Quyết định 2970/QĐ-BNN-CN năm 2012 chứng nhận sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ thuộc vùng dự án LIFSAP tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 2970/QĐ-BNN-CN |
Ngày ban hành | 23/11/2012 |
Ngày có hiệu lực | 23/11/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Diệp Kỉnh Tần |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2970/QĐ-BNN-CN |
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2012 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008;
Căn cứ Hiệp định tài trợ Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm ký ngày 10/12/2009 giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới;
Căn cứ Quyết định số 1947/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ;
Căn cứ Quyết định số 1948/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ;
Căn cứ Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quyết định này quy định việc chứng nhận sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn đối với hộ chăn nuôi lợn, gà trong vùng dự án LIFSAP tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là chứng nhận VietGAP nông hộ).
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chăn nuôi nông hộ là hình thức chăn nuôi tại hộ gia đình, với quy mô dưới mức trang trại, do những người lao động trong gia đình thực hiện.
2. Quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong nông hộ (gọi tắt là VietGAP nông hộ) là những nguyên tắc, trình tự hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm gia súc, gia cầm, sức khoẻ người chăn nuôi và người tiêu dùng; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Điều 3. Tổ chức chứng nhận VietGAP nông hộ
Tổ chức chứng nhận sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo Quy trình thực hành chăn nuôi tốt đối với hộ chăn nuôi lợn, gà trong vùng dự án LIFSAP tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
1. Các Tổ chức chứng nhận đáp ứng quy định tại Điều 5, 6 Chương II Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (sau đây gọi tắt là Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT).
2. Các Tổ chức chứng nhận là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 5; điểm a, b, c khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT.
Điều 4. Cơ quan chỉ định và trình tự thủ tục chỉ định
1. Cơ quan chỉ định
a) Cục Chăn nuôi chỉ định các Tổ chức chứng nhận theo khoản 1 Điều 3 của Quyết định này.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia Dự án LIFSAP chỉ định các Tổ chức chứng nhận theo khoản 2 Điều 3 của Quyết định này.
2. Trình tự, thủ tục chỉ định và quản lý hoạt động Tổ chức chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Quyết định này và Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 Chương II Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT.
Điều 5. Đánh giá, chứng nhận VietGAP nông hộ
Việc đánh giá, chứng nhận VietGAP đối với hộ chăn nuôi lợn, gà trong vùng dự án LIPSAP tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT.
Tiêu chí và phương pháp đánh giá VietGAP nông hộ được hướng dẫn tại Phụ lục 1 của Quyết định này.
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2970/QĐ-BNN-CN |
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2012 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008;
Căn cứ Hiệp định tài trợ Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm ký ngày 10/12/2009 giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới;
Căn cứ Quyết định số 1947/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ;
Căn cứ Quyết định số 1948/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ;
Căn cứ Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quyết định này quy định việc chứng nhận sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn đối với hộ chăn nuôi lợn, gà trong vùng dự án LIFSAP tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là chứng nhận VietGAP nông hộ).
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chăn nuôi nông hộ là hình thức chăn nuôi tại hộ gia đình, với quy mô dưới mức trang trại, do những người lao động trong gia đình thực hiện.
2. Quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong nông hộ (gọi tắt là VietGAP nông hộ) là những nguyên tắc, trình tự hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm gia súc, gia cầm, sức khoẻ người chăn nuôi và người tiêu dùng; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Điều 3. Tổ chức chứng nhận VietGAP nông hộ
Tổ chức chứng nhận sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo Quy trình thực hành chăn nuôi tốt đối với hộ chăn nuôi lợn, gà trong vùng dự án LIFSAP tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
1. Các Tổ chức chứng nhận đáp ứng quy định tại Điều 5, 6 Chương II Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (sau đây gọi tắt là Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT).
2. Các Tổ chức chứng nhận là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 5; điểm a, b, c khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT.
Điều 4. Cơ quan chỉ định và trình tự thủ tục chỉ định
1. Cơ quan chỉ định
a) Cục Chăn nuôi chỉ định các Tổ chức chứng nhận theo khoản 1 Điều 3 của Quyết định này.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia Dự án LIFSAP chỉ định các Tổ chức chứng nhận theo khoản 2 Điều 3 của Quyết định này.
