UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2909/QĐ-UBND
|
Quảng Ninh,
ngày 01 tháng 10 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
THÍ ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TẠM NHẬP HÀNG HÓA THEO PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI
XUẤT QUA CỬA KHẨU KA LONG, THUỘC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua,
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số
05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa;
Căn cứ Công văn số 36/TTg-KTTH
ngày 22/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa;
Căn cứ Quyết định số 7948/QĐ-BCT ngày 04/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc
ban hành Quy chế thí điểm hoạt động tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh
doanh tạm nhập tái xuất qua các cửa khẩu Pò Peo (tỉnh Cao Bằng), Bản Vược (tỉnh
Lào Cai), Ka Long (tỉnh Quảng Ninh);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Công thương tại Tờ trình số 2018/TTr-SCT ngày 23
tháng 9 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thí điểm
hoạt động tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất qua
cửa khẩu Ka Long, thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành: Công Thương, Cục Hải quan tỉnh, Bộ Chỉ huy
Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Móng Cái; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các thương
nhân được lựa chọn thực hiện thí điểm tạm nhập hàng hóa qua cửa khẩu Ka Long
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Tùng
|
QUY CHẾ
THÍ ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TẠM NHẬP HÀNG HÓA THEO PHƯƠNG
THỨC KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT QUA CỬA KHẨU KA LONG, THUỘC KHU KINH TẾ CỬA
KHẨU MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2909/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này điều chỉnh việc thí
điểm hoạt động tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất
qua cửa khẩu Ka Long, thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
2. Quy chế này áp dụng đối với các
cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh trong việc điều hành, quản lý và các thương
nhân được lựa chọn thực hiện thí điểm tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh
doanh tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu Ka Long, thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Hàng
hóa được phép thực hiện thí điểm
1. Thực hiện theo quy định tại
Điều 3, Quyết định số 7948/QĐ-BCT ngày 04/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
bao gồm: hợp kim các loại, quặng kim loại, hợp chất kim loại có hàm lượng cao.
2. Trong quá trình thực hiện, căn
cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ
tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh sẽ xem xét
đề nghị Bộ Công Thương điều chỉnh, bổ sung các mặt hàng thí điểm tạm nhập qua
cửa khẩu Ka Long.
Điều 3.
Thương nhân được phép thực hiện thí điểm và thủ tục tạm nhập, tái xuất hàng hóa
1. Thương nhân được phép thực hiện
thí điểm là thương nhân được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh công bố lựa chọn
thực hiện tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất qua
cửa khẩu Ka Long theo các nguyên tắc lựa chọn quy định tại Quy chế này.
2. Thương nhân được phép thí điểm
theo quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất hàng
hóa tại cơ quan hải quan cửa khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 4. Nguyên
tắc lựa chọn
1. Để được Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét lựa chọn thực hiện thí điểm tạm nhập hàng hóa qua cửa khẩu Ka Long,
thương nhân phải đáp ứng nguyên tắc sau: Trong thời hạn 01 năm gần nhất (tính
đến thời điểm đăng ký lựa chọn) thương nhân không bị xử lý về hành vi buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế (bao gồm cả phí, lệ
phí); không nợ các khoản thuế, phí, lệ phí của hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh.
2. Có trụ sở chính hoặc chi nhánh
kinh doanh tại Quảng Ninh.
Điều 5. Hồ sơ đăng ký lựa
chọn
Thương nhân có nhu cầu tham gia
lựa chọn thực hiện thí điểm tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh doanh tạm
nhập tái xuất qua cửa khẩu Ka Long hoàn thiện hồ sơ (01 bộ) gửi về Sở Công
thương tỉnh Quảng Ninh (địa chỉ: Tầng 10, trụ sở liên cơ quan số 2,
phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Thành phần
hồ sơ gồm:
1. Văn bản đăng
ký (Bản chính - theo mẫu đính kèm Quy chế này);
2. Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao có xác
nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
3. Giấy xác nhận của
cơ quan thuế chủ quản và Giấy xác nhận của các Ban Quản lý cửa khẩu trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh về tình hình chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại
quan của thương nhân (Bản chính).
4. Giấy xác nhận của
Cục Hải quan, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (tỉnh Quảng Ninh) về
tình hình chấp hành chính sách pháp luật trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan của thương nhân (Bản
chính).
Điều 6. Quy trình thẩm định
và công bố lựa chọn
1. Quy trình thẩm định:
- Sở Công thương có trách nhiệm
thẩm định hồ sơ đăng ký của thương nhân. Căn cứ kết quả thẩm định, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét công bố thương nhân đáp ứng yêu cầu được lựa chọn thí
điểm.
- Thời gian giải quyết: 01 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân.
2. Công bố lựa chọn:
- Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
quyết định công bố thương nhân đáp ứng yêu cầu được lựa chọn thí điểm trên cơ
sở văn bản trình của Sở Công Thương.
- Thời gian giải quyết: 01 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Công Thương.
