ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2913/QĐ-UBND
|
Đắk
Lắk, ngày 04 tháng 10
năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA BAN DÂN TỘC TỈNH ĐẮK LẮK
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương, ngày 19/06/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP,
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP, ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP,
ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết TTHC và
báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số
14/2014/QĐ-UBND, ngày 03/6/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy chế công bố, công
khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số
487/TTr-BDT, ngày 23 tháng 9 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, cụ thể như
sau:
Thay thế 03 thủ tục hành chính: Giải
quyết khiếu nại lần đầu, giải quyết khiếu nại lần 2, và giải
quyết tố cáo; bãi bỏ thủ tục tiếp công dân đã được công bố tại Quyết định 2185/QĐ-UBND, ngày 19/8/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Bãi bỏ Quyết định 2185/QĐ-UBND, ngày 19/8/2009 của
UBND tỉnh Đắk Lắk.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký.
(Các TTHC, hoặc các bộ phận tạo
thành TTHC được công bố tại Quyết định này có hiệu
lực theo ngày văn bản QPPL có quy định về TTHC hoặc bộ phận tạo thành TTHC có
hiệu lực thi hành)
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp;
Trưởng Ban Dân tộc, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND
các xã, phường, thị trấn và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, PCTUBND tỉnh;
- Cục Giám sát TTHC - Bộ Tư pháp;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- CVP, PCVP (đ/c Nguyên);
- Phòng TH; NC;
- Lưu: VT, KGVX. (T..37)
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Cảnh
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA BAN DÂN TỘC TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2913/QĐ-UBND ngày 04
tháng 10 năm 2016 của Chủ tịch
UBND tỉnh Đắk Lắk)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THAY THẾ
Số
TT
|
Số
hồ sơ TTHC
|
Tên
thủ tục hành chính sau khi sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế
|
Tên
thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; Số thứ tự của TTHC và
QĐ công bố TTHC trước đó
|
Tên
VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế
|
A. Lĩnh vực giải quyết khiếu nại,
tố cáo
|
1
|
|
Giải quyết khiếu nại lần đầu
|
- Giải quyết khiếu nại
- Thủ tục số 03; QĐ 2185/QĐ-UBND,
ngày 19/8/2009
|
Luật
Khiếu nại số 02/2011/QH 13, ngày 11/11/2011
|
2
|
|
Giải quyết khiếu nại lần hai
|
- Giải quyết khiếu nại
- Thủ tục số 03; QĐ 2185/QĐ-UBND,
ngày 19/8/2009
|
Luật
Khiếu nại số 02/2011/QH 13, ngày 11/11/2011
|
3
|
|
Giải quyết tố cáo
|
- Giải quyết tố cáo
- Thủ tục số 04; QĐ 2185/QĐ-UBND,
ngày 19/8/2009
|
Luật
Tố cáo số 03/2011/QH 13, ngày 11/11/2011
|
II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
BÃI BỎ
Số
TT
|
Số
hồ sơ TTHC
|
Tên
thủ tục hành chính bị hủy bỏ; số thứ tự của TTHC và QĐ công bố TTHC trước đó
|
Tên
VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ thủ tục hành chính
|
A. Lĩnh vực Tiếp công dân
|
1
|
|
- Tiếp công dân
- Thủ tục số 01; QĐ 2185/QĐ-UBND, ngày 19/8/2009
|
|
Phần II
NỘI DUNG CỦA TTHC THAY THẾ
A. Lĩnh vực giải
quyết khiếu nại, tố cáo
1. Thủ tục giải
quyết khiếu nại lần đầu:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận khiếu nại
Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải
quyết Trưởng Ban Dân tộc theo Điều 20 Luật Khiếu nại, người khiếu nại phải gửi
đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho Ban Dân tộc.
- Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu
nại
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
được đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Ban Dân tộc
thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết; trường hợp không thụ
lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.
- Bước 3: Xác minh nội dung khiếu
nại
Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần
đầu theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại, Ban Dân tộc có trách nhiệm:
- Kiểm tra lại quyết định hành chính,
hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp,
nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại.
- Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội
dung khiếu nại thì Ban Dân tộc tiến hành xác minh, kết luận
nội dung khiếu nại hoặc giao các bộ phận chuyên môn, cá nhân có trách nhiệm xác
minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
Việc xác minh nội dung khiếu nại được
thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Khiếu nại; Mục 2, chương II Thông tư số
07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013, của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải
quyết khiếu nại hành chính.
- Bước 4: Tổ chức đối thoại
Đại diện Ban Dân tộc trực tiếp gặp gỡ,
đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ
liên quan, để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người
khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; thông báo bằng
văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có
quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.
Khi đối thoại, đại diện Ban Dân tộc
nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham
gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng
chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.
Việc đối thoại được lập thành biên bản;
biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; kết quả đối thoại, có chữ ký
hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký,
điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do, biên bản này được lưu vào hồ sơ
vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để
giải quyết khiếu nại.
- Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại.
Trưởng Ban Dân tộc ra quyết định giải
quyết khiếu nại. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định giải
quyết khiếu nại, bộ phận văn thư Ban Dân tộc sẽ gửi trực tiếp hoặc bằng bưu điện
quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người
có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Ban Dân tộc tỉnh Đắk
Lắk, địa chỉ: 34 Phan Chu Trinh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian tiếp
nhận và trả hồ sơ: Sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ
vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ, tết).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ:
- Đơn khiếu nại
hoặc bản ghi lời khiếu nại;
- Tài liệu, chứng cứ do các bên cung
cấp (nếu có);
- Biên bản tổ chức đối thoại (nếu
có);
- Các tài liệu khác
có liên quan,
+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Theo Điều 28 Luật Khiếu nại:
Thời hạn giải
quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc
phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng
không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn
thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với
vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài
hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk.
f) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Trưởng
Ban Dân tộc.
g) Lệ phí: Không.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
+ Yêu cầu: Theo Điều 8 Luật Khiếu nại:
Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày,
tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội
dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải
quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu
nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp khiếu nại trực tiếp thì
công chức tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại viết đơn
khiếu nại hoặc ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn
bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định ở trên. Trong trường hợp việc khiếu
nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ
chứng minh tính hợp pháp của người đại diện.
+ Điều kiện: Theo Điều 11 Luật Khiếu
nại:
- Quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người khiếu nại;
- Người khiếu nại không có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
- Người đại diện không hợp pháp thực
hiện khiếu nại;
- Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc
điểm chỉ của người khiếu nại;
- Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết
mà không có lý do chính đáng;
- Khiếu nại đã có quyết định giải quyết
khiếu nại lần hai;
- Có văn bản thông báo đình chỉ việc
giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
- Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ
lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa
án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa
án.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13, ngày 11/11/2011;
Nghị định số 75/2012/NĐ-CP, ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Khiếu nại; Thông tư số 07/2013/TT-TTCP
ngày 31/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại
hành chính; Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
2. Thủ tục giải
quyết khiếu nại lần hai:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận đơn
Nếu khiếu nại lần
hai thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng Ban Dân tộc theo Điều 20 Luật Khiếu
nại thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu
nại lần đầu và các tài liệu liên quan.
- Bước 2: Thụ lý đơn
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Ban Dân tộc thụ lý đơn để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người giải quyết
khiếu nại lần đầu biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết
thì thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Xác minh vụ việc khiếu nại.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại
lần hai, Ban Dân tộc căn cứ vào nội dung, tính chất của việc
khiếu nại tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại.
Việc xác minh thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 29 Luật khiếu nại
Mục 2, chương II của Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra
Chính phủ.
- Bước 4: Tổ chức đối thoại
Trong quá trình giải quyết khiếu nại
lần hai, Ban Dân tộc tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại,
người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người
khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại, thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và
nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời
gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.
Khi đối thoại, đại diện cơ quan thẩm
quyền nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người
tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan
đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.
Việc đối thoại được lập thành biên bản;
biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; kết quả đối thoại, có chữ ký
hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký,
điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do, biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc
khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
- Bước 5: Ra quyết định giải quyết
khiếu nại.
Trưởng Ban Dân tộc ra quyết định giải
quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại có các nội dung:
Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu
nại; Nội dung khiếu nại; Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu
nại lần đầu; Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại; Căn cứ
pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu
nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp
khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có
quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa
đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại
là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền,
nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành
chính; Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có); Quyền khởi kiện vụ án
hành chính tại Tòa án.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại lần 2, Ban Dân tộc gửi
quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người
giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Ban Dân tộc
công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong
các hình thức: Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi
người bị khiếu nại công tác; niêm yết tại tại sở cơ quan;
thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Ban Dân tộc tỉnh Đắk
Lắk, địa chỉ: 34 Phan Chu Trinh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ:
Sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ vào các ngày làm việc
trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (trừ ngày thứ 7, chủ nhật
và các ngày lễ, tết).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ: Theo Điều 34
Luật Khiếu nại:
- Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu
nại;
- Tài liệu, chứng cứ do các bên cung
cấp;
- Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận,
kết quả giám định (nếu có);
- Biên bản tổ chức đối thoại (nếu
có);
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu;
- Các tài liệu có liên quan (nếu có).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời
hạn giải quyết: Theo Điều
37 Luật Khiếu nại:
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức
tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn
nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn
thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với
vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng
không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Trưởng Ban Dân tộc tỉnh
Đắk Lắk.
f) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
g) Lệ phí: Không.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
Theo điểm 1, Điều 33 Luật Khiếu nại:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà
người khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận
được quyết định giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền
khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
hai là thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết lần đầu; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn
thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá
45 ngày.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13, ngày 11/11/2011;
Nghị định số 75/2012/NĐ-CP, ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Khiếu nại; Thông tư số 07/2013/TT-TTCP
ngày 31/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại
hành chính; Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
3. Thủ tục giải
quyết tố cáo:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông
tin tố cáo:
Khi nhận được tố cáo thì người giải
quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:
a) Nếu tố cáo
thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng Ban
Dân tộc thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ
lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông
báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp
phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có
thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;
b) Nếu tố cáo
không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng Ban Dân tộc thì trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và
thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo
trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
- Bước 2: Thụ lý, xác minh nội
dung tố cáo: Trưởng Ban Dân tộc ban hành quyết định thụ
lý giải quyết tố cáo (sau đây gọi tắt là quyết định thụ
lý). Việc thay đổi, bổ sung nội dung quyết định thụ lý phải
thực hiện bằng quyết định của Trưởng Ban. Trong quyết định
thụ lý phải thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác
minh tố cáo (sau đây gọi chung là Tổ xác minh) có từ hai
người trở lên, trong đó giao cho một người làm Trưởng đoàn hoặc Tổ trưởng (sau
đây gọi chung là Tổ trưởng Tổ xác minh). Trong quá trình
xác minh, Tổ xác minh phải làm việc với người bị tố cáo,
người tố cáo; thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; báo cáo kết
quả xác minh...(Theo quy định tại các điều từ Điều 12- Điều 20 của Thông tư
06/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo của Thanh tra Chính phủ).
- Bước 3: kết luận nội dung tố cáo:
Căn cứ báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, các
thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp
luật, Trưởng Ban Dân tộc ban hành kết luận nội dung tố cáo.
- Bước 4: xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo: Ngay
sau khi có kết luận về nội dung tố cáo,
Trưởng Ban Dân tộc căn cứ kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo để xử lý theo quy định tại điều 24 Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013.
- Bước 5: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị
tố cáo và thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo.
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư
06/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 30/9/2013:
1. Trưởng Ban Dân tộc có trách nhiệm
công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày
03/10/2012 của Chính phủ.
2. Trong trường hợp người tố cáo có
yêu cầu thì người giải quyết tố cáo thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người
tố cáo, trừ những thông tin thuộc bí mật Nhà nước. Việc thông báo kết quả giải
quyết tố cáo được thực hiện bằng một trong hai hình thức
sau: Gửi kết luận nội dung tố cáo, quyết định, văn bản xử lý tố cáo hoặc gửi
văn bản thông báo kết quả giải quyết tố cáo theo Mẫu số 19-TC ban hành kèm theo
Thông tư 06/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ, trong đó phải nêu được kết quả
xác minh, kết luận nội dung tố cáo, nội dung quyết định, văn bản xử lý tố cáo.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, địa chỉ: 34 Phan Chu Trinh, thành phố Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk.
Thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ:
Sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ
vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (trừ ngày thứ 7, chủ nhật
và các ngày lễ, tết).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
Đơn tố cáo hoặc Biên bản ghi nội dung
tố cáo.
- Số lượng
hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
Theo quy định tại Điều 21 Luật Tố
cáo: Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo;
đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90
ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60
ngày.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk.
f) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Kết luận về nội dung tố cáo và quyết định xử lý
hành vi vi phạm bị tố cáo.
g) Lệ phí: Không.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
+ Yêu cầu: Theo Điều 19, Luật Tố cáo:
Đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố
cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường
hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn
thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc
điểm chỉ của những người tố cáo và cử họ tên người đại diện
để trình bày nội dung tố cáo
+ Điều kiện: Theo quy định tại Khoản
2 Điều 20 Luật Tố cáo: Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong
các trường hợp sau đây:
- Tố cáo về vụ
việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình
tiết mới;
- Tố cáo về vụ việc mà nội dung và
những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp
luật;
- Tố cáo về vụ việc mà người
có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra,
xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
Luật Tố cáo số 03/2011/QH13, ngày 11/11/2011; Nghị
định số 76/2012/NĐ-CP, ngày 03/10/2012 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo; Thông tư số 06/2013/TT-TTCP, ngày 30/92013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải
quyết tố cáo; Thông tư 07/2014/TT-TTCP, ngày 31/10/2014 của Thanh
tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị,
phản ánh.