2. Trình tự, thủ tục chỉ định và quản lý hoạt động Tổ chức chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Quyết định này và Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 Chương II Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT.
Điều 5. Đánh giá, chứng nhận VietGAP nông hộ
Việc đánh giá, chứng nhận VietGAP đối với hộ chăn nuôi lợn, gà trong vùng dự án LIPSAP tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT.
Tiêu chí và phương pháp đánh giá VietGAP nông hộ được hướng dẫn tại Phụ lục 1 của Quyết định này.
Điều 6. Giấy chứng nhận VietGAP nông hộ
1. Giấy chứng nhận VietGAP nông hộ có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày cấp nhưng không quá ngày 31/12/2015.
2. Giấy chứng nhận VietGAP nông hộ theo quy định tại Phụ lục 2 của Quyết định này.
3. Mã chứng nhận VietGAP nông hộ theo quy định tại Phụ lục 3 của Quyết định này.
Điều 7. Chi phí hoạt động chứng nhận VietGAP nông hộ
1. Mọi chi phí cho hoạt động liên quan đến chứng nhận VietGAP nông hộ do Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) hỗ trợ.
2. Hoạt động liên quan đến chứng nhận VietGAP nông hộ bao gồm:
a) Đào tạo, tập huấn cấp chứng chỉ đánh giá VietGAP nông hộ;
b) Hoạt động kiểm tra, đánh giá, giám sát của Tổ chức chứng nhận;
c) Hoạt động của Cơ quan chỉ định trong việc kiểm tra, giám sát đối với Tổ chức chứng nhận, cơ sở sản xuất.
Điều 8. Cơ quan giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận VietGAP nông hộ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia Dự án LIFSAP là Cơ quan giám sát hoạt động Tổ chức chứng nhận VietGAP nông hộ.
Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện VietGAP nông hộ theo đúng phạm vi được chứng nhận.
b) Có hành động khắc phục sai phạm đúng thời hạn khi bị nhắc nhở hoặc đình chỉ chứng nhận VietGAP nông hộ.
c) Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm được công bố sản xuất theo VietGAP nông hộ. Khi phát hiện lô sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất phải tạm dừng phân phối sản phẩm để điều tra xác định nguyên nhân và tiến hành biện pháp khắc phục. Trường hợp không tự khắc phục được, phải báo cáo với Ban quản lý dự án LIFSAP và Tổ chức chứng nhận để có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Quyền hạn
a) Được bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra.
b) Khiếu nại về kết quả kiểm tra, chứng nhận VietGAP theo quy định của pháp luật.
c) Được sử dụng logo, mã số chứng nhận VietGAP nông hộ để quảng bá thương hiệu sản phẩm.
d) Được hưởng chế độ hỗ trợ của Dự án LIFSAP.
Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban quản lý Dự án LIFSAP tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Trách nhiệm
a) Hỗ trợ kỹ thuật cho cơ sở sản xuất áp dụng VietGAP nông hộ trong khuôn khổ Dự án;
b) Lập danh sách cơ sở sản xuất đề nghị cấp giấy chứng nhận VietGAP nông hộ;
c) Ký hợp đồng cấp giấy chứng nhận VietGAP nông hộ với Tổ chức chứng nhận;
d) Chi trả toàn bộ kinh phí cho tổ chức chứng nhận và các cơ quan liên quan trong hoạt động cấp giấy chứng nhận VietGAP nông hộ.
2. Quyền hạn
a) Phối hợp với Cơ quan chỉ định giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAP nông hộ của Tổ chức chứng nhận;
b) Phối hợp với Cơ quan chỉ định tiến hành kiểm tra hoạt động chứng nhận VietGAP nông hộ của Tổ chức chứng nhận; cơ sở sản xuất.
Điều 11. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức chứng nhận
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện hoạt động chứng nhận VietGAP nông hộ theo đúng quy định;
b) Xây dựng chi tiết trình tự, thủ tục kiểm tra, chứng nhận VietGAP nông hộ cho từng sản phẩm theo đúng quy định;
c) Báo cáo việc chứng nhận VietGAP nông hộ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Thông báo cho Cơ quan chỉ định ngay khi có thay đổi ảnh hưởng tới năng lực hoạt động chứng nhận VietGAP nông hộ.
