Quyết định 2943/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020"
Số hiệu | 2943/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 25/10/2017 |
Ngày có hiệu lực | 25/10/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Đặng Minh Hưng |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Thương mại |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2943/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 25 tháng 10 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc tổ chức, quản lý và điều hành Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 của liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 52/TTr-SKHCN ngày 06/10/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020”.
Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan tổ chức triển khai Dự án này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2943/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
1. Tên dự án: “Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020”.
2. Thuộc chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Cơ quan chủ trì dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
4. Cơ quan quản lý dự án: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương.
5. Phạm vi, đối tượng của dự án:
- Các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tỉnh Bình Dương, ưu tiên doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên phát triển công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Ngoại trừ nội dung khen thưởng các doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia được áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập đóng trên địa bàn tỉnh có phòng thử nghiệm, phòng đo lường có chức năng phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đo lường.
- Các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý các khu công nghiệp; Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Liên minh các Hợp tác xã tỉnh; các Hiệp hội; Tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp tham gia dự án.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2943/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 25 tháng 10 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc tổ chức, quản lý và điều hành Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 của liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 52/TTr-SKHCN ngày 06/10/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020”.
Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan tổ chức triển khai Dự án này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2943/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
1. Tên dự án: “Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020”.
2. Thuộc chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Cơ quan chủ trì dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
4. Cơ quan quản lý dự án: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương.
5. Phạm vi, đối tượng của dự án:
- Các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tỉnh Bình Dương, ưu tiên doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên phát triển công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Ngoại trừ nội dung khen thưởng các doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia được áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập đóng trên địa bàn tỉnh có phòng thử nghiệm, phòng đo lường có chức năng phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đo lường.
- Các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý các khu công nghiệp; Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Liên minh các Hợp tác xã tỉnh; các Hiệp hội; Tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp tham gia dự án.
1. Đánh giá hiện trạng về năng suất và chất lượng
1.1. Sơ lược về năng suất và chất lượng
Hoạt động năng suất và chất lượng tại Việt Nam được khởi xướng từ năm 1995. Tại Hội nghị Chất lượng Việt Nam lần thứ nhất, Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã phát động thập niên chất lượng 1996 - 2005 tạo bước khởi đầu quan trọng cho việc quảng bá và thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chặng đường năng suất và chất lượng tại Việt Nam chưa dài nhưng cũng đã tạo được những nền tảng quan trọng về nhận thức của doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng về tầm quan trọng của năng suất và chất lượng đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, phong trào vẫn phát triển chậm chưa đáp ứng được đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đang diễn ra với tốc độ ngày một cao. Mức năng suất lao động của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn rất thấp. Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng đề ra một trong các nhiệm vụ trọng tâm là “Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
1.2. Tình hình sản xuất các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Bình Dương năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thực hiện 24,3 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,6%, chiếm 81,9% tổng kim ngạch xuất khẩu có 23/23 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ, tập trung một số mặt hàng chính là giày dép, hàng dệt may, sản phẩm bằng gỗ, sản phẩm điện tử, sắt thép; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 20,5 tỷ USD, tăng 16,2%, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,6%, chiếm 82,8%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu sản xuất, máy móc thiết bị, phụ tùng; tiếp tục đạt thặng dư thương mại trên 3,8 tỷ USD. Điều này khẳng định hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Bình Dương đã có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới và tăng được tỷ trọng sử dụng nguyên phụ liệu trong nuớc để gia tăng giá trị xuất khẩu.
