Nón ngựa Phú Gia, Phù Cát
- Làng nghề trồng Bí đao, Phù Mỹ
- Làng nghề Bánh tráng - Bún số 8 Tam Quan Nam, Hoài Nhơn
e. Phạm vi của Đề án:
* Phạm vi không gian:
- Tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố: An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn.
* Phạm vi thời gian:
- Giai đoạn 2020 - 2025.
- Nghị quyết số 08-NQ/ĐH ngày 16/10/2015 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX;
- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường Cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Định; định hướng phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp của tỉnh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, trên địa bàn tỉnh;
- Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND ngày 11/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2019 - 2025;
- Chương trình hành động số 06-CTr/TU của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 755/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU (trong đó nêu rõ định hướng phát triển sản phẩm du lịch tại các làng nghề truyền thống);
- Quyết định số 3801/QĐ-UBND ngày 30/10/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 tỉnh Bình Định;
- Quyết định số 72/QĐ-UBND ngày 09/01/2019 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Chương trình công tác trọng tâm năm 2019.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH BÌNH ĐỊNH THỜI GIAN QUA
I. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH
Bình Định có 67 làng nghề, giải quyết trên 20.000 lao động. Trong đó: Đã công nhận 38 làng nghề đạt tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 131/2005/QĐ-UBND ngày 13/11/2005 của UBND tỉnh Bình Định về việc quy định công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định; công nhận 08 làng nghề đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch làng nghề.
Có 04 nhóm sản phẩm chính: Chế biến nông sản, thực phẩm; Chế biến hải sản khô các loại; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Sản xuất công cụ, dụng cụ và hàng tiêu dùng. Về ưu tiên phát triển nhóm sản phẩm: Thứ nhất là nhóm chế biến nông sản, thực phẩm có tiềm năng về nguyên liệu, lực lượng lao động, có thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh trước mắt và lâu dài; nhóm làng nghề này ưu tiên củng cố, ổn định và tạo điều kiện để phát triển tạo sức lan tỏa thúc đẩy phát triển các nhóm tiếp theo.
Về quy mô: Nhìn chung, các làng nghề có quy mô nhỏ, các cơ sở sản xuất tại làng nghề là các hộ kinh doanh cá thể. Về phương thức sản xuất: Các làng nghề sản xuất các sản phẩm có thể bằng tay hoặc kết hợp bằng tay và máy móc.
Về lao động: Chủ yếu từ những lao động trong gia đình, nhất là vợ chồng chủ hộ - người lớn tuổi trong làng nghề, số còn lại là lao động thuê thêm. Trung bình một hộ tại các làng nghề có khoảng 03 - 04 lao động.
Về sản phẩm: Sản phẩm sản xuất ra của các làng nghề tương đối đa dạng. Các sản phẩm phục vụ người dân trong vùng; các sản phẩm có thể bán tại chỗ hoặc bán cho các công ty kinh doanh, đại lý để bán trong nước hoặc xuất ra nước ngoài; bán trực tiếp cho khách hàng chiếm tỷ lệ thấp.
Trong những năm gần đây du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh bắt đầu được quan tâm ở một số làng nghề như: Làng nghề Rượu Bàu Đá, thôn Cù Lâm (xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn); Làng nghề Tiện Gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu (xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn); Làng nghề Nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát), Làng nghề bún số 8, bánh tráng Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn), Làng nghề trồng Bí đao Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ)…
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI 04 LÀNG NGHỀ LỰA CHỌN THÍ ĐIỂM
1. Tiềm năng phát triển du lịch
a. Làng rượu Bàu Đá
- Xóm Bàu Đá nằm ở thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Làng nghề này nằm trên tuyến du lịch Quy Nhơn - An Nhơn - Tây Sơn là tuyến du lịch Đông - Tây chủ yếu của tỉnh Bình Định.
Rượu Bàu Đá là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định, có xuất xứ từ xóm Bàu Đá. Tương truyền, chính bàu nước trong vùng, nơi hội tụ của những mạch nước ngầm chảy ra từ lòng các ngọn núi xung quanh làm nên cái mùi thơm, cay nồng đậm đà khó tả của rượu Bàu Đá. Không chỉ vậy, sự nổi tiếng rượu Bàu Đá còn nằm ở phương pháp nấu rất thủ công. Theo các lão làng có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nấu rượu Bàu Đá cho biết, để có một nồi rượu thơm ngon, người ta phải dùng gạo trì để nấu, mỗi mẻ là 5kg gạo, nấu đúng 6 tiếng đồng hồ và chỉ cất được từ 2,5 - 3 lít rượu.
Hiện nay, rượu Bàu Đá Bình Định đã và đang được người tiêu dùng, trong nước và du khách nước ngoài rất ưa chuộng. Rượu Bàu Đá đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, hàng năm có Ngày giỗ tổ làng nghề… Năm 2007, UBND tỉnh Bình Định đã công nhận Làng nghề Rượu Bàu Đá Cù Lâm đạt tiêu chí làng nghề truyền thống.
- Hỗ trợ của Nhà nước đối với làng nghề trong thời gian qua:
UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Làng nghề Rượu Bàu Đá tại Quyết định số 1815/QĐ-UBND ngày 27/5/2016. UBND thị xã An Nhơn đã lập thủ tục đầu tư xây dựng hạ tầng Công trình Làng nghề Rượu Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn; thời gian thực hiện gồm 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2018 - 2020) đầu tư xây dựng các hạng mục san nền, giao thông, thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện, bãi đậu xe, miếu thờ tổ, khu vệ sinh công cộng; Giai đoạn 2 (2020 - 2025) đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục còn lại của Dự án. Đồng thời đã xây dựng cổng làng nghề, cấp 34 nồi nấu rượu bằng đồng đỏ mua từ Đại Bái - Bắc Ninh, chất lượng và năng suất rượu đạt hơn cách nấu bằng nồi bảy truyền thống, và lượng chất đốt tiêu hao để chưng cất mỗi lít rượu thành phẩm ít hơn và hỗ trợ chi phí tham gia các kỳ Hội chợ, triển lãm để tiếp thị thương hiệu.
- Các điểm nhấn tham quan du lịch nổi bật trong làng nghề và khu vực lân cận:
+ Các hộ dân làng nghề
+ Điểm Bàu Đá
+ Cổng làng nghề
+ Làng Bánh tráng Trường Cửu
+ Làng bún, bánh An Thái
+ Võ đường Lê Xuân Cảnh
+ Sông Côn
+ Tháp Dương Long
+ Tháp Cánh Tiên
+ Thành Hoàng Đế
b. Làng nghề nón ngựa Phú Gia
- Thôn Phú Gia nằm ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 40 km. Làng nghề nón Phú Gia nằm trên tuyến du lịch ven biển Cát Tiến - Nhơn Hội - Quy Nhơn, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch.
Nón ngựa là một sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa, truyền thống của quê hương Bình Định. Hiện nay, ở Cát Tường, huyện Phù Cát có khoảng hơn 100 hộ có nghề làm nón ngựa. Ngoài Phú Gia, những thôn lân cận như Kiều Đông, Xuân Quang cũng làm, tuy nhiên sản xuất chủ yếu vẫn là ở Phú Gia, với khoảng gần 40 hộ. Một chiếc nón ngựa thường phải qua bốn công đoạn: Tạo sườn mê; Thắt nang sườn; Thêu hoa văn trên sườn; Lợp lá chằm chỉ.