2. Quyền hạn
a) Chứng nhận VietGAP nông hộ theo quy định;
b) Giám sát việc thực hiện VietGAP nông hộ của cơ sở sản xuất được cấp chứng nhận.
Điều 12. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Thực hiện đúng thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, chỉ định Tổ chức chứng nhận theo quy định tại Chương II Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT;
a) Giám sát việc thực hiện hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAP nông hộ của Tổ chức chứng nhận do Sở chỉ định theo quy định;
b) Báo cáo danh sách Tổ chức chứng nhận, danh sách cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP nông hộ về Cục Chăn nuôi và Ban Quản lý Trung ương Dự án LIFSAP.
2. Quyền hạn:
a) Cấp, thu hồi Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận theo quy định;
b) Giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAP nông hộ của Tổ chức chứng nhận theo thẩm quyền.
Điều 13. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Chăn nuôi
1. Trách nhiệm
a) Tổ chức đào tạo, tập huấn về VietGAP nông hộ cho các tổ chức, cá nhân liên quan;
b) Tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ về đánh giá, giám sát, chứng nhận VietGAP nông hộ cho các chuyên gia đánh giá VietGAP nông hộ;
c) Giải quyết khiếu nại liên quan đến chứng nhận VietGAP nông hộ theo quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn
a) Giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAP nông hộ của Tổ chức chứng nhận;
b) Thanh tra, kiểm tra hoạt động chứng nhận VietGAP nông hộ của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổ chức chứng nhận; cơ sở sản xuất.
Điều 14. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban quản lý Trung ương Dự án LIFSAP
1. Trách nhiệm
a) Phối hợp với Cục Chăn nuôi trong giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAP của Tổ chức chứng nhận;
b) Tham gia đào tạo, tập huấn về kiểm tra, chứng nhận VietGAP nông hộ cho các Tổ chức chứng nhận và cơ sở sản xuất;
c) Cấp kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến đào tạo, tập huấn VietGAP nông hộ.
2. Quyền hạn
a) Phối hợp với Cục Chăn nuôi giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAP nông hộ của Tổ chức chứng nhận;
b) Phối hợp với Cục Chăn nuôi kiểm tra hoạt động chứng nhận VietGAP nông hộ của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổ chức chứng nhận; cơ sở sản xuất.
Điều 15. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 16. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vùng dự án LIFSAP tại một số tỉnh, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
BẢNG
TIÊU CHÍ VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2970/QĐ-BNN-CN
ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. BẢNG TIÊU CHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIETGAHP NÔNG HỘ ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI LỢN
Số TT |
Tiêu chí đánh giá |
Mức độ áp dụng |
Yêu cầu cần đạt |
Phương pháp đánh giá |
Kết quả |
Hành động khắc phục |
Thời hạn hoàn thành |
|
Đạt |
Không đạt |
|||||||
Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi |
||||||||
1 |
Vị trí |
B |
Cách biệt với khu nhà ở, cách biệt nguồn nước sinh hoạt |
Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
2 |
Ranh giới/tách biệt |
A |
Có hàng rào kín, có cổng ra vào khu chuồng nuôi và hố khử trùng tại cổng ra vào |
Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
3 |
Nền |
A |
Nền chuồng không đọng nước |
Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
4 |
Mái, tường, rèm che |
B |
Không dột và tránh được gió lùa |
Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
5 |
Xử lý chất thải |
A |
Có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng |
Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
6 |
Dụng cụ, thiết bị |
B |
Có dụng cụ, thiết bị chỉ dùng riêng cho chăn nuôi |
Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
Con giống |
||||||||
7 |
Nguồn gốc |
A |
Có nguồn gốc rõ ràng và ghi chép đầy đủ |
Kiểm tra sổ ghi chép |
|
|
|
|
8 |
Sức khỏe |
A |
Đã được tiêm phòng đầy đủ |
Giấy chứng nhận tiêm phòng |
|
|
|
|
9 |
Quản lý vật nuôi |
B |
- Nuôi tách riêng khi mới mua về có ghi chép - Không nuôi lẫn các lứa lợn khác nhau - Không nuôi chung với các loài vật khác |
Quan sát và xem sổ ghi chép. |
|
|
|
|
Thức ăn chăn nuôi |
||||||||
10 |
Nguồn gốc |
A |
Có xuất xứ (địa chỉ nơi bán, nơi sản xuất..) rõ ràng và có ghi chép |
Sổ ghi chép |
|
|
|
|
11 |
Yêu cầu vệ sinh |
B |
- Nguyên liệu để làm thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, không ẩm mốc - Thức ăn tận dụng phải được nấu chín trước khi cho ăn |
Quan sát |
|
|
|
|
12 |
Yêu cầu kỹ thuật |
B |
- Thức ăn đậm đặc phải có hướng dẫn phối trộn phù hợp với loại lợn, lứa tuổi - Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh phải có dấu hợp quy |
Quan sát và xem sổ ghi chép. |
|
|
|
|
13 |
Bảo quản |
B |
- Thức ăn chăn nuôi phải để trên kệ, tránh ẩm mốc - Được đóng bao kín, tránh rơi vãi - Có nơi bảo quản riêng, tránh côn trùng, chuột bọ … |
Quan sát |
|
|
|
|
Nước |
||||||||
14 |
Nước dùng trong chăn nuôi |
B |
- Nước sinh hoạt/ nước đã qua xử lý - Đủ nước uống cho vật nuôi |
Quan sát |
|
|
|
|
15 |
Nước thải |
B |
Được xử lý qua hệ thống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật |
Theo Sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
Vệ sinh thú y |
||||||||
16 |
Khử trùng chuồng trại |
A |
- Khử trùng toàn bộ chuồng trại trước khi đưa vật nuôi vào 07 ngày và ngay sau khi xuất bán - Định kỳ phun thuốc khử trùng xung quanh chuồng trại |
Xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
17 |
Vệ sinh chuồng trại |
B |
Hàng ngày quét dọn, thu gom chất thải rắn và chất thải lỏng |
Quan sát |
|
|
|
|
18 |
Bảo hộ lao động |
B |
- Thay quần áo, bảo hộ lao động khi ra vào khu vực chăn nuôi - Định kỳ khử trùng quần áo, bảo hộ lao động |
Quan sát |
|
|
|
|
19 |
Kiểm soát ra vào khu vực chăn nuôi |
A |
- Khử trùng giày dép khi ra vào trại - Phương tiện, dụng cụ trước khi đưa ra/vào trại phải được khử trùng |
Quan sát |
|
|
|
|
20 |
Tiêm phòng |
A |
Tiêm phòng đầy đủ các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc và có ghi chép |
Xem sổ ghi chép /Giấy chứng nhận tiêm phòng |
|
|
|
|
21 |
Thuốc thú y |
B |
- Các loại thuốc thú y, kể cả kháng sinh khi mua và sử dụng phải theo hướng dẫn của Bác sĩ thú y và có ghi chép đầy đủ - Có nơi bảo quản |
Xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
22 |
Chất cấm |
A |
Không sử dụng các chất cấm (kháng sinh và chất tăng trọng, tạo nạc bị cấm sử dụng trong chăn nuôi). |
Phỏng vấn |
|
|
|
|
23 |
Dịch bệnh |
A |
Khi có dịch bệnh chính quyền phải báo ngay cho thú y hoặc chính quyền địa phương và có ghi chép |
Xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