1.3. Tình hình năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có khoảng 19.000 DNVVN. Mặc dù các DNVVN đã đạt được thành quả nêu trên, nhưng thực tế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên trường quốc tế vẫn rất hạn chế. Để theo kịp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được các ngành, các cấp quan tâm, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đến thực hành năng suất chất lượng để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy vậy, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, nhận thức của cán bộ quản lý vẫn còn chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới, chưa thay đổi được nếp nghĩ, cách làm cũ. Tổ chức quản lý sản xuất, lưu thông còn nhiều lúng túng, vướng mắc. Quản lý chất lượng vẫn còn bị coi nhẹ và chưa trở thành hạt nhân của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Kết quả thực hiện dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011- 2015”
2.1. Các mặt làm được
2.1.1. Kết quả thực hiện các mục tiêu chung của dự án
- Dự án đã xây dựng được mô hình doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng mang lại hiệu quả cao, mô hình điển hình đang được nhân rộng và phong trào năng suất và chất lượng đã được hình thành trong cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Dự án đã có những tác động ban đầu, tích cực đối với cộng đồng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã nhận thức được đầy đủ hơn tầm quan trọng của năng suất, chất lượng đối với sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề cải tiến năng suất, chất lượng xuất hiện nhiều hơn trong tư duy và hành động của các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp. Năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp tham gia dự án tăng rõ rệt, giảm thiểu chi phí, tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp.
2.1.2. Kết quả thực hiện một số mục tiêu chính của dự án
- 14/15 doanh nghiệp áp dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng như (5S, QCC, 7 công cụ, Kaizen, Layout, KPIs, quản lý chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) và các công cụ khác) đạt 93,3% kế hoạch; tổng kinh phí hỗ trợ là 969.000.000 đồng.
- 14/30 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen, trong đó, có 01 doanh nghiệp đạt giải Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương, 07 doanh nghiệp đạt giải vàng chất lượng Quốc gia và 06 doanh nghiệp đạt giải bạc chất lượng Quốc gia, đạt 46,7% kế hoạch. Tổng kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp đạt giải là 255.000.000 đồng.
- 177/50 doanh nghiệp tham gia đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, vượt chỉ tiêu 354% so với kế hoạch, tổng kinh phí hỗ trợ là 609.733.000 đồng.
- 102/50 sản phẩm của 51 doanh nghiệp được chứng nhận và công bố hợp chuẩn, vượt chỉ tiêu 204% so với kế hoạch.
- Hỗ trợ 23 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng với tổng kinh phí là 333.960.000 đồng.
2.1.3. Hiệu quả của dự án
- Dự án đã huy động được nguồn lực của xã hội tập trung cho mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm hàng hóa chủ lực của nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, thương hiệu của doanh nghiệp, sản phẩm, hàng hóa trên thị trường trong, ngoài nước. Dự án đã từng bước giúp doanh nghiệp tiếp cận và làm chủ các mô hình quản lý tiên tiến trong khu vực, vận dụng phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp, tạo tiền đề nhân rộng áp dụng cho cộng đồng doanh nghiệp.
- Từ các kết quả, hiệu quả về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa thông qua ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, mô hình công cụ cải tiến đã góp phần tuyên truyền sâu rộng về vai trò của khoa học, công nghệ đối với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã được hưởng lợi trực tiếp từ dự án, tạo sự gắn kết giữa khoa học và sản xuất, đời sống.
- Đã tính được chỉ tiêu đóng góp tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 đạt 30,62%.
- Các doanh nghiệp tham gia dự án áp dụng công cụ cải tiến năng suất, chất lượng đã tăng được năng suất chất lượng, giảm thiểu chi phí, tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, phát triển thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị phần, kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra, tỉ lệ sản phẩm đạt yêu cầu đã được nâng lên và giảm những chi phí khác nhằm giảm giá thành của sản phẩm, hiệu quả cụ thể tại một số công ty như sau:
+ Công ty TNHH Cường Phát áp dụng các công cụ 5S, quản lý hàng ngày, KPIs, 7 công cụ kiểm soát chất lượng, bố trí mặt bằng đã mang lại hiệu quả cho đơn vị hơn 2,5 tỷ đồng/năm.
+ Công ty TNHH Nhật Tường áp dụng các công cụ 5S, bố trí mặt bằng, nhóm chất lượng, Kaizen đã mang lại hiệu quả cho đơn vị hơn 1,2 tỷ đồng/năm.
+ Công ty TNHH TAGS Lái Thiêu áp dụng các công cụ 5S, Kaizen, Quản lý hàng ngày, 7 công cụ kiểm soát chất lượng và KPIs (Thiết lập các chỉ số đo lường chính liên quan năng suất và chất lượng) đã mang lại hiệu quả cho đơn vị hơn 2,3 tỷ đồng/năm.
2.2. Các mặt chưa làm được
- Một số chỉ tiêu chưa đạt: số lượng doanh nghiệp tham gia áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng đạt 93,0%, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt 46,7% và công tác đào tạo chuyên gia nòng cốt về năng suất và chất lượng đạt 40%.
- Dự án đầu tư xây dựng phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế đáp ứng yêu cầu đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh chưa thực hiện.
- Phong trào năng suất và chất lượng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh phát triển chậm, chưa lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp, chưa tạo được bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng, chưa đáp ứng được đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, mức năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực.
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn e ngại, không muốn cung cấp thông tin khi làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến tình trạng các cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn tiến hành thu thập, khảo sát các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính, giá thành sản phẩm, chỉ tiêu về năng suất lao động, tỉ lệ hao hụt thiết bị, sản phẩm,… để phân tích chỉ số đầu vào, đầu ra nhằm đánh giá tính hiệu quả dự án năng suất chất lượng của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đơn vị tư vấn còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước khi triển khai dự án, việc xây dựng thuyết minh dự án còn rất sơ sài và thiếu thông tin.
- Đối tượng của dự án là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là chủ thể của hoạt động nâng cao năng suất chất lượng nhưng chưa chủ động, tích cực tham gia do bản thân doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của “Năng suất chất lượng”, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Mặt khác, đa số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực hạn chế, trang thiết bị sản xuất lạc hậu, còn yếu kém về trình độ quản lý sản xuất, nên chưa quen với các hoạt động cải tiến, chưa mạnh dạn đổi mới, chưa tin tưởng áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích thiết thực khi tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và lợi ích phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ chưa quy định cụ thể việc hỗ trợ kinh phí cho công tác khảo sát, chẩn đoán lập đề án đăng ký cho doanh nghiệp tham gia chương trình, vì vậy đơn vị tư vấn tham gia dự án và địa phương còn khó khăn trong công tác khảo sát, chẩn đoán lập đề án.
- Hiệu quả của công tác tuyên truyền chưa cao vì vậy doanh nghiệp chưa quan tâm, chưa chủ động tham gia dự án, còn ngại làm thủ tục xin hỗ trợ, ngại tiếp xúc với các cơ quan nhà nước.
- Kính phí hỗ trợ thấp, không hấp dẫn các Doanh nghiệp và đơn vị tư vấn tham gia dự án.
- Số lượng chuyên gia tư vấn có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn không nhiều nên chưa thuyết phục được nhiều doanh nghiệp tham gia dự án.
3. Định hướng tiếp tục phát triển về năng suất và chất lượng
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về văn hoá quản lý của doanh nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá: Năng suất và chất lượng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ động và tích cực trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của mình; Nhà nước hỗ trợ, tạo lập môi trường pháp lý, tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp.
- Các hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng phải được phổ biến rộng rãi đến doanh nghiệp nhằm tạo nền tảng, hỗ trợ thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng: Năng suất của doanh nghiệp bị tác động bởi hai nhóm yếu tố. Nhóm các yếu tố bên ngoài như: môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường, cơ chế chính sách kinh tế của nhà nước và nhóm các yếu tố nội tại bao gồm: nguồn lao động, vốn, công nghệ, năng lực tổ chức quản lý sản xuất. Trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, các giải pháp nâng cao chất lượng của các yếu tố nội tại như chất lượng lao động, chất lượng quản lý, trình độ kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, chi phí sản xuất,... là những nội dung quan trọng trong các hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng.
1. Mục tiêu chung
- Góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chung và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2016 – 2020.
- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trên cơ sở triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng.
- Tạo dựng được các mô hình doanh nghiệp năng suất, chất lượng nhằm nâng cao nhận thức trong việc cải tiến năng suất, chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc phát triển doanh nghiệp bền vững để đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu trong tình hình mới.
- Tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hoá, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Phát triển nguồn lực cần thiết để duy trì, đẩy mạnh, phát triển phong trào năng suất và chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từng bước cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).
2. Mục tiêu cụ thể
- 52 sản phẩm được chứng nhận và công bố hợp chuẩn, hợp quy.