Làng nghề nón ngựa Phú Gia đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống, đạt danh hiệu Làng nghề tiêu biểu Việt Nam. Mỗi phiên chợ (5 ngày một phiên) có gần 1.000 chiếc nón ngựa Phú Gia được xuất đi các tỉnh, thành khắp cả nước để phục vụ đời sống hoặc bán cho khách du lịch làm quà lưu niệm.
- Hỗ trợ của Nhà nước đối với làng nghề trong thời gian qua:
Hỗ trợ đầu tư phòng trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với du lịch tại cơ sở Đỗ Văn Lan - Làng nghề nón lá Phú Gia.
- Các điểm nhấn tham quan du lịch nổi bật trong khu vực và lân cận:
+ Các hộ gia đình làng nghề
+ Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề
+ Nhà cổ của Ông Trần Tiên Trước
+ Chùa Linh Phong
+ Điểm Trung Lương
+ Biển Cát Tiến
+ Cửa Biển Đề Gi
c. Làng Bí đao khổng lồ
- Làng Bí đao thuộc xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 60 km. Làng Bí đao nằm trong cụm du lịch phía Bắc tỉnh và kết nối với không gian du lịch tuyến ven biển của tỉnh, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch.
Thôn Chánh Trạch, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ được gọi là làng bí đao khổng lồ với khoảng 50 hộ trồng. Người dân thường xuống giống vào tháng Chạp và bắt đầu thu hoạch vào cuối tháng Tư âm lịch, khi trái đã đạt trọng lượng trên 50 kg, có trái lên đến 60 kg. Để trái không bị rớt xuống đất, họ mắc võng tự chế để bí "ngủ" dưới giàn.
Chưa có nhà khoa học nào lý giải vì sao bí ở vùng đất này cho trái khổng lồ. Còn người làng Chánh Trạch cho rằng giống bí độc nhất vô nhị có được do thổ nhưỡng đặc biệt và cách chọn giống, trồng trọt truyền thống.
- Bí đao Mỹ Thọ đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể ngày 12/11/2018.
- Các điểm nhấn tham quan du lịch nổi bật trong khu vực và lân cận:
+ Các hộ gia đình trồng bí đao
+ Đầm Trà Ổ (đi thuyền, bắt cá, thưởng thức các món ăn dân dã…)
+ Bãi biển Mỹ An
+ Mũi Vi Rồng
+ Nếp 03 tháng Mỹ Thọ
+ Hồ sen Bình Long
d. Làng Bún số 8, bánh tráng Tam Quan Nam
- Làng Bún số 8, bánh tráng thuộc xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 90 km, nằm trong cụm du lịch phía Bắc tỉnh và kết nối với không gian du lịch tuyến ven biển của tỉnh, thuận lợi cho phát triển du lịch.
Bún số 8 là đặc sản ở Hoài Nhơn với 83 hộ làm nghề. Bún số 8 được làm từ tinh bột mì tươi, cùng song hành với bánh tráng mì có mặt khắp mọi nơi, trong từng bữa ăn của từng gia đình. Bún số 8 như một món ăn truyền thống không thể thiếu trong các đám giỗ cúng ở nông thôn Bình Định ngày nay.
- Hỗ trợ của Nhà nước đối với làng nghề trong thời gian qua:
Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể “Bún số 8 Tam Quan Nam” của xã Tam Quan Nam (Hoài Nhơn); huyện đang đề nghị xây dựng cổng làng nghề và phòng trưng bày sản phẩm.
- Các điểm nhấn tham quan du lịch nổi bật trong khu vực và lân cận:
+ Các hộ gia đình làng nghề
+ Di tích nhà lưu niệm chi bộ Cửu Lợi
+ Đền thờ Đào Duy Từ
+ Bãi biển thôn Tăng Long
+ Dệt thảm xơ dừa
+ Rau má dưới tán dừa
+ Chùa Mười Liễu
+ Gành Hoài Hải
+ Câu lạc bộ Bài chòi cổ dân gian xã Tam Quan Nam
2. Về phát triển du lịch của các làng nghề
- Khách du lịch: Chưa có thống kê cụ thể tại các địa phương, kết quả điều tra sơ bộ tại 04 làng nghề cho thấy đang phát triển tự phát và đơn lẻ (năm 2018 làng nón ngựa Phú Gia khoảng 1.500 khách; làng rượu Bàu Đá khoảng 1.000 khách; làng bí đao khoảng 400 khách; làng bún số 8 khoảng 100 khách).
Khách du lịch chủ yếu theo chương trình kết hợp (tham quan làng nghề và các điểm du lịch khác), rất ít khách đi theo chương trình du lịch chuyên về làng nghề. Các chương trình du lịch do các công ty đưa đến chưa nhiều, các hoạt động tại điểm còn đơn giản, chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
Qua khảo sát, nhu cầu của du khách khi đến du lịch tại làng nghề là tham quan, trải nghiệm cuộc sống của người dân làng nghề (chiếm 60%), mua sắm (chiếm 30%) và kinh doanh, buôn bán (chiếm 10%). Các hoạt động nghỉ qua đêm chưa có cơ sở phục vụ du khách.
- Sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch: Hiện chỉ phục vụ khách trải nghiệm hoặc xem quá trình làm sản phẩm, bán hàng lưu niệm. Ngoài ra, các khu vực này đa phần chưa có hoạt động đầu tư phát triển du lịch.
Các dịch vụ lưu trú tại hộ gia đình, ăn uống, tham quan các điểm khác trong làng, biểu diễn nghệ thuật hầu như không có.
Đang phát triển mô hình các doanh nghiệp du lịch mời một số nghệ nhân làng nghề đến biểu diễn cho khách du lịch trong khu du lịch, khu nghỉ dưỡng xem để khai thác các giá trị sản phẩm văn hóa (Resort Avani, Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn) .
- Quảng bá du lịch làng nghề:
Sở Du lịch và các ngành, địa phương đã quảng bá các làng nghề thông qua các phương tiện thông tin truyền thông và ấn phẩm nhưng còn ít, chủ yếu là xây dựng các gian hàng trưng bày tại các hội chợ thương mại và hội chợ xúc tiến du lịch; triển khai các cửa hàng bán sản phẩm quà tặng, thủ công mỹ nghệ, đặc sản địa phương tại các khách sạn, các đơn vị kinh doanh mua sắm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
* Những kết quả đạt được
- Đã bước đầu hình thành được các chương trình du lịch có kết hợp tham quan làng nghề.
- Du lịch làng nghề phát triển giúp các làng nghề khôi phục, phát triển các hoạt động sản xuất truyền thống, cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường của làng nghề.
* Thuận lợi
Chính phủ có chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, đãi ngộ các nghệ nhân.
Du lịch Việt Nam nói chung và Bình Định đã và đang phát triển mạnh mẽ và được định hướng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh có sự quan tâm phát triển mạnh trong những năm gần đây.
* Những khó khăn, tồn tại
- Hệ thống hạ tầng cơ sở chưa đảm bảo yêu cầu phát triển du lịch làng nghề như: đường giao thông chưa đáp ứng được các phương tiện vận chuyển lớn (xe từ 24 chỗ trở lên); điện, nước, nhà vệ sinh còn thiếu; chưa có khu vực trưng bày, giới thiệu sản phẩm; khu vực trải nghiệm cho khách du lịch.
- Chưa tổ chức và khai thác tốt các dịch vụ gắn liền với du lịch làng nghề;
- Đội ngũ nghệ nhân, lao động lành nghề, hướng dẫn viên du lịch địa phương chưa được đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ du lịch để nâng cao giá trị của làng nghề và sản phẩm làng nghề.
- Việc xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách trong đầu tư phát triển du lịch đối với làng nghề chưa được quan tâm đúng mức.
- Hoạt động quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu nhằm tôn vinh các giá trị của làng nghề đến với bạn bè trong nước, quốc tế chưa được chú trọng. Tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề chủ yếu theo hộ gia đình, liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong làng, liên kết với doanh nghiệp còn yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, khả năng tích lũy vốn hạn chế, chưa hình thành các mô hình sản xuất phát triển bền vững.
- Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú, chất lượng một số loại sản phẩm còn thấp, chưa ổn định; sự biến động của thị trường, khó khăn trong cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa và ngay cả trong thương hiệu sản phẩm (nón ngựa Phú Gia các đại lý bán chủ yếu ở Huế, gọi là nón Huế; một số rượu Bàu Đá bị làm giả) gây khó khăn cho hoạt động làng nghề.
Nhìn chung, các làng nghề của tỉnh nói chung và 04 làng nghề được lựa chọn thí điểm nói riêng có thể phát triển các loại hình du lịch như trải nghiệm, mua sắm, tham quan phong cảnh, đời sống văn hóa làng nghề... Tuy nhiên các làng nghề vẫn còn ở tiềm năng, chưa được quy hoạch và tổ chức khai thác đạt hiệu quả cao. Do đó cần nâng cao giá trị văn hóa địa phương, nâng tầm giá trị của sản phẩm du lịch văn hóa, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phát triển du lịch bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương nói chung và người dân nói riêng.
IV. KẾT QUẢ THAM VẤN Ý KIẾN NGƯỜI DÂN TẠI CÁC LÀNG NGHỀ
Qua các hội nghị tham vấn, người dân đều thống nhất và mong muốn phát triển du lịch tại các làng nghề, mong muốn Đề án sớm được phê duyệt và có kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, người dân tham gia đề xuất một số nội dung để phát triển du lịch có hiệu quả:
- Đào tạo, bồi dưỡng cho người dân về nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ để họ biết cách làm du lịch và giao tiếp với khách du lịch.
- Hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, liên kết, đưa khách du lịch về các làng nghề.
- Hỗ trợ vốn ban đầu cho người dân phát triển dịch vụ du lịch (hỗ trợ vốn ban đầu; hỗ trợ lãi suất vay...).
- Đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề (giao thông trong làng nghề, thoát nước thải...).
- Hỗ trợ đầu ra của sản phẩm làng nghề.
- Về chính sách chung để phát triển làng nghề: Khôi phục và phát triển nghề truyền thống, phong trào mỗi làng một sản phẩm, hỗ trợ vốn cho làng nghề truyền thống, thành lập Hiệp hội nghề truyền thống, phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề... là những chính sách cần thiết để tạo việc làm cho người lao động, duy trì ngành nghề truyền thống, bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm làng nghề.
- Tăng cường vai trò của Nhà nước và các Hiệp hội nghề trong quảng bá xúc tiến và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của làng nghề: Các làng nghề trên địa bàn tỉnh sản xuất nhỏ, quy mô hộ gia đình, hạn chế hiểu biết thị trường nên cần có vai trò hỗ trợ của nhà nước và các hiệp hội.
Để đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới phát triển làng nghề gắn với du lịch cần quán triệt một số quan điểm sau:
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Định hướng phát triển du lịch của Bình Định.
- Phát triển làng nghề và làng có nghề phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp trên cơ sở phát huy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch, gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với các hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trên cơ sở bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa, tập quán của từng địa phương cùng với sự tham gia của cộng đồng; kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ cổ truyền với công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm vừa truyền thống vừa tinh xảo mang tính thương mại cao.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư, phát triển du lịch làng nghề; đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia.
- Nâng cao tính hấp dẫn, cạnh tranh để thúc đẩy tăng doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho du khách tại làng nghề và góp phần quảng bá, mở rộng thị trường sản phẩm làng nghề.
- Đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững, không làm tổn hại đến môi trường sống và môi trường tự nhiên tại các làng nghề, bản sắc văn hóa địa phương không bị mai một.
- Đảm bảo sự phân chia công bằng thu nhập, lợi nhuận giữa các công ty lữ hành và dân làng, đạt được mục đích tăng thu nhập cải thiện đời sống, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngươi dân địa phương.
- Kết hợp sự hỗ trợ của Nhà nước với huy động mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng môi trường du lịch, tham gia đầu tư phát triển du lịch làng nghề, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất. Trong đó đặc biệt chú trọng tranh thủ sự đóng góp của các nghệ nhân, thợ giỏi, doanh nghiệp và các hội nghề tại địa phương.
1. Mục tiêu chung: Phát triển du lịch làng nghề, sản phẩm làng nghề truyền thống nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, hình thành các điểm đến thu hút du khách; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cư dân làng nghề, góp phần xây dựng thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đồng thời qua các hoạt động du lịch góp phần quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa lâu đời của các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đầu tư, hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống có thể phát triển du lịch đối với các làng nghề có tiềm năng ở thị xã An Nhơn, huyện Phù Cát, huyện Hoài Nhơn và Phù Mỹ. Trước mắt phát triển từ 05 - 10 hộ gia đình đủ điều kiện phục vụ khách du lịch tại mỗi làng nghề. Đến năm 2025 nhân rộng mô hình đến các làng nghề khác trong tỉnh.
- Đến năm 2025, thu hút trên 30.000 lượt khách du lịch đến với các làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh;
- Tạo thêm việc làm cho khoảng 400 lao động nông thôn tại các làng nghề, làng nghề truyền thống có gắn với các hoạt động du lịch;
- Nâng mức thu nhập các hộ hoạt động làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch từ 03 - 05 lần so với sản xuất thuần nông.
III. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
TT |
Tên làng nghề |
Tuyến, điểm du lịch chính |
1 |
Làng nghề rượu Bàu Đá |
- Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận: Vịnh Quy Nhơn, Bảo tàng tổng hợp, tháp Đôi, tháp Bánh Ít... - Tuyến du lịch Quy Nhơn - An Nhơn - Tây Sơn: Cụm điểm thành phố Quy Nhơn, Ghềnh Ráng, cụm điểm thị xã An Nhơn, cụm điểm du lịch Tây Sơn |
2 |
Làng nghề nón ngựa Phú Gia |
- Tuyến du lịch từ sân bay Phù Cát - Cát Tiến - Quy Nhơn: Suối khoáng Hội Vân - khu dã ngoại Trung Lương - chùa Linh Phong - Eo Gió - Kỳ Co...Tuyến du lịch từ Cát Tường - Đề Gi (ẩm thực Đề Gi; nhà máy nước mắm Đề Gi; du lịch sinh thái...). - Tuyến du lịch dọc theo Quốc lộ IA: Cụm điểm thành phố Quy Nhơn, Ghềnh Ráng, cụm điểm thị xã An Nhơn, chùa Thiên Hưng, thành Đồ Bàn, tháp Cánh Tiên, suối khoáng Hội Vân… |
3 |
Làng nghề Bí đao Mỹ Thọ |
- Cụm du lịch phía Bắc tỉnh: chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu, chùa Hang, đầm Trà Ổ... - Tuyến Hoài Nhơn - Phù Mỹ ven biển: Mũi Vi Rồng - Tân Phụng, Gành Hoài Hải, biển Tam Quan Bắc... |
4 |
Làng bánh tráng, bún số 8 Tam Quan Nam |
- Cụm du lịch phía Bắc tỉnh: các điểm du lịch ven biển Hoài Hải - Tam Quan Bắc, đền thờ Đào Duy Từ - Tuyến Hoài Nhơn - An Lão: Lộ Diêu, chiến thắng Đồi 10, di tích nhà lưu niệm chi bộ Cửu Lợi, khu sinh thái An Toàn, di tích chiến thắng An Lão... - Tuyến Hoài Nhơn - Hoài Ân: Di tích chiến thắng Đồi 10, đền thờ Đào Duy Từ, bưởi da xanh Ân Tín, di tích Núi Chéo... - Tuyến Quy Nhơn - Nhơn Hội - Tam Quan: Gắn với các điểm trên tuyến du lịch ven biển (ĐT 639) hoặc có thể tổ chức khai thác theo Quốc lộ IA, đường thủy dọc bờ biển với các điểm du lịch chính như: Cụm điểm thành phố Quy Nhơn, đầm Thị Nại, khu du lịch Phương Mai - Núi Bà, đầm Đề Gi, Lộ Diêu, cụm điểm ở Hoài Nhơn... |
2. Phát triển thị trường khách du lịch
2.1. Thị trường khách du lịch nội địa: Chiếm số đông trong giai đoạn phát triển tới và được định hướng là thị trường trọng điểm của du lịch làng nghề do xu hướng đi du lịch trong nước tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến thường xuyên trên các trang mạng xã hội. Khách du lịch nội địa sẽ tăng trưởng cả về số lượng khách lẫn khả năng chi tiêu.
