Quyết định 2930/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt kết quả thực hiện nhiệm vụ “Xác định vùng sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Số hiệu 2930/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/12/2023
Ngày có hiệu lực 28/12/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Văn Khước
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2930/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 28 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ “XÁC ĐỊNH VÙNG SẢN XUẤT HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14;

Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

Căn cứ Quyết định số 1930/QĐ-UBND ngày 27/10/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phê duyệt “Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030“;

Căn cứ Quyết định số 720/QĐ-CT ngày 03/4/2023 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Dự toán và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu: Thực hiện các nhiệm vụ xác định vùng sản xuất hữu cơ, hỗ trợ mô hình sản xuất cây ăn quả hữu cơ trên địa bàn tỉnh năm 2023;

Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại phiếu trình số 33686 của Văn phòng UBND tỉnh kèm theo Tờ trình số 267/TTr-SNN&PTNT ngày 15/12/2023 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kết quả thực hiện nhiệm vụ “Xác định vùng sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, gồm các nội dung sau:

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển trồng trọt hữu cơ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ toàn quốc giai đoạn 2020-2030; Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025; Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.

- Phát triển sản xuất trồng trọt hữu cơ theo vùng tập trung chuyên canh, phù hợp với các tiểu vùng khí hậu, đất đai và tập quán canh tác. Phát triển sản xuất theo hướng công nghệ cao, kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, nâng cao giá trị thu nhập trên 01 ha đất canh tác.

- Phát triển trồng trọt hữu cơ gắn với các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; tăng cường liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với nông nghiệp tuần hoàn, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người sản xuất và người tiêu dùng.

- Phát triển sản xuất trồng trọt hữu cơ trên cơ sở phát huy nội lực của các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ là chủ yếu; đồng thời kết hợp nguồn lực của các tổ chức kinh tế, các cá nhân và sự hỗ trợ của Nhà nước.

2. Mục tiêu phát triển

Phát triển trồng trọt hữu cơ trên cơ sở lựa chọn sản phẩm chủ lực, có lợi thế nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, hướng đến phát triển nền nông nghiệp có giá trị tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường, trên cơ sở đó góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn mới. Một số mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2025: Diện tích đất trồng trọt đủ điều kiện sản xuất hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc được xác định 700 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích đất trồng trọt các cây trồng chủ lực, có lợi thế. Diện tích sản xuất trồng trọt được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ là 500 ha, chiếm 1,0% tổng diện tích đất trồng trọt các cây trồng, chủ lực, có lợi thế. Hiệu quả sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt cao hơn khoảng 1,3 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

- Đến năm 2030: Diện tích đất trồng trọt đủ điều kiện sản xuất hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc được xác định 1.420 ha, chiếm 3,0% tổng diện tích đất trồng trọt các cây trồng chủ lực, có lợi thế. Diện tích sản xuất trồng trọt được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ các cây trồng chủ lực là 900 ha, chiếm 2,0% tổng diện tích đất trồng trọt các cây trồng chủ lực, có lợi thế. Hiệu quả sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt cao hơn khoảng 1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

3. Xác định các vùng đủ điều kiện sản xuất trồng trọt hữu cơ

3.1. Đến năm 2025: Có 43 vùng, diện tích canh tác 700 ha; trong đó:

- Vùng sản xuất lúa, lúa cá hữu cơ: 13 vùng, diện tích canh tác 293 ha; trong đó: 230 ha canh tác 02 vụ lúa/năm; 63 ha canh tác lúa vụ Xuân, nuôi thả cá vụ Mùa.

- Vùng sản xuất rau hữu cơ: 10 vùng, diện tích canh tác 64 ha.

- Vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ: 15 vùng, diện tích canh tác 169 ha.

- Vùng sản xuất dược liệu hữu cơ: 05 vùng, diện tích canh tác 174 ha.

3.2. Đến năm 2030: Có 64 vùng, diện tích canh tác 1.420 ha; trong đó:

- Vùng sản xuất lúa, lúa cá hữu cơ: 17 vùng, diện tích canh tác 621 ha; trong đó: 425 ha canh tác 02 vụ lúa/năm; 196 ha canh tác lúa vụ Xuân, nuôi thả cá vụ Mùa.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