Điều 7. Trách nhiệm của các
Sở, ban, ngành, địa phương liên quan
1. Sở Công Thương
a) Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh trong công tác quản lý hoạt động thí điểm tạm nhập theo Quy chế
này.
b) Ngay sau
khi Quy chế này được ban hành, Sở Công thương có trách nhiệm thông báo rộng
rãi, công khai để các doanh nghiệp biết, tham gia đăng ký lựa chọn.
c) Chủ trì
phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định
kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện thí điểm; tham mưu trình Ủy ban nhân
dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung những quy định không phù hợp. Kết thúc thời gian thực hiện Quy chế thí điểm chủ trì phối hợp với
các cơ quan liên quan tham mưu sơ kết đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất hướng
thực hiện điều hành trong thời gian tiếp theo.
2. Cục Hải quan tỉnh
a) Chỉ đạo
Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái
phối hợp với các lực lượng chức năng hướng dẫn thương nhân
làm thủ tục hải quan và kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hàng tạm nhập qua cửa khẩu Ka Long theo đúng
quy định hiện hành, đảm bảo nhanh gọn, tránh ách tắc hàng hóa tại khu vực cửa
khẩu.
b) Chỉ đạo công tác tuần tra, kiểm
soát, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, không
để hàng hóa thẩm lậu vào nội địa. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm theo quy định.
c) Cải cách thủ tục hành chính,
công khai minh bạch, không gây khó khăn, phiền hà cho các thương nhân.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng
tỉnh
a) Chỉ đạo Đồn biên phòng cửa khẩu
quốc tế Móng Cái thực hiện nhiệm vụ theo chức năng tại khu vực cửa khẩu Ka
Long; thực hiện công tác thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt
động xuất, nhập cảnh của người, phương tiện; phối hợp với
lực lượng Hải quan và các lực lượng chức năng kiểm soát, giám sát hàng hóa tạm
nhập đảm bảo theo đúng quy định. Tăng
cường tuần tra, kiểm soát dọc tuyến biên giới trong phạm vi quản lý.
Kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các lực lượng chức
năng xử lý đối với các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
b) Chủ trì phối hợp với các lực
lượng chức năng quản lý, điều hành các phương tiện vận chuyển hàng hóa tạm nhập
trong phạm vi địa bàn quản lý của Biên phòng đảm bảo trật
tự, thông suốt, không gây ùn tắc.
4. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo
lực lượng nghiệp vụ, Công an địa phương thực hiện công tác phòng ngừa, đấu
tranh đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm. Hỗ trợ các cơ
quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý những vụ việc chống người thi hành
công vụ theo quy định.
b) Tổ chức
các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; điều tra tội
phạm về buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
5. Cục Thuế
a) Chỉ đạo
Chi cục thuế Móng Cái phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý cửa khẩu và các đơn vị
chức năng liên quan tại địa phương hướng dẫn về công tác nghiệp vụ thu phí hàng
hóa tạm nhập tái xuất đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định của Ủy ban nhân
dân tỉnh; có biện pháp quản lý hiệu quả chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
b) Giám sát
việc chấp hành chính sách, pháp luật về thuế, phí của các thương nhân tham gia
hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng ở các ngành, các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra các thương
nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí; xử lý
nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
6.
Ủy ban nhân dân thành phố Móng Cái
a) Chỉ đạo Ban Quản lý cửa
khẩu/Chi cục thuế tại địa phương tổ chức thực hiện thu phí hàng hóa tạm nhập
tái xuất theo đúng mức thu quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, đảm bảo thu đúng,
thu đủ; có biện pháp kiên quyết, kịp thời, hiệu quả trong việc chống thất thu
ngân sách nhà nước. Việc tổ chức thu phí phải đảm bảo nhanh gọn, kịp thời, tạo
điều kiện thuận lợi cho thương nhân trong quá trình thực hiện thủ tục tạm nhập,
không để xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố Móng Cái chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ
chức thực hiện công tác này.
b) Phối hợp với các ngành chức
năng Hải quan, Công an, Biên phòng tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt
động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa trên địa bàn; tăng cường phối hợp
với các ngành chức năng trong phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường
hợp vi phạm.
c) Chủ động nắm bắt thông tin,
diễn biến tình hình lưu thông hàng hóa trên địa bàn. Khi xảy ra hiện tượng ách
tắc hàng hóa, kịp thời chỉ đạo các lực lượng chức năng tại địa phương yêu cầu
thương nhân đưa hàng về các kho, bãi bảo quản hàng hóa trên địa bàn; không để
các phương tiện vận tải hàng hóa lưu đỗ dọc các tuyến đường gây cản trở giao
thông. Đồng thời, thông tin kịp thời cho Sở Công thương diễn biến tình hình,
nguyên nhân và số lượng hàng hóa ách tắc để Sở Công thương tổng hợp, đề xuất Ủy
ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành tránh những thiệt hại cho thương nhân và
đảm bảