Quyết định 30-LĐ-QĐ năm 1964 ban hành chương trình đào tạo công nhân bê-tông, cốt thép, mộc và nề của Bộ trưởng Bộ Lao động

Số hiệu 30-LĐ-QĐ
Ngày ban hành 04/05/1964
Ngày có hiệu lực 19/05/1964
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Lao động
Người ký Bùi Quỳ
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG
*******

Số: 30-LĐ-QĐ

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 1964

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN BÊ-TÔNG, CỐT THÉP, MỘC VÀ NỀ

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Căn cứ Nghị định 187-CP ngày 20 tháng 12 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động;
Căn cứ Quyết định số 340-CP ngày 13-02-1963 của Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Lao động trách nhiệm ban hành và quản lý việc thực hiện các chương trình tài liệu đào tạo công nhân kỹ thuật;
Để thống nhất mục tiêu yêu cầu đào tạo công nhân bê-tông, cốt thép, mộc, nề sau khi được Hội đồng chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật thông qua.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. – Nay ban hành chương trình đào tạo công nhân, bê tông, cốt thép, mộc, nề kèm theo quyết định này.

Điều 2. – Chương trình này áp dụng cho tất cả các trường, lớp các trung ương và địa phương đào tạo các loại công nhân nói trên theo yêu cầu bậc 2/7 và làm cơ sở cho việc bổ túc công nhân bê-tông, cốt thép, mộc, nề cũ chưa được học tập có hệ thống.

Điều 3. – Một thông tư của Bộ Lao động sẽ hướng dẫn chi tiết thi hành quyết định này.

Điều 4. – Vụ Đào tạo công nhân kỹ thuật của Bộ Lao động, các Sở, Ty, Phòng Lao động chịu trách nhiệm hướng dẫn và theo dõi việc thi hành quyết định này.

 

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
THỨ TRƯỞNG 




Bùi Quỳ

ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN BÊ-TÔNG

Đối tượng:

1. Những người đã lao động thực tế ở công trường muốn trở thành công nhân bê-tông có trình độ bậc 2.

2. Những công nhân cũ trong nghề (bậc 1-2) chưa được học lý thuyết có hệ thống.

Tất cả các đối tượng trên đều phải học xong văn hóa lớp 4.

Mục đích:

1. Đào tạo những công nhân hiểu biết rõ công việc mình làm, có kiến thức kỹ thuật nghề bê-tông, áp dụng có hiệu quả lý luận kỹ thuật đã học được vào sản xuất và không ngừng nâng cao trình độ sản xuất.

2. Bổ túc cho công nhân có nghề (bậc 1-2) nhưng chưa được học tập có hệ thống về phần lý thuyết kỹ thuật nghề bê-tông, nhằm làm cho anh em có cơ sở phát huy óc sáng tạo trong sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục nâng cao trình độ nghề nghiệp của mình.

3. Bồi dưỡng công nhân giỏi một nghề biết thêm nhiều nghề. Cụ thể là bồi dưỡng cho công nhân bê-tông biết thêm một số nghề phụ như: buộc cốt thép (không sản xuất cốt thép), tháo dỡ đà dáo, cốt-pha và biết đào, đắp đất, dưới sự hướng dẫn của thợ chuyên nghiệp.

4. Hướng đào tạo, theo lối kèm cặp, vừa học lý thuyết vừa thực hành. Lấy thực hành (làm giỏi, làm tốt) làm cơ sở sắp xếp ngạch bậc là chính.

Yêu cầu cụ thể:

1. Biết trộn, vận chuyển, đổ, đầm và bảo dưỡng bê-tông đúng phương pháp để bê-tông được đông đặc và đạt cường độ.

2. Biết phân biệt phẩm chất và quy cách vật liệu để có bê tông tốt. Biết quản lý tốt, tiết kiệm tốt vật liệu.

Tính toán dự trù được vật liệu cần thiết theo khối lượng và liều lượng đã cho hoặc có thể tự tính ra “với cấu kiện đơn giản và mác bê-tông thông thường”.

3. Xem được bản vẽ thông thường để có thể hình dung được cấu kiện mình sẽ đổ.

4. Biết khái niệm về vận hành các loại máy trộn thông thường. Sử dụng được các loại máy đầm.

5. Biết thêm công việc buộc sắt, phụ với thợ mộc để tháo dỡ cốp-pha dàn dáo và làm đất.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