Đối với du lịch làng nghề, mức độ ưu tiên thu hút thị trường theo thứ tự như sau:
1) Thị trường khách từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
2) Thị trường khách từ các tỉnh Tây Nguyên.
3) Thị trường khách trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên.
Trong đó, tập trung khai thác các phân khúc khách:
- Dân cư đô thị tập trung vào các đối tượng có thu nhập khá trở lên với mục đích du lịch văn hóa cộng đồng, cảnh quan thiên nhiên, mua sắm,....
- Khách du lịch trẻ tuổi quan tâm tới du lịch trải nghiệm. Phương hướng khai thác cần tập trung vào:
- Tăng cường tuyên truyền quảng bá sản phẩm làng nghề và sản phẩm du lịch làng nghề tại các thị trường mục tiêu thông qua các loại hình đa dạng như tập gấp; internet; mạng xã hội;
- Xúc tiến các chương trình liên kết phổ biến nghề; tham gia các triển lãm giới thiệu hàng hóa;
- Khuyến khích người dân mở các cửa hàng, đại lý tại thị trường mục tiêu.
2.2. Thị trường khách quốc tế
Những thị trường trọng điểm, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khách quốc tế đến làng nghề là thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ, châu Đại Dương; thị trường Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật...); tiếp đến là các nước ASEAN. Các nỗ lực quảng bá xúc tiến cũng cần tập trung vào những thị trường trọng điểm này.
Phương hướng khai thác:
- Thông qua các hội chợ triển lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm;
- Thông qua các phương tiện truyền thông phổ biến như Internet, truyền hình để quảng cáo, giới thiệu;
- Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại thị trường nước ngoài và các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.
3. Phát triển sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch
Phát triển các làng nghề truyền thống thành các các làng văn hóa - du lịch để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Một số sản phẩm, dịch vụ du lịch chủ yếu:
a. Làng rượu Bàu Đá:
- Homestay (Du khách có được những trải nghiệm gần gũi nhất qua việc sống và sinh hoạt tại nhà các hộ dân).
- Tham quan làng nghề (Tổ chức cho du khách tham quan làng nghề bằng xe đạp; Ghé thăm các địa điểm làm nghề truyền thống, phòng trưng bày, điểm Bàu Đá, miếu thờ tổ nghể, các điểm du lịch lân cận).
- Trải nghiệm nghề truyền thống (Tổ chức cho du khách đến tham quan hộ gia đình làm nghề; Du khách được hướng dẫn làm thực tế: trộn men rượu, nấu rượu...).
- Du lịch ẩm thực (Du khách được hướng dẫn tham gia làm và thưởng thức món ăn, đồ uống địa phương tại chỗ: rượu Bàu Đá, nem, tré...)
- Du lịch mua sắm, giải trí (Phát triển các dịch vụ làng nghề tiện ích phục vụ khách: Cơ sở bán sản phẩm, giải khát, ăn uống…)
- Giao lưu văn nghệ (Biểu diễn, giao lưu hát bài chòi, dân ca - kết hợp với khu vực An Thái, xã Nhơn Phúc về võ cổ truyền, cờ người, lễ hội… để phục vụ khách du lịch).
b. Làng nón ngựa Phú Gia:
- Homestay.
- Tham quan làng nghề (Tổ chức cho du khách đi tham quan bằng xe điện, xe ngựa, xe đạp; Ghé thăm các địa điểm làm nghề truyền thống, phòng trưng bày, các điểm du lịch lân cận: Nhà cổ ông Trần Tiên Trước, Cát Tiến - Đề Gi…).
- Trải nghiệm nghề truyền thống (Tổ chức cho du khách đến tham quan hộ gia đình làm nghề; Du khách được hướng dẫn làm thực tế: Chằm nón, chẻ nan...).
- Du lịch ẩm thực (Kết hợp thưởng thức món gà từ suối khoáng nóng Hội Vân, hải sản từ xã Cát Tiến..).
- Du lịch mua sắm, giải trí (Phát triển các dịch vụ làng nghề tiện ích phục vụ khách: cơ sở bán sản phẩm, giải khát, ăn uống…)
- Giao lưu văn nghệ (Biểu diễn, giao lưu hát bộ và võ cổ truyền Bình Định phục vụ khách du lịch và những người dân địa phương).
c. Làng bí đao:
- Homestay.
- Tham quan làng nghề (bằng xe đạp, đi bộ; Ghé thăm các hộ gia đình trồng bí, các điểm du lịch lân cận).
- Trải nghiệm hoạt động nông nghiệp (du khách được chủ nhà hướng dẫn tham gia vào những hoạt động nông nghiệp trong gia đình như trồng bí, trồng rau, thu hoạch bí, giúp chủ nhà chuyển hàng lên xe… Khách cũng đồng thời được hướng dẫn hái những loài rau, trái địa phương để chế biến món ăn cho bữa trưa/ tối cùng gia đình).
- Du lịch ẩm thực (các món ăn từ bí đao, trà bí đao, cao bí đao...).
- Du lịch mua sắm, giải trí (Phát triển các dịch vụ làng nghề tiện ích phục vụ khách: cơ sở bán sản phẩm, giải khát, ăn uống…)
- Giao lưu văn nghệ (Biểu diễn, giao lưu hát bài chòi, dân ca phục vụ khách du lịch và những người dân địa phương).
d. Làng bánh tráng, bún số 8:
- Homestay.
- Tham quan làng nghề (Tổ chức cho khách tham quan bằng xe điện, xe máy, xe đạp; Ghé thăm các địa điểm làm nghề truyền thống, phòng trưng bày, các điểm du lịch lân cận).
- Trải nghiệm nghề truyền thống (Tổ chức cho du khách đến tham quan hộ gia đình làm nghề; Du khách được hướng dẫn làm thực tế).
- Du lịch ẩm thực (Du khách được hướng dẫn tham gia làm và thưởng thức món ăn làm từ bún số 8, bánh tráng, các món ăn đặc sản của Hoài Nhơn).
- Du lịch mua sắm, giải trí (Phát triển các dịch vụ làng nghề tiện ích phục vụ khách: Cơ sở bán sản phẩm, giải khát, ăn uống…)
- Giao lưu văn nghệ (Biểu diễn, giao lưu hát bài chòi phục vụ khách du lịch và những người dân địa phương ).
4. Phát triển không gian, chức năng chuyên ngành
- Bảo tồn các nhà truyền thống, giữ nguyên không gian kiến trúc có giá trị với làng nghề, cải tạo sắp xếp lại sản xuất của các hộ sản xuất trong làng nghề trở thành điểm tham quan trình diễn, trải nghiệm của khách du lịch.
- Đối với khu mở rộng, phát triển làng nghề
+ Xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.
+ Khu trưng bày sản phẩm: Là nơi trưng bày, giới thiệu cũng như bán các sản phẩm của làng nghề nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm, tham quan của du khách khi đến với làng nghề.
+ Nhà đón tiếp, ẩm thực: Xây dựng theo hình thức nhà truyền thống, không gian mở với vườn cây xung quanh, nơi đây sẽ phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách với các sản phẩm mang đậm nét dân dã quen thuộc...
- Phát triển loại hình du lịch homestay và giao lưu với người dân địa phương; ẩm thực. Xây dựng các chương trình du lịch để khách ở lại trong làng và giao lưu tìm hiểu với người dân địa phương.
- Tổ chức khôi phục, phát triển lễ hội, hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống ở các làng nghề.
- Cải tạo không gian xanh mang tính chất công cộng phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng dân cư.
IV. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
1. Giải pháp đào tạo, phát triển nhân lực phục vụ du lịch
Đánh giá nguồn nhân lực hiện có tại làng nghề và lựa chọn những nhân tố phù hợp để phát triển du lịch.
- Đối với các hộ gia đình được lựa chọn thí điểm phát triển du lịch làng nghề: Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cho các hộ gia đình có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ một cách có chất lượng. Bao gồm: Kỹ năng nghiệp vụ Lễ tân, Hướng dẫn viên du lịch tại điểm; Nghiệp vụ buồng, đặt giữ buồng; Vận hành cơ sở lưu trú nhỏ - homestay; Chế biến món ăn; Phục vụ nhà hàng; Giao tiếp với khách du lịch; Ngoại ngữ du lịch.
- Hỗ trợ tổ chức tập huấn kỹ năng nghề du lịch cho các nghệ nhân tại các làng nghề. Bao gồm: Kiến thức về sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu khách du lịch; Quy trình phục vụ khách tham quan, trải nghiệm; Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát triển nghề truyền thống; Giao tiếp với khách du lịch; Ngoại ngữ du lịch.
- Truyền thông đối với cộng đồng dân cư làng nghề, bao gồm: Nâng cao nhận thức về phát triển làng nghề kết hợp với du lịch, gắn với bảo tồn và phát triển nghề truyền thống; Du lịch cộng đồng; Môi trường du lịch; Giao tiếp với khách du lịch; Ngoại ngữ du lịch.
2. Giải pháp về quảng bá, tuyên truyền về du lịch làng nghề
- Chuẩn hóa các thông tin có liên quan đến sản phẩm làng nghề như thông tin quy trình sản xuất, chế tạo, công dụng... để cung cấp thông tin cho các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Xây dựng nhận diện thương hiệu du lịch làng nghề Bình Định tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến trải nghiệm và mua sắm đúng sản phẩm chất lượng.
- Xây dựng website chính thức của các làng nghề, đưa các làng nghề vào bản đồ các tuyến, điểm du lịch Bình Định và các ấn phẩm của ngành du lịch.
- Mở rộng kênh quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề đến khách du lịch dưới hình thức đặc sản, quà lưu niệm thông qua các cửa hàng đặc sản, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường đẩy mạnh quảng bá làng nghề, sản phẩm làng nghề trên các phương tiện truyền thông, tại các sự kiện du lịch trong và ngoài nước; tổ chức các sự kiện, chương trình văn hóa gắn với du lịch làng nghề; tổ chức các hoạt động famtrip về du lịch làng nghề; biên tập và giới thiệu bản đồ, tập gấp du lịch, sản phẩm làng nghề bằng nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Trung Quốc...
Phấn đấu 100% số làng trong đề án được hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm.
3. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất phục vụ du lịch
- Xây dựng hệ thống sơ đồ chỉ dẫn tham quan, bãi đỗ xe phục vụ khách.
- Xây dựng và duy trì cảnh quan làng nghề sạch đẹp. Chọn các điểm nhấn, các tuyến đường trồng hoa tạo ấn tượng thu hút du khách đến tham quan.
- Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, tiện nghi đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm cơ sở lưu trú du lịch - homestay, điểm dịch vụ thông tin, hướng dẫn; phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm, văn hóa làng nghề.
- Phát triển dịch vụ bán hàng lưu niệm, dịch vụ ẩm thực gắn với làng nghề, dịch vụ mua sắm.
4. Giải pháp về xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch làng nghề
- Tiếp tục phát huy một số chính sách hiện có của Trung ương, của tỉnh có tác động tích cực đến phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống: Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2019 - 2025.
- Hỗ trợ vốn ban đầu cho các hộ gia đình phát triển du lịch; hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định (3 năm).
- Phân bổ kinh phí cho công tác xúc tiến quảng bá làng nghề, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.
- Huy động vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để đầu tư phát triển dịch vụ cho khách du lịch.
5. Giải pháp phát triển mô hình tổ chức quản lý, kinh doanh du lịch làng nghề
Việc lựa chọn mô hình tổ chức quản lý, kinh doanh cho du lịch làng nghề cần dựa trên việc phân tích cụ thể thực trạng của địa phương. Mô hình quản lý cần được triển khai tại các làng nghề của tỉnh nên là một mô hình kết hợp giữa Đại diện chính quyền địa phương và Tổ/Nhóm hợp tác phát triển du lịch làng nghề. Tổ/nhóm hợp tác sẽ có vai trò liên kết các thành viên của cộng đồng trong kinh doanh du lịch, tạo ra cơ chế kiểm soát và quản lý hoạt động của từng thành viên tham gia.
Mô hình quản lý: Đại diện chính quyền xã; Trưởng/Phó thôn và Các hộ kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch trong làng nghề đứng đầu bởi một tổ trưởng đại diện cho tổ/nhóm hợp tác trong giao dịch.
Trong quá trình hoạt động, do năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế, Tổ/Nhóm hợp tác du lịch cần nhận được sự tư vấn và đồng hành chặt chẽ của các cơ quan quản lý và Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Định, đặc biệt trong các vấn đề giao dịch, ký kết hợp đồng cũng như quảng bá du lịch.
6. Giải pháp tăng cường mở rộng liên kết với các đầu mối khách du lịch
- Mở rộng liên kết và hợp tác với các đầu mối khách du lịch của làng nghề.
- Tổ chức cho các công ty lữ hành lớn đến tham quan các làng nghề và kết nối nguồn khách từ những công ty này đến các làng.
- Hợp tác về xúc tiến, quảng bá du lịch: Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm xúc tiến và phối hợp tham gia các hội thảo, hội chợ triển lãm, các sự kiện, lễ hội của địa phương liên kết, hợp tác cùng; giới thiệu và tuyên truyền về du lịch của địa phương liên kết, hợp tác cùng trên phương tiện truyền thông và báo, đài.
- Hợp tác về phát triển sản phẩm du lịch: Thường xuyên cung cấp các thông tin về các điểm du lịch, chương trình tour và các sản phẩm du lịch mới của địa phương để giới thiệu đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước; liên kết để xây dựng các tour kết nối với các địa phương khác.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN TRIỂN KHAI VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
TT |
Nhiệm vụ |
Nội dung công việc |
Dự kiến thời gian triển khai |
1 |
Công bố đề án |
Tổ chức thực hiện công bố nội dung Đề án sau khi đề án được phê duyệt - Đơn vị thực hiện: Sở Du lịch - Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã |
Quý IV/năm 2019 |
2 |
Lập kế hoạch triển khai đề án |
Kế hoạch triển khai thực hiện đề án được lập trên cơ sở nội dung đề án. Kế hoạch được lập cho giai đoạn 5 năm - Đơn vị lập kế hoạch: UBND các huyện, thị xã có làng nghề - Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành liên quan. - Đơn vị phê duyệt: UBND tỉnh |
QuýIV/2019-I/2020 |
3 |
Triển khai thực hiện |
Trên cơ sở kế hoạch và phân công nhiệm vụ, các đơn vị được giao triển khai lập và triển khai các nội dung thành phần. |
Phụ thuộc vào kế hoạch triển khai thực hiện đề án |
3.1 |
Xây dựng các dịch vụ du lịch tại từng cụm |
Khảo sát lựa chọn 05 - 10 hộ gia đình thí điểm phát triển du lịch làng nghề (mong muốn đầu tư, có khả năng đầu tư và có cam kết thực hiện ít nhất trong 5 năm). Hỗ trợ xây dựng các công trình tại các hộ dân Khảo sát và xây dựng nội dung chi tiết của các gói dịch vụ |
Quý I/2020 |
Triển khai cung cấp dịch vụ mẫu, lấy ý kiến phản hồi |
Quý II / 2020 |
||
Triển khai và hỗ trợ đồng hành cùng người dân |
Quý III / 2020 |
||
3.2 |
Đào tạo nâng cao năng lực cho người dân địa phương |
Tổ chức hướng dẫn, đào tạo trực tiếp tại các làng nghề |
Quý III-IV/2020 |
Tổ chức các đoàn tham quan mô hình DLLN cho cấp huyện |
Quý I / 2020 |
||
3.3 |
Phát triển các mô hình tổ chức quản lý, kinh doanh DLLN |
Tổ chức gặp mặt chính quyền và các hộ dân làm du lịch làng nghề nhằm thống nhất mô hình quản lý phù hợp |
Quý I/ 2020 |
Tổ chức triển khai thí điểm mô hình quản lý |
Quý II / 2020 |
||
3.4 |
Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch làng nghề |
Quý I / 2020 |
|
3.5 |
Xúc tiến, quảng bá sản phẩm |
Tổ chức cho các công ty lữ hành tham quan các điểm du lịch làng nghề |
Quý II / 2020 |
Thiết kế bộ nhận diện và hình ảnh cho DLLN Bình Định |
Quý II / 2020 |
||
Lập trang web thông tin và trang mạng xã hội facebook |
Quý II / 2020 |
||
Xây dựng các bản đồ, tập gấp giới thiệu du lịch làng nghề |
Quý II / 2020 |
||
Kết nối với các đơn vị truyền thông |
Quý II / 2020 |
||
3.6 |
Phát triển quan hệ đối tác |
Quý II / 2020 |
|
4 |
Giám sát và đánh giá quá trình thực hiện |
Giám sát việc triển khai thực hiện đề án hàng năm, sơ kết 3 năm và tổng kết 5 năm (đến năm 2025) đánh giá kết quả triển khai thực hiện đề án làm cơ sở điều chỉnh phù hợp cho giai đoạn sau. - Đơn vị thực hiện: Sở Du lịch - Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã |
Hàng năm |
VI. KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
- Tổng kinh phí dự kiến: 14,3 tỷ đồng.
- Cơ cấu nguồn vốn:
Vốn ngân sách tỉnh khoảng 3,61 tỷ đồng, dùng để hỗ trợ cho người dân, xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân lực…
Vốn ngân sách huyện khoảng 3,15 tỷ đồng, dùng để xây dựng bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, triển khai mô hình phát triển du lịch làng nghề…
Vốn xã hội hóa khoảng 7,82 tỷ đồng, dùng để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản phẩm du lịch...
1. Sở Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện có liên quan tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án này, đồng thời tổng hợp tình hình và báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh để chỉ đạo, xử lý các vấn đề có liên quan.
- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân tại các làng nghề về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng; kiến thức cơ bản trong quá trình tiếp đón khách du lịch.
- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch gắn với việc giới thiệu các làng nghề, sản phẩm thủ công làng nghề, đầu tư phát triển các tuyến, điểm du lịch hiện có; phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng tuyến, điểm du lịch mới, trong đó, lấy làng nghề là điểm đến du lịch. Tăng cường và gắn kết vai trò của doanh nghiệp du lịch với làng nghề.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện tăng cường các nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án, gắn kết với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm tăng thêm nguồn kinh phí hàng năm để đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm tại các làng nghề.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trình UBND tỉnh phê duyệt trong kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn hàng năm; hướng dẫn và tổ chức triển khai việc thực hiện các cơ chế, chính sách, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh; định hướng bảo tồn, phát triển làng nghề và định hướng các mục tiêu hỗ trợ, xác định tiêu chí và nội dung các lĩnh vực cần hỗ trợ.
4. Sở Văn hóa và Thể thao
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các địa phương thực hiện các dự án phục hồi, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp di tích lịch sử, công trình văn hóa có giá trị tại làng nghề.
5. Sở Công Thương
Phối hợp các ngành, địa phương tham mưu kế hoạch phát triển các mặt hàng thủ công tạo ra các sản phẩm lưu niệm trên địa bàn. Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tham gia các Hội chợ, triển lãm thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, đặc sản của địa phương; hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm làng nghề.
6. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn cơ chế tài chính đối với chính sách hỗ trợ; theo dõi, giám sát, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn để đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì phối hợp cùng Sở Công Thương xây dựng và triển khai các dự án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; đề xuất các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, làng nghề về đất đai, mặt bằng sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường.
8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Bình Định, Ngân hàng Chính sách chi nhánh Bình Định
Hỗ trợ nguồn vốn vay đối với doanh nghiệp, hộ sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh và các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế làng nghề gắn với phát triển du lịch tại các địa phương.
9. UBND các huyện, thị xã
- Phối hợp với Sở Du lịch và các Sở, ban ngành xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai Đề án và tổ chức thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.
- Chỉ đạo tổ chức và thực hiện lồng ghép Đề án này với các chương trình, dự án khác có trên địa bàn, đặc biệt là gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác thực hiện tốt Đề án.
- Có trách nhiệm tổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề; đồng thời có Biện pháp quản lý đối với làng nghề ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
10. Sở Xây dựng
Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thị xã hướng dẫn lập quy hoạch chi tiết, thiết kế xây dựng các công trình phục vụ đầu tư phát triển các làng nghề và thẩm định phê duyệt quy hoạch theo quy định hiện hành.
11. Hiệp Hội Du lịch Bình Định
- Hỗ trợ xây dựng tour, tuyến du lịch đến 04 làng nghề truyền thống gắn kết hoạt động du lịch và khai thác thị trường khách du lịch.
- Phối hợp với sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện trong công tác tổ chức đào tạo nghề du lịch cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề; đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên chuyên nghiệp.
- Hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết, xây dựng thương hiệu, xây dựng và phát triển các dịch vụ du lịch phục vụ du khách trên địa bàn.
12. Các sở, ngành, Hội, đoàn thể khác: Căn cứ chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình, theo nhiệm vụ được UBND tỉnh giao lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung liên quan của Đề án.
Bình Định có tiềm năng phát triển du lịch làng nghề nhờ tài nguyên phong phú, vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi. Dựa trên những nghiên cứu thực tế, Đề án thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh đề xuất:
- Làng nghề Rượu Bàu Đá, An Nhơn
- Làng nghề Nón ngựa Phú Gia, Phù Cát
- Làng nghề trồng Bí Đao, Phù Mỹ
- Làng nghề Bánh tráng - Bún số 8 Tam Quan Nam, Hoài Nhơn
Để thực hiện có hiệu quả Đề án thí điểm phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh, đề án kiến nghị những vấn đề sau:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Lồng ghép các nội dung về phát triển du lịch làng nghề trong các chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch cấp quốc gia, vùng du lịch.
Lựa chọn các làng làng nghề tiêu biểu để đưa vào trong các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.
Hỗ trợ mở các lớp đào tạo nhân sự cho việc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề.
- Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định:
Ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng 04 làng nghề và liên kết các khu điểm du lịch quan trọng khác theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình đầu tư các dự án phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh./.
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ LỰA CHỌN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG KẾT HỢP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
(Kèm theo Đề án thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống
trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025)
STT |
Tiêu chí |
Làng Rượu Bàu đá - An Nhơn |
Làng Chiếu cói Hoài Nhơn |
Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu |
Làng nghề đan tre Mỹ Tài |
Làng nghề bún, bánh An Thái - An Nhơn |
Làng nghề dệt thổ cẩm các huyện miền núi |
Làng nghề bánh tráng - bún số 8 Tam Quan Nam |
Làng nghề trồng Bí Đao Phù Mỹ |
Làng Nón ngựa Phú Gia |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
||
1 |
Cơ sở hạ tầng đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch |
x |
|
x |
|
x |
|
x |
x |
x |
2 |
Làng nghề truyền thống có các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch (nghỉ dưỡng, tham quan, trải nghiệm, bán hàng lưu niệm, thực phẩm được chế tác, sản xuất từ sản phẩm làng nghề…) |
x |
|
|
x |
x |
x |
x |
x |
x |
3 |
Làng nghề có cảnh quan đẹp |
x |
|
|
|
|
x |
x |
x |
x |
4 |
Vị trí làng nghề gần với các tài nguyên du lịch hấp dẫn tại địa phương. |
x |
x |
x |
|
x |
|
x |
x |
x |
5 |
Đảm bảo vệ sinh môi trường |
x |
x |
|
x |
|
x |
x |
x |
x |
6 |
Đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
7 |
Người dân mong muốn làm du lịch và sự ủng hộ của địa phương |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
THỐNG KÊ KHÁCH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU VỰC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐVT: Lượt khách
TT |
Tên điểm du lịch |
Lượt khách phục vụ năm 2018 |
||||
Tổng cộng |
Quốc tế |
Nội địa |
Tham quan |
Lưu trú |
||
1 |
Làng nón ngựa Phú Gia - xã Cát Tường, huyện Phù Cát |
1.500 |
200 |
1.300 |
1.500 |
|
2 |
Làng rượu Bàu Đá - xã Nhơn Lộc, TX. An Nhơn |
1.000 |
|
1.000 |
1.000 |
|
3 |
Làng bí đao xã Mỹ Thọ - huyện Phù Cát |
400 |
|
400 |
400 |
|
4 |
Làng bánh tráng, bún số 8 xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn |
100 |
|
100 |
100 |
|
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ ĐẾN NĂM 2025
TT |
CHỈ TIÊU |
ĐVT |
TỔNG CỘNG |
LÀNG NGHỀ |
|||
Làng rượu Bàu Đá |
Làng nón ngựa Phú Gia |
Làng bí đao Mỹ Thọ |
Làng bún số 8 Tam Quan Nam |
||||
1 |
Khách du lịch |
Khách |
5.860 |
1.953 |
2.930 |
781 |
195 |
|
Theo thị trường |
|
|
|
|
|
|
|
Khách quốc tế |
|
580 |
190 |
290 |
80 |
20 |
|
Khách nội địa |
|
5.280 |
1.763 |
2.640 |
701 |
175 |
|
Theo mục đích |
|
|
|
|
|
|
|
Khách tham quan |
|
4.660 |
1.563 |
2.344 |
631 |
121 |
|
Khách lưu trú |
|
1.200 |
390 |
586 |
150 |
74 |
2 |
Doanh thu |
Triệu đồng |
3.996 |
1.328 |
1.992 |
529 |
147 |
|
Tham quan |
|
2.796 |
938 |
1.406 |
379 |
73 |
|
Lưu trú |
|
1.200 |
390 |
586 |
150 |
74 |
MÔ TẢ SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ YÊU CẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT, NĂNG LỰC THỰC HIỆN
Tên sản phẩm |
Mục đích |
Mô tả |
Yêu cầu cơ sở vật chất/ năng lực |
Địa điểm thực hiện |
Homestay |
Du khách có được những trải nghiệm gần gũi nhất qua việc sống và sinh hoạt tại nhà các hộ dân |
Khách ăn, ở, ngủ sinh hoạt và tham gia các hoạt động cùng gia đình. Đồng thời tham gia các trải nghiệm du lịch khác trong vùng. |
- Nhà rộng, sạch sẽ và thoáng mát; có đủ chăn, ga, gối, đệm, màn sạch sẽ đáp ứng yêu cầu của các công ty lữ hành quốc tế. - Cần có nhà vệ sinh, nhà tắm và bồn rửa mặt thoáng mát, vệ sinh phục vụ riêng cho khách. - Các món ăn cần đảm bảo phục vụ được cả khách nội địa và ngoại quốc. - Hộ dân cần được trang bị kiến thức, kỹ năng về lễ tân du lịch đạt chuẩn. |
- Làng nghề rượu Bàu Đá; - Làng nghề nón ngựa Phú Gia; - Làng bí đao Mỹ Thọ; - Làng nghề bún số 8 Tam Quan Nam |
Tham quan làng nghề |
Tìm hiểu về tổ chức, văn hóa làng nghề, các ngành nghề truyền thống, ngắm cảnh quan thiên nhiên và giao lưu với người dân |
- Tổ chức nhiều hình thức di chuyển, ngắm nhìn cảnh quan bên đường như: Đi xe điện, xe ngựa, xe đạp, đi bộ. - Ghé thăm các địa điểm làm nghề truyền thống, phòng trưng bày, các di tích văn hóa lịch sử, điểm ngắm cảnh trên đường. |
- Thôn xóm sạch sẽ, không có rác bẩn. - Đường giao thông chất lượng tốt, không bị xuống cấp, không có xe lớn di chuyển. - Cảnh quan thiên nhiên hai bên đường được bảo vệ nguyên vẹn, không dựng cổng chào, biển quảng cáo phá vỡ cảnh quan. - Trang trí thêm vườn cây nhà cửa , bằng các loại hoa, cây cảnh. - Có những trạm dừng chân ven đường với kiến trúc phù hợp với cảnh quan (sử dụng vật liệu tự nhiên, tại địa phương). |
- Làng nghề rượu Bàu Đá; - Làng nghề nón ngựa Phú Gia; - Làng bí đao Mỹ Thọ; - Làng nghề bún số 8 Tam Quan Nam |
Trải nghiệm nghề truyền thống |
Du khách được trải nghiệm làm một hoặc một số khâu sản xuất. Đồng thời hiểu thêm về đời sống và sinh kế người dân địa phương. |
- Tổ chức cho du khách đến tham quan hộ gia đình làm nghề. - Du khách được hướng dẫn làm thực tế. |
- Có khu giới thiệu quy trình sản xuất. - Có nghệ nhân hướng dẫn cho du khách. - Cần đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm; dụng cụ bảo hộ cho du khách. - Khu vực sơ chế, chế biến cần được đầu tư đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. |
- Làng nghề rượu Bàu Đá; - Làng nghề nón ngựa Phú Gia; - Làng nghề bún số 8 Tam Quan Nam |
Trải nghiệm hoạt động nông nghiệp |
Trực tiếp tham gia vào hoạt động nông nghiệp với người dân địa phương. Tạo được sự kết nối với thiên nhiên và con người khu vực làng nghề và lân cận |
Tại điểm homestay, du khách được chủ nhà hướng dẫn tham gia vào những hoạt động nông nghiệp trong gia đình như trồng bí, trồng rau, thu hoạch bí, giúp chủ nhà chuyển hàng lên xe… Khách cũng đồng thời được hướng dẫn hái những loài rau, trái địa phương để chế biến món ăn cho bữa trưa/ tối cùng gia đình. |
Trong các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, du khách cần được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ cần thiết như ủng, bao tay, nón,… |
- Làng bí đao Mỹ Thọ |
Du lịch ẩm thực |
Du khách được trải nghiệm và thưởng thức món ăn địa phương |
- Tổ chức cho du khách đến tham quan hộ gia đình làm nghề - Du khách được hướng dẫn tham gia làm và thưởng thức món ăn, đồ uống địa phương tại chỗ theo sản phẩm làng nghề hoặc theo món ăn địa phương |
Cần đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Khu vực sơ chế, chế biến cần được đầu tư đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Các dụng cụ chế biến cũng cần được đảm bảo vệ sinh. |
- Làng nghề rượu Bàu Đá; - Làng bí đao Mỹ Thọ; - Làng nghề bún số 8 Tam Quan Nam - Làng nghề nón ngựa Phú Gia |
Du lịch mua sắm, giải trí |
Đáp ứng nhu cầu của du khách, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cư dân làng nghề. |
Du khách mua sản phẩm làng nghề và các sản phẩm lưu niệm khác |
- Phát triển các dịch vụ làng nghề tiện ích phục vụ khách: cơ sở bán sản phẩm, giải khát, ăn uống… - Các sản phẩm niêm yết giá; đảm bảo chất lượng |
- Làng nghề rượu Bàu Đá; - Làng nghề nón ngựa Phú Gia; - Làng bí đao Mỹ Thọ; - Làng nghề bún số 8 Tam Quan Nam |
Giao lưu văn nghệ |
Du khách được tìm hiểu về các loại hình nghệ thuật của Bình Định |
Biểu diễn, giao lưu hát bài chòi, hát bộ, dân ca và võ cổ truyền Bình Định phục vụ khách du lịch và những người dân địa phương |
Tổ chức nên những nhóm, câu lạc bộ văn nghệ với đầy đủ trang phục, đạo cụ cần thiết, đậm nét văn hóa địa phương. |
- Làng nghề rượu Bàu Đá; - Làng nghề nón ngựa Phú Gia; - Làng bí đao Mỹ Thọ; - Làng nghề bún số 8 Tam Quan Nam |
ĐVT: Triệu đồng
TT |
NỘI DUNG |
Tổng kinh phí |
Nguồn vốn |
Ghi chú |
||
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách Huyện, Xã |
Xã hội hóa |
||||
I |
Xây dựng các dịch vụ du lịch tại làng nghề |
11.700 |
1.600 |
2.700 |
7.400 |
|
1 |
Dịch vụ du lịch tại các hộ dân làng nghề |
|
|
|
|
|
|
Xây dựng cơ sở vật chất dịch vụ tại các hộ dân (hộ dân 70%, hỗ trợ 30% cho 40 hộ dân thí điểm, tối đa 30 triệu đồng/hộ) |
6.000 |
1.200 |
|
4.800 |
- Vốn ngân sách - Vốn hộ dân |
|
Nhà vệ sinh tại các hộ gia đình (hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ) |
1.000 |
400 |
|
600 |
- Vốn ngân sách - Vốn hộ dân |
|
Khảo sát và xây dựng nội dung chi tiết của các gói dịch vụ sản phẩm |
300 |
|
300 |
0 |
Vốn sự nghiệp |
|
Triển khai cung cấp dịch vụ mẫu, lấy ý kiến phản hồi |
200 |
|
200 |
0 |
Vốn sự nghiệp |
|
Triển khai và hỗ trợ đồng hành cùng cộng đồng |
200 |
|
200 |
0 |
Vốn sự nghiệp |
2 |
Bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh chung của từng làng nghề |
4.000 |
|
2.000 |
2.000 |
Vốn ngân sách - Vốn xã hội hóa |
II |
Đào tạo nâng cao năng lực cho người dân địa phương |
1.090 |
940 |
150 |
0 |
|
|
Tổ chức hướng dẫn, đào tạo trực tiếp các hộ dân tại các làng nghề (8 lớp, 7 ngày/lớp, 40 triệu đồng/lớp; 2 làng nghề/lớp) |
640 |
640 |
|
|
Vốn sự nghiệp |
|
Nâng cao nhận thức cộng đồng (5 lớp, 1 buổi/lớp, 15 triệu đồng/lớp; 2 làng nghề/lớp) |
150 |
150 |
|
0 |
Vốn sự nghiệp |
|
Bồi dưỡng kiến thức du lịch cho nghệ nhân (5 lớp, 1 buổi/lớp, 15 triệu đồng/lớp; 2 làng nghề/lớp) |
150 |
150 |
|
0 |
Vốn sự nghiệp |
|
Tổ chức các đoàn tham quan, học tập mô hình DLLN cho cấp huyện |
150 |
|
150 |
0 |
Vốn sự nghiệp |
III |
Phát triển các mô hình tổ chức quản lý, kinh doanh DLLN |
200 |
0 |
200 |
0 |
Vốn sự nghiệp |
|
Tổ chức các cuộc họp, thống nhất và triển khai thí điểm mô hình quản lý |
200 |
|
200 |
0 |
|
IV |
Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch làng nghề |
50 |
50 |
|
|
Vốn sự nghiệp |
|
Khảo sát, thu thập tài liệu, họp thống nhất |
50 |
50 |
|
|
|
V |
Xúc tiến, quảng bá sản phẩm |
1.260 |
1.020 |
0 |
240 |
|
|
Tổ chức cho các công ty lữ hành tham quan các làng nghề |
250 |
200 |
|
50 |
- Xã hội hóa |
|
Lập và duy trì trang web thông tin và trang mạng xã hội facebook |
200 |
150 |
|
50 |
- Vốn sự nghiệp - Xã hội hóa |
|
Thiết kế bộ nhận diện và hình ảnh cho du lịch làng nghề |
200 |
200 |
|
0 |
- Vốn sự nghiệp - Xã hội hóa |
|
Kết nối với các đơn vị truyền thông |
200 |
150 |
|
50 |
- Vốn sự nghiệp - Xã hội hóa |
|
Tập gấp, bản đồ du lịch làng nghề |
160 |
120 |
|
40 |
- Vốn sự nghiệp - Xã hội hóa |
|
Bảng chỉ dẫn, thuyết minh điểm đến các làng nghề (hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/làng) |
250 |
200 |
|
50 |
- Vốn sự nghiệp - Xã hội hóa |
|
Tổng cộng |
14.300 |
3.610 |
3.050 |
7.640 |
|