TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
293/2001/QĐ-TLĐ
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ CÁN BỘ
CƠ QUAN LĐLĐ TỈNH, THÀNH PHỐ, CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐOÀN CHỦ TỊCHTỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Căn cứ chức năng, quyền hạn của đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;
Căn cứ đề án số: 48/TLĐ ngày 06 tháng 10 năm 2000 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên
đoàn về việc kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ đối với LĐLĐ tỉnh,
thành phố, Công đoàn ngành Trung ương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VII
(Khóa VIII) của Đảng;
Xét đề nghị của Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm
theo Quyết định này bản Quy định về tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ cơ quan
LĐLĐ tỉnh, phố, Công đoàn ngành trung ương trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam.
Điều 2: Quyết định này
có hiệu lực từ ngày ký. Các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương,
các Ban và đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết
đinh này.
|
TM. ĐOÀN CHỦ
TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
Cù Thị Hậu
|
QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ CÁN BỘ CƠ QUAN LĐLĐ TỈNH, THÀNH
PHỐ, CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG ƯƠNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 293/QĐ/TLĐ ngày 22–2–2001 của Đoàn Chủ tịch
TLĐLĐVN)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Xây dựng bộ máy cơ quan LĐLĐ tỉnh, thành phố,
Công đoàn ngành Trung ương tinh, gọn đảm bảo hoạt động có hiệu lực, đạt hiệu quả
tốt, đáp ứng yêu cầu hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường.
2. Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của LĐLĐ tỉnh,
thành phố, công đoàn ngành Trung ương xác định rõ cơ cấu bộ máy, lề lối làm việc,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tham mưu cho BCH, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh,
thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và BCH, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về
các chế độ, chính sách liên quan đến CNVC–LĐ ở địa phương và ngành.
II. QUY ĐỊNH MÔ HÌNH TỔ CHỨC
BỘ MÁY, BIÊN CHẾ CÁN BỘ CƠ QUAN LĐLĐ TỈNH, THÀNH PHỐ, CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG
ƯƠNG
A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY, BIÊN CHẾ CÁN BỘ:
1. Tổ chức bộ máy, biên chế cán
bộ cơ quan LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương phải căn cứ nhiệm vụ,
quyền hạn của LĐLĐ địa phương và công đoàn ngành Trung ương đã được Điều lệ
Công đoàn Việt Nam quy định; căn cứ quy mô (số lượng CNVC–LĐ, CĐCS do LĐLĐ địa
phương, công đoàn ngành Trung ương trực tiếp chỉ đạo), phạm vi hoạt động, đặc
điểm của địa phương và ngành.
2. Tổ chức bộ máy cơ quan LĐLĐ tỉnh,
thành phố, công đoàn ngành Trung ương phải tinh, gọn. Mỗi ban có thể có nhiều
chuyên đề có cán bộ phụ trách, nhưng không nhất thiết Tổng Liên đoàn có ban nào
thì LĐLĐ địa phương, công đoàn ngành Trung ương có ban đó.
3. Không thành lập ban khi không
có chuyên viên
B. TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ CÁN BỘ CƠ
QUAN CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG ƯƠNG
1. Quy định về tổ chức bộ máy:
a) Công đoàn ngành Trung ương quản lý trực tiếp
trên 80.000 CNVC–LĐ và trên 200 Công đoàn cơ sở, hoạt động phân tán trong toàn
quốc, đa dạng về ngành nghề; được Tổng Liên đoàn phân cấp quản lý tài chính,
cán bộ, thành lập không quá 7 ban, gồm:
– Ban Chính sách kinh tế xã hội (gồm các chuyên
đề: thi đua, BHLĐ, lao động tiền lương, pháp luật, chính sách xã hội).
– Ban Tổ chức (gồm: cán bộ, đào tạo, phát triển
đoàn viên, xây dựng CĐCS)
– Ban Tài chính.
– Ban Tuyên giáo.
– Ban Nữ công.
– Uỷ ban kiểm tra.
– Văn phòng (gồm: tổng hợp, quản trị, hành
chính)
b) Công đoàn ngành Trung ương quản lý trực tiếp
từ 30.000 đến dưới 80.000 CNVC–LĐ và có từ 100 đến dưới 200 CĐCS, hoạt động
phân tán trong toàn quốc, đa dạng về ngành nghề; được Tổng Liên đoàn phân cấp
quản lý tài chính, cán bộ, thành lập không quá 6 ban, gồm:
– Ban Chính sách kinh tế xã hội (gồm chuyên đề:
thi đua, BHLĐ, lao động tiền lương, pháp luật, chính sách xã hội).
– Ban Tổ chức
– Ban Tuyên giáo
– Ban Nữ công
– Ban Tài chính – văn phòng.
– Uỷ ban kiểm tra
c) Đối với những công đoàn ngành Trung ương quản
lý trực tiếp dưới 30.000 CNVC–LĐ, được Tổng Liên đoàn phân cấp quản lý tài
chính, cán bộ từng phần, thành lập không quá 4 ban, gồm:
– Ban Chính sách kinh tế xã hội
– Ban Tuyên giáo – Nữ Công
– Ban Tài chính – Văn phòng
– Ban Tổ chức – UBKT
2. Quy định về biên chế cán bộ:
a) Đối với công đoàn ngành Trung ương quy định tại
điểm l–a biên chế không quá 22 cán bộ (trừ bảo vệ, lái xe, tạp vụ, văn thư
không quá 4 người).
b) Đối với công đoàn ngành Trung ương quy định tại
điểm l–b biên chế không quá 18 cán bộ (trừ bảo vệ, lái xe, tạp vụ, văn thư
không quá 4 người).
c) Đối với công đoàn ngành Trung ương quy định tại
điểm l–c biên chế không quá 12 cán bộ (trừ bảo vệ, lái xe, văn thư không quá 3
người).