Xuất bán |
||||||||
24 |
Thời điểm |
A |
- Sau khi hết thời gian ngưng thuốc như quy định trên nhãn thuốc - Vật nuôi khỏe mạnh, không bị bệnh |
Xem sổ ghi chép về thuốc |
|
|
|
|
25 |
Hồ sơ xuất bán |
A |
Phải cung cấp đầy đủ hồ sơ ghi chép |
Hồ sơ lưu và sổ ghi chép |
|
|
|
|
26 |
Nhận diện |
B |
Lợn thịt xuất bán phải có thẻ tai |
Sổ ghi chép |
|
|
|
|
Môi trường |
||||||||
27 |
Xử lý xác chết vật nuôi |
A |
Xác chết vật nuôi phải được thu gom và xử lý đúng theo quy định của thú y và có ghi chép |
Sổ ghi chép |
|
|
|
|
28 |
Chất thải vô cơ |
B |
Kim tiêm, túi nhựa, đồ nhựa phải được thu gom để xử lý riêng |
Quan sát |
|
|
|
|
Ghi chép |
||||||||
29 |
Ghi chép |
A |
Ghi chép đúng và đầy đủ theo sổ ghi chép của Dự án LIFSAP |
Sổ ghi chép |
|
|
|
|
2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIETGAHP NÔNG HỘ ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI GÀ
Số TT |
Tiêu chí kiểm tra |
Mức độ áp dụng |
Yêu cầu cần đạt |
Phương pháp đánh giá |
Kết quả |
Hành động khắc phục |
Thời hạn hoàn thành |
|
Đạt |
Không đạt |
|||||||
Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi |
||||||||
1 |
Vị trí |
B |
Cách biệt với khu nhà ở, cách biệt nguồn nước sinh hoạt |
Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
2 |
Ranh giới /tách biệt |
A |
Có hàng rào kín, có cổng ra vào khu chuồng nuôi và hố khử trùng tại cổng ra vào |
Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
3 |
Nền |
A |
Nền chuồng không đọng nước |
Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
4 |
Mái, tường, rèm che |
B |
Không dột và tránh được gió lùa |
Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
5 |
Xử lý chất thải |
A |
Có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng |
Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
6 |
Dụng cụ, thiết bị |
B |
Có dụng cụ, thiết bị riêng chỉ dùng cho chăn nuôi |
Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
Con giống |
||||||||
7 |
Nguồn gốc |
A |
Có nguồn gốc rõ ràng và ghi chép đầy đủ |
Kiểm tra sổ ghi chép |
|
|
|
|
8 |
Sức khỏe |
A |
Đã được tiêm phòng đầy đủ |
Giấy chứng nhận tiêm phòng |
|
|
|
|
9 |
Quản lý vật nuôi |
B |
- Nuôi tách riêng khi mới mua về có ghi chép - Không nuôi lẫn các lứa gà khác nhau - Không nuôi chung với các loài vật khác |
Quan sát và xem sổ ghi chép. |
|
|
|
|
Thức ăn chăn nuôi |
||||||||
10 |
Nguồn gốc |
A |
Có xuất xứ (địa chỉ nơi bán, nơi sản xuất..) rõ ràng và có ghi chép |
Sổ ghi chép |
|
|
|
|
11 |
Yêu cầu vệ sinh |
B |
- Nguyên liệu để làm thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, không ẩm mốc - Thức ăn tận dụng phải được nấu chín trước khi cho ăn |
Quan sát |
|
|
|
|
12 |
Yêu cầu kỹ thuật |
B |
- Thức ăn đậm đặc phải có hướng dẫn phối trộn phù hợp với loại gà, lứa tuổi - Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh phải có dấu hợp quy |
Quan sát và xem sổ ghi chép. |
|
|
|
|
13 |
Bảo quản |
B |
- Thức ăn chăn nuôi phải để trên kệ, tránh ẩm mốc - Được đóng bao kín, tránh rơi vãi - Có nơi bảo quản riêng, tránh côn trùng, chuột bọ … |
Quan sát |
|
|
|
|
Nước |
||||||||
14 |
Nước dùng trong chăn nuôi |
B |
- Nước sinh hoạt/ nước đã qua xử lý - Đủ nước uống cho vật nuôi |
Quan sát |
|
|
|
|
15 |
Nước thải |
B |
Phải được xử lý qua hệ thống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật |
Quan sát và xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