- 20 doanh nghiệp xây dựng áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quản lý như tiêu chuẩn: ISO 9001, ISO 14001, ISO/IEC 17025, ISO/IEC 27001, ISO 22000, ISO 26000, SA 8000, OHSAS 18000, ISO 50001, HACCP,…
- 9 doanh nghiệp áp dụng một số công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp với doanh nghiệp (5S, QCC, 7 công cụ, Kaizen, GHK, KPI, TQM, Lean, 6 σ và các công cụ khác).
- 16 Doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và giải Châu Á Thái Bình Dương.
- Đào tạo 6 lượt chuyên gia về năng suất chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng để triển khai các hoạt động năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp trong tỉnh.
- Góp phần nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng ít nhất 35% vào năm 2020.
IV. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN
- Tổ chức hội nghị, hội thảo triển khai dự án để vận động, phổ biến cho các đối tượng tham gia về nội dung dự án, chính sách hỗ trợ, cách thức tham gia dự án…, giới thiệu các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, các kết quả điển hình của các doanh nghiệp đã áp dụng các công cụ cải tiến năng suất.
- Tổ chức tập huấn cho 300-500 doanh nghiệp cách thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn (Tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia,…), phương pháp áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng, khai thác các thông tin có liên quan.
- Xây dựng và phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá; phát triển và duy trì trang thông tin điện tử để cung cấp rộng rãi thông tin, kiến thức về năng suất và chất lượng, các mô hình điểm năng suất chất lượng đến các cơ quan quản lý và các tổ chức, doanh nghiệp.
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về năng suất và chất lượng cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn tại các Sở, Ban, ngành và doanh nghiệp, đào tạo kỹ năng làm việc, áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng cho người lao động trong các doanh nghiệp.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, tổ chức đo lường năng suất các ngành kinh tế, năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) của nền kinh tế tỉnh Bình Dương.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp chứng nhận và công bố hợp chuẩn, hợp quy; xây dựng áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 9001, ISO 14001, ISO/IEC 27001, ISO 22000, ISO50001, ISO 26000, ISO/IEC 17025, OHSAS 18000, SA 8000 HACCP … ); áp dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng (5S, QCC, 7 công cụ, Kaizen, GHK, KPI, TQM, Lean, 6 σ, Hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA), mô hình thiết lập nhóm huấn luyện (TWI) và các công cụ khác).
- Tôn vinh, khen thưởng các doanh nghiệp, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động năng suất chất lượng, giải thưởng chất lượng Quốc gia và giải thưởng Châu Á Thái Bình Dương.
1. Huy động nguồn lực và chính sách hỗ trợ
Kinh phí thực hiện Dự án được huy động từ các nguồn kinh phí:
- Nguồn kinh phí của doanh nghiệp: ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; đầu tư, tăng cường năng lực đo lường, thử nghiệm phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ quản lý trong doanh nghiệp; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và công cụ cải tiến năng suất, chất lượng tiên tiến tại doanh nghiệp; các khoản chi khác liên quan đến thực hiện hoạt động nâng cao, năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.
- Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước:
+ Kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tư vấn, chứng nhận và công bố hợp chuẩn, hợp quy, tư vấn xây dựng áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và Giải thưởng Châu Á - Thái Bình Dương; các nội dung hỗ trợ và chi từ nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định hiện hành.
+ Kinh phí chi cho cơ quan thường trực thực hiện cho các mặt công tác: thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, đánh giá nghiệm thu, hội nghị (sơ kết, tổng kết), hội thảo và các chi phí phát sinh khác.
- Dự toán tổng kinh phí cho việc triển khai thực hiện Dự án giai đoạn 2017-2020 là: 3.680.000.000 đồng (Ba tỷ sáu trăm tám mươi triệu đồng).
(Đính kèm Phụ lục Bảng chi tiết dự toán kinh phí thực hiện dự án).
2. Đào tạo nguồn nhân lực để triển khai dự án
Phối hợp với các tổ chức đào tạo, đơn vị tư vấn để đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành, địa phương, doanh nghiệp.
3. Thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng
- Hội thảo, hội nghị phổ biến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng.
- Thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo đài, bản tin, tập san... quảng cáo tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến.
- Tuyên truyền nhân rộng mô hình điểm tại một số doanh nghiệp trong tỉnh.
4. Áp dụng cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy: Hỗ trợ kinh phí tư vấn và chứng nhận, mức chi không quá 20 triệu đồng/sản phẩm.
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO 9001, ISO 14001, ISO/IEC 27001, ISO 22000, ISO 50001, ISO 26000, ISO/IEC 17025, OHSAS 18000, SA 8000, HACCP …: Hỗ trợ kinh phí tư vấn, đánh giá, chứng nhận, mức chi không quá 40 triệu đồng/hệ thống.
- Hỗ trợ cho doanh nghiệp áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng: hỗ trợ kinh phí đào tạo, tư vấn, mức chi không quá 30 triệu đồng/01 công cụ.
- Hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia:
+ Doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: khen thưởng 25 triệu đồng/lần/doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia: khen thưởng 20 triệu đồng/lần/doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp đạt Giải Bạc Chất lượng Quốc gia: khen thưởng 15 triệu đồng/lần/doanh nghiệp.
1. Trình tự, thủ tục hỗ trợ kinh phí
- Doanh nghiệp đăng ký tham gia dự án theo Biểu mẫu 1 - Phiếu đăng ký (trường hợp Doanh nghiệp áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng thì bổ sung thêm thuyết minh dự án năng suất chất lượng theo Biểu mẫu 2 - Thuyết minh dự án năng suất và chất lượng) gửi về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức họp hội đồng xét chọn để trình Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh sách các doanh nghiệp tham gia dự án.
- Doanh nghiệp được phê duyệt tham gia dự án nộp bản cam kết thực hiện theo Biểu mẫu 3 – Bản cam kết và gửi về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng căn cứ vào nội dung được phê duyệt tiến hành ký hợp đồng hỗ trợ cho doanh nghiệp và đồng thời hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện.
- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu và đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt kết quả thực hiện dự án.
- Căn cứ vào quyết định phê duyệt kết quả thực hiện dự án, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thanh lý hợp đồng.
2. Hội đồng xét chọn
Hội đồng xét chọn do Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng gồm Chủ tịch hội đồng, 01 Phó chủ tịch hội đồng, 01 Thư ký và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng điều khiển phiên họp của Hội đồng xét chọn, tổng họp ý kiến của các thành viên và kết luận về nội dung cuộc họp của Hội đồng.
Hội đồng có trách nhiệm xem xét, phân tích và đề xuất danh sách các doanh nghiệp tham gia dự án để Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt.
3. Hội đồng nghiệm thu
Hội đồng nghiệm thu do Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng gồm Chủ tịch hội đồng, 01 Phó chủ tịch hội đồng, 01 Thư ký và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng điều khiển phiên họp của Hội đồng nghiệm thu, tổng hợp ý kiến của các thành viên và kết luận về nội dung cuộc họp của Hội đồng.
Hội đồng có trách nhiệm xem xét, phân tích và đánh giá kết quả đạt được của dự án để Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt.
4. Xây dựng dự toán - cấp phát - thanh quyết toán:
4.1. Xây dựng dự toán: Căn cứ vào kế hoạch của dự án, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập dự toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4.2. Cấp phát: Kinh phí được cấp phát do cơ quan quản lý nguồn kinh phí của dự án Sở Khoa học và Công nghệ cấp cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hàng năm cho từng doanh nghiệp tham gia dự án, cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và công cụ cải tiến năng suất chất lượng:
+ Lần 1: 30 % sau khi ký hợp đồng.
+ Lần 2: 70 % còn lại sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành các nội dung đăng ký.
- Đối với doanh nghiệp thực hiện công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: thanh toán một lần sau khi doanh nghiệp được chứng nhận.
4.3. Thanh quyết toán: Chứng từ kèm theo:
- Đối với doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và công cụ cải tiến năng suất chất lượng:
+ Đợt 1: Văn bản phê duyệt danh sách các doanh nghiệp tham gia dự án của Sở Khoa học và Công nghệ, hợp đồng, kế hoạch triển khai, văn bản đề nghị cấp kinh phí (30%).