C. Tổ chức bộ máy, biên chế
cán bộ
cơ quan LĐLĐ tỉnh, thành phố
1. Quy đinh về tổ chức bộ máy:
Căn cứ số lượng CNVC–LĐ, Công
đoàn cơ sở do địa phương trực tiếp quản lý, mỗi LĐLĐ tỉnh, thành phố thành lập
từ 6–7 ban theo hai loại hình sau:
a) LĐLĐ tỉnh, thành phố ở đồng bằng
có từ 40.000 CNVC–LĐ và 500 CĐCS trở lên; ở miền núi có từ 30.000 CNVC–LĐ và
400 CĐCS trở lên, thành lập tối đa không quá 7 ban, gồm:
– Ban Chính sách kinh tế xã hội
(gồm các chuyên đề: thi đua, BHLĐ, LĐTL, pháp luật, chính sách xã hội).
– Ban Tổ chức (gồm: cán bộ, đào
tạo, phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS)
– Ban Tài chính
– Ban Tuyên giáo
– Ban Nữ công
– Uỷ ban kiểm tra.
– Văn phòng (gồm: tổng hợp, quản
trị, hành chính)
Riêng LĐLĐ thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố lớn tập trung đông CNVC–LĐ và CĐCS thuộc
nhiều thành phần kinh tế có thể thành lập thêm một số ban, nhưng phải có đề án
báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và phải được Đoàn Chủ tịch phê duyệt mới
được thành lập.
b) LĐLĐ tỉnh, thành phố có dưới
30.000 CNVC–LĐ và dưới 400 CĐCS thành lập không quá 6 ban, gồm:
– Ban Chính sách kinh tế xã hội.
– Ban Tổ chức.
– Ban Tuyên giáo.
– Ban Nữ công.
– Ban Tài chính – Văn phòng.
– ủy ban kiểm tra.
2. Quy định về biên chế cán bộ:
a) LĐLĐ tỉnh, thành phố: ở đồng
bằng có trên 70.000 CNVC–LĐ và trên 700 CĐCS; ở miền núi có trên 40.000 CNVC–LĐ
và trên 500 CĐCS, biên chế không quá 35 cán bộ (trừ bảo vệ, lái xe, tạp vụ, văn
thư không quá 5 người).
Riêng LĐLĐ thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh biên chế không quá 62 cán bộ (trừ bảo vệ, lái xe, tạp vụ,
văn thư không quá 6 người).
b) LĐLĐ tỉnh, thành phố: ở đồng
bằng có từ 40.000 đến dưới 70.000 CNVC–LĐ và có từ 500 đến dưới 700 CĐCS; ở miền
núi có từ 30.000 đến dưới 40.000 CNVC–LĐ và có từ 400 đến dưới 500 CĐCS, biên
chế không quá 25 cán bộ (trừ bảo vệ, lái xe, tạp vụ, văn thư không quá 5 người).
c) LĐLĐ tỉnh, thành phố có dưới
30.000 CNVC–LĐ và dưới 400 CĐCS, biên chế không quá 20 cán bộ (trừ lái xe, bảo
vệ, tạp vụ, văn thư không quá 4 người)
III. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH TỔ
CHỨC BỘ MÁY BIÊN CHẾ CÁN BỘ CƠ QUAN LĐLĐ TỈNH, THÀNH PHỐ CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG
ƯƠNG
1. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn
quy định tổ chức bộ máy, tên gọi các ban, biên chế cán bộ cơ quan LĐLĐ tỉnh,
thành phố, công đoàn ngành Trung ương thống nhất thực hiện chung trong cả nước.
LĐLĐ địa phương, công đoàn Trung ương có yêu cầu thành lập thêm các ban ngoài
qui định của Tổng Liên đoàn phải có đề án trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn
xem xét quyết định.
2. Biên chế cán bộ của cơ quan
LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên
đoàn quyết định. Biên chế cán bộ các ban thuộc LĐLĐ địa phương, công đoàn ngành
Trung ương do Ban Thường vụ LĐLĐ địa phương, công đoàn ngành Trung ương quyết định
trong phạm vi biên chế chung của cơ quan đã được Tổng Liên đoàn và Ban Tổ chức
Trung ương phê duyệt hàng năm.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Trách nhiệm của Ban thường vụ
LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương trong việc tổ chức triển khai
thực hiện quy định này:
1 Tiến hành rà soát, sắp xếp lại
bộ máy, bố trí cán bộ trong cơ quan theo hướng sau:
– Tăng cường cán bộ cho các ban
chuyên đề, giảm cán bộ, nhân viên các ban phục vụ.
– Chuyển những cán bộ, công nhân
viên từ các đơn vị sự nghiệp có thu và hoạt động dịch vụ xã hội như: Trung tâm
dịch vụ việc làm, Báo chí, Nhà văn hóa, Câu lạc bộ... đang hưởng lương từ ngân
sách sang hưởng lương ngoài ngân sách (tự trang trải).
– Chuyển số nhân viên phục vụ: Bảo
vệ, lái xe, tạp vụ sang chế độ hợp đồng lao động (theo pháp luật lao động)
trong chỉ tiêu biến chế.
2. Bổ sung, hoặc xây dựng quy chế
làm việc của cơ quan LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, cải tiến
sự chỉ đạo điều hành công việc của cơ quan đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn theo Luật Công đoàn và quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Tổ chức triển khai thực hiện
quy định này trong cơ quan, đơn vị. Những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực
hiện báo cáo về Tổng Liên đoàn để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi.