Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 3012/QĐ-BHXH
Ngày ban hành 28/10/2022
Ngày có hiệu lực 28/10/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Nguyễn Thế Mạnh
Lĩnh vực Bảo hiểm,Bộ máy hành chính

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3012/QĐ-BHXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư;

Căn cứ Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu;

Căn cứ Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT ngày 19/12/2017 của Bộ Thông tin truyền thông quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 2596/QĐ-BHXH ngày 26/12/2018 của Tổng Giám đốc về việc ban hành Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 1166/QĐ-BHXH ngày 22/9/2020 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy chế cung cấp, quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chứng thực chữ ký số trong ngành Bảo hiểm xã hội;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng và Giám đốc Trung tâm Lưu trữ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 888/QĐ-BHXH ngày 18/8/2013 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành văn bản, quản lý văn bản và quản lý con dấu trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Quyết định số 599/QĐ-BHXH ngày 15/5/2018 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy chế quy định tạm thời việc quản lý, sử dụng văn bản, hồ sơ điện tử trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các quy định khác của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có liên quan trái với quy định tại Quy chế kèm theo quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Tổng Giám đốc;
- Các Phó Tổng Giám đốc;
- Văn phòng Hội đồng quản lý;
- VP BCSĐ, Văn phòng Đảng ủy, Công đoàn;
- Lưu: VT, VP.

TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Thế Mạnh

 

QUY CHẾ

CÔNG TÁC VĂN THƯ NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số: 3012/QĐ-BHXH ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về công tác văn thư, bao gồm: soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam.

Quy chế này không áp dụng đối với việc soạn thảo, ban hành, quản lý văn bản mật. Các nội dung liên quan đến văn bản mật được thực hiện theo Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của BHXH Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng

Các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các Ban Quản lý dự án thuộc BHXH Việt Nam (gọi chung là đơn vị trực thuộc); BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh); BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố (gọi chung là BHXH huyện); công chức, viên chức, người lao động thuộc ngành BHXH Việt Nam (gọi chung là công chức, viên chức).

[...]