+ Đợt 2: Văn bản phê duyệt kết quả thực hiện dự án của Sở Khoa học và Công nghệ, Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính, văn bản đề nghị cấp kinh phí (70%).
- Đối với doanh nghiệp thực hiện công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận, công bố sử dụng dấu định lượng, tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Hợp đồng, giấy chứng nhận, hoá đơn tài chính (chỉ áp dụng đối với trường hợp Doanh nghiệp thực hiện công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận, công bố sử dụng dấu định lượng), văn bản đề nghị cấp kinh phí, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, theo dõi tình hình thực hiện dự án và phối hợp với Sở Tài chính, các ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các chính sách, biện pháp cần thiết, điều chỉnh nội dung để thực hiện dự án có hiệu quả.
- Tổ chức phổ biến nội dung, chính sách hỗ trợ của dự án năng suất và chất lượng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong phạm vi địa phương.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, dự toán triển khai dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện dự án. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp.
- Định kỳ tháng 6, tháng 12 hàng năm; sơ kết 01 năm, 03 năm, khi dự án kết thúc thực hiện báo cáo kết quả thực hiện dự án cho Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc khi có yêu cầu đột xuất.
- Kịp thời tham mưu UBND tỉnh tôn vinh, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2. Sở Tài chính
- Căn cứ vào Dự án “Nâng cao năng suất - chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020”, tham mưu bố trí dự toán kinh phí để thực hiện.
- Hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán kinh phí thực hiện dự án hàng năm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một, Liên minh các Hợp tác xã tỉnh và các Hiệp hội
- Tổ chức phổ biến tuyên truyền về nội dung và chính sách hỗ trợ của dự án cho các tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý.
- Vận động doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia dự án.
4. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương và Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam-Singapore
- Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ phổ biến tuyên truyền về nội dung và chính sách hỗ trợ của dự án đến các đối tượng liên quan.
- Hỗ trợ Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong việc vận động các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia dự án.
5. Cục Thống kê tỉnh
- Cung cấp số liệu của các doanh nghiệp phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả của dự án.
- Cung cấp số liệu và phối hợp tính chỉ số TFP hàng năm của tỉnh.
6. Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Là cơ quan thường trực, có nhiệm vụ giúp Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, điều hành và thực hiện dự án; lập kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động hàng năm cho hoạt động của dự án tổng hợp vào kế hoạch của Chi cục để Sở Khoa học và Công nghệ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện dự án năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp.
- Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết để nắm tình hình thực hiện dự án của doanh nghiệp; báo cáo và đề xuất với Sở Khoa học và Công nghệ xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.
- Phối hợp với các đơn vị, các tổ chức có liên quan tổ chức hội thảo, tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức về năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp trong tỉnh.
- Tuyển chọn Tổ chức tư vấn đủ điều kiện tư vấn theo qui định hiện hành.
- Phối hợp Cục Thống kê tỉnh tổ chức đánh giá về các yếu tố năng suất tổng hợp TFP theo định kỳ hàng năm và cả giai đoạn.
- Thực hiện việc sơ kết, tổng kết và tham mưu Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh; đề xuất khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thực hiện dự án.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Bình Dương
Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ của tỉnh và các nội dung của dự án đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hiểu rõ khi tham gia Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020.
8. Tổ chức tư vấn
- Là doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ hoặc tổ chức khác có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn xây dựng áp dụng các công cụ năng suất chất lượng, được thành lập theo qui định của pháp luật.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của tỉnh để thực hiện tốt Dự án.
- Cam kết cử các chuyên gia tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện khảo sát, đào tạo và tư vấn có hiệu quả cho các doanh nghiệp (đã từng tư vấn về các công cụ cải tiến năng suất chất lượng cho tối thiểu 3 doanh nghiệp).
- Thực hiện đầy đủ các thủ tục thanh quyết toán theo đúng quy định.