Vệ sinh thú y |
||||||||
16 |
Khử trùng chuồng trại |
A |
- Khử trùng toàn bộ chuồng trại trước khi đưa vật nuôi vào 07 ngày và ngay sau khi xuất bán - Định kỳ phun thuốc khử trùng xung quanh chuồng trại |
Xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
17 |
Vệ sinh chuồng trại |
B |
Hàng ngày hoặc định kỳ quét dọn, thu gom chất thải rắn và chất thải lỏng |
Quan sát |
|
|
|
|
18 |
Bảo hộ lao động |
B |
- Thay quần áo, bảo hộ lao động khi ra vào khu vực chăn nuôi - Định kỳ khử trùng quần áo, bảo hộ lao động |
Quan sát |
|
|
|
|
19 |
Kiểm soát ra vào khu vực chăn nuôi |
A |
- Khử trùng giày dép khi ra vào trại - Phương tiện, dụng cụ trước khi đưa ra/ vào trại phải được khừ trùng |
Quan sát |
|
|
|
|
20 |
Tiêm phòng |
A |
Tiêm phòng đầy đủ các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc và có ghi chép |
Xem sổ ghi chép/Giấy chứng nhận tiêm phòng |
|
|
|
|
21 |
Thuốc thú y |
B |
- Các loại thuốc thú y, kể cả kháng sinh khi mua và sử dụng phải theo hướng dẫn của Bác sĩ thú y và có ghi theo chép đầy đủ - Có nơi bảo quản |
Xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
22 |
Chất cấm |
A |
Không sử dụng các chất cấm (kháng sinh và hóc-môn bị cấm sử dụng trong chăn nuôi). |
Phỏng vấn |
|
|
|
|
23 |
Dịch bệnh |
A |
Khi có dịch bệnh phải báo ngay cho thú y hoặc chính quyền địa phương và có ghi chép |
Xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
Xuất bán |
||||||||
24 |
Thời điểm |
A |
- Sau khi hết thời gian ngưng thuốc như quy định trên nhãn thuốc - Vật nuôi khỏe mạnh, không bị bệnh |
Xem sổ ghi chép về thuốc |
|
|
|
|
25 |
Hồ sơ xuất bán |
A |
Phải cung cấp đầy đủ hồ sơ ghi chép |
Hồ sơ lưu và sổ ghi chép |
|
|
|
|
Môi trường |
||||||||
26 |
Xử lý xác chết vật nuôi |
A |
Xác chết vật nuôi phải được thu gom và xử lý đúng theo quy định của thú y và có ghi chép |
Sổ ghi chép |
|
|
|
|
27 |
Chất thải vô cơ |
B |
Kim tiêm, túi nhựa, đồ nhựa phải được thu gom để xử lý riêng |
Quan sát |
|
|
|
|
Ghi chép |
||||||||
28 |
Ghi chép |
A |
Ghi chép đúng và đầy đủ theo sổ ghi chép của Dự án LIFSAP |
Sổ ghi chép |
|
|
|
|
II. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ
1. ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN:
- Tổng số tiêu chí đánh giá là 29 tiêu chí, gồm 15 tiêu chí loại A và 14 tiêu chí loại B
- Cơ sở chăn nuôi lợn được cấp chứng nhận phải đạt được: 15 tiêu chí loại A và 7 tiêu chí loại B trở lên.
2. ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI GÀ:
- Tổng số tiêu chí đánh giá là 28 tiêu chí, gồm 15 tiêu chí loại A và 13 tiêu chí loại B
- Cơ sở chăn nuôi gà được cấp chứng nhận phải đạt được: 15 tiêu chí loại A và 7 tiêu chí loại B trở lên.
MẪU
GIẤY CHỨNG NHẬN VIETGAP NÔNG HỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2970/QĐ-BNN-CN ngày 23 tháng 11 năm
2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
GIẤY CHỨNG NHẬN VIETGAP NÔNG HỘ (TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN) Số: ……./GCN
CHỨNG NHẬN Tên chủ cơ sở chăn nuôi: Địa chỉ: Địa điểm sản xuất: Mã số chứng nhận VietGAP nông hộ: Tên sản phẩm: Quy mô sản xuất: Sản xuất theo Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP nông hộ) cho chăn nuôi ... (lợn hoặc gà) ban hành kèm theo Quyết định số: ... (1947 hoặc 1948)/QĐ-BNN-CN ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giấy chứng nhận có giá trị đến ngày:...