9. Doanh nghiệp tham gia dự án
- Cam kết thực hiện đúng các nội dung theo kế hoạch đã được phê duyệt, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu về tình hình, tiến độ, kinh phí; thực hiện thanh quyết toán đúng theo quy định của Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong quá trình tham gia dự án.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề khó khăn vướng mắc đề nghị các sở, ban, ngành; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh qua Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung Dự án này cho phù hợp với tình hình thực tế và đúng quy định pháp luật./.
Phụ lục 2
(Kèm theo Quyết định số 2943/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Biểu mẫu 1 - MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
PHIẾU ĐĂNG KÝ
Tham gia Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020.
Tên doanh nghiệp: .......................................................................................................
Thuộc loại hình doanh nghiệp: nhỏ vừa
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: ................................................................... Fax: .......................................
Người liên hệ: .............................................................................................................
Điện thoại di động: ....................................................... Email: ....................................
Sau khi nghiên cứu và nắm vững các chính sách hỗ trợ của Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2020. Doanh nghiệp chúng tôi có nhu cầu đăng ký tham gia.
Danh mục đăng ký tham gia (đánh dấu X vào ô trống):
1. Chứng nhận, công bố hợp chuẩn và hợp quy.
2. Chứng nhận và công bố sử dụng dấu định lượng
3. Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến
4. Áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng
5. Giải thưởng chất lượng quốc gia
|
Bình Dương, ngày
tháng năm 20..... |
Phiếu đăng ký xin gửi về:
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bình Dương
Tầng 12 A, tháp B, Trung tâm Hành chính tỉnh, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274 3897321-4 fax: 0274 3856550
Biểu mẫu 2 - THUYẾT MINH DỰ ÁN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG
TÊN DOANH
NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THUYẾT MINH DỰ ÁN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
I. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
- Giới thiệu chung ........................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
- Giới thiệu máy móc thiết bị ........................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
- Mạng lưới phân phối .................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
- Lĩnh vực sản xuất ......................................................................................................
...................................................................................................................................
- Loại hình doanh nghiệp ..............................................................................................
...................................................................................................................................
- Hệ thống quản lý áp dụng ..........................................................................................
...................................................................................................................................
- Nguồn nhân lực tài chính ...........................................................................................
...................................................................................................................................
- Số lượng lao động ....................................................................................................
...................................................................................................................................
- Nguồn nguyên liệu .....................................................................................................
...................................................................................................................................
- Hiệu quả kinh doanh ..................................................................................................
...................................................................................................................................
- Hiệu quả hoạt động sản xuất .....................................................................................
...................................................................................................................................
III. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Nêu rõ hiện trạng về năng suất, chất lượng, các hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp đang áp dụng; những nguyên nhân tồn tại, khó khăn về năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trên cơ sở đó nêu bật tính cần thiết của dự án và làm cơ sở đề ra mục tiêu và nội dung của dự án.
IV. MỤC TIÊU DỰ ÁN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Doanh nghiệp đưa ra các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, các mục tiêu phải định lượng và đo lường được để đánh giá khi nghiệm thu.
V. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Doanh nghiệp muốn thực hiện các nội dung cụ thể như: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và sự đánh giá sự phù hợp; ứng dụng và đổi mới công nghệ; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; công cụ cải tiến năng suất; phát triển tài sản trí tuệ; đào tạo nhân lực và các nội dung khác,…
VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
VII. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
VIII. DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
|
Bình Dương,
ngày
tháng năm 20… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BẢN CAM KẾT
Tên doanh nghiệp: .......................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Số điện thoại:.................................................................. Fax: ....................................
Công ty đăng ký nội dung hỗ trợ: ................................................................................
thuộc Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020” và đã được Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt theo Quyết định số ......../QĐ-KHCN ngày ....../...../20.....
Công ty xin cam kết:
1. Xây dựng.................................................................................................................
................................................................................... theo đúng tiến độ của kế hoạch.
2. Công ty sẽ hoàn trả phần kinh phí được hỗ trợ của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nếu không hoàn thành việc xây dựng ....................................................................................................................
................................................................................................................................ ./.
|
................., ngày
tháng năm 20..... |
Bản cam kết xin gửi về:
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bình Dương
Tầng 12 A, tháp B, Trung tâm Hành chính tỉnh, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274 3897321-4 fax: 0274 3856550