|
MÃ
SỐ CHỨNG NHẬN VIETGAP NÔNG HỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2970/QĐ-BNN-CN ngày 23 tháng 11 năm
2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. KẾT CẤU MÃ SỐ CHỨNG NHẬN VIETGAP NÔNG HỘ
Mã số chứng nhận VietGAP nông hộ là một chuỗi gồm các cụm ký tự và số “VietGAP-CN/NH-xxx-aa-dddd” (cách nhau bởi dấu gạch ngang), trong đó:
- Ba ký tự xxx là mã hiệu của Tổ chức Chứng nhận do Cơ quan chỉ định cấp;
- Hai chữ số “aa” là mã số chỉ địa phương (tỉnh, thành phố) được xác định theo mã tỉnh trong bảng mã vùng của tỉnh, thành phố thuộc Trung ương;
- Các chữ số “dddd” là mã số của cơ sở sản xuất do Tổ chức Chứng nhận cấp cho cơ sở sản xuất theo thứ tự được chứng nhận trong từng tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.
II. BẢNG MÃ VÙNG CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục và mã sổ các đơn vị hành chính Việt Nam):
TT |
Tên tỉnh |
Mã vùng |
TT |
Tên tỉnh |
Mã vùng |
1 |
An Giang |
89 |
33 |
Kon Tum |
62 |
2 |
Bạc Liêu |
95 |
34 |
Lai Châu |
12 |
3 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
77 |
35 |
Lạng Sơn |
20 |
4 |
Bắc Cạn |
06 |
36 |
Lào Cai |
10 |
5 |
Bắc Giang |
24 |
37 |
Lâm Đồng |
68 |
6 |
Bắc Ninh |
27 |
38 |
Long An |
80 |
7 |
Bến Tre |
83 |
39 |
Nam Định |
36 |
8 |
Bình Dương |
74 |
40 |
Nghệ An |
40 |
9 |
Bình Định |
52 |
41 |
Ninh Bình |
37 |
10 |
Bình Phước |
70 |
42 |
Ninh Thuận |
58 |
11 |
Bình Thuận |
60 |
43 |
Phú Thọ |
25 |
12 |
Cao Bằng |
04 |
44 |
Phú Yên |
54 |
13 |
Cà Mau |
96 |
45 |
Quảng Bình |
44 |
14 |
Cần Thơ |
92 |
46 |
Quảng Nam |
49 |
15 |
Đà Nẵng |
48 |
47 |
Quảng Ngãi |
51 |
16 |
Đắc Lắc |
66 |
48 |
Quảng Ninh |
22 |
17 |
Đắc Nông |
67 |
49 |
Quảng Trị |
45 |
18 |
Đồng Nai |
75 |
50 |
Sóc Trăng |
94 |
19 |
Đồng Tháp |
87 |
51 |
Sơn La |
14 |
20 |
Điện Biên |
11 |
52 |
Tây Ninh |
72 |
21 |
Gia Lai |
64 |
53 |
Thái Bình |
34 |
22 |
Hà Giang |
02 |
54 |
Thái Nguyên |
19 |
23 |
Hà Nam |
35 |
55 |
Thanh Hóa |
38 |
24 |
Hà Nội |
01 |
56 |
TP.Hồ Chí Minh |
79 |
25 |
Hà Tĩnh |
42 |
57 |
Thừa Thiên Huế |
46 |
26 |
Hải Dương |
30 |
58 |
Tiền Giang |
82 |
27 |
Hải Phòng |
31 |
59 |
Trà Vinh |
84 |
28 |
Hậu Giang |
93 |
60 |
Tuyên Quang |
08 |
29 |
Hòa Bình |
17 |
61 |
Vĩnh Long |
86 |
30 |
Hưng Yên |
33 |
62 |
Vĩnh Phúc |
26 |
31 |
Khánh Hòa |
56 |
63 |
Yên Bái |
15 |
32 |
Kiên Giang |
91 |
|
|
|
III. VÍ DỤ
Tổ chức Chứng nhận là Trung tâm Khuyến nông Hà Nội được Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội cấp mã hiệu là TTK. Cơ sở chăn nuôi đầu tiên được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cấp chứng nhận VietGAP nông hộ là Hộ A tại thành phố Hà Nội, sẽ có mã số là: VietGAP-CN/NH-TTK-01-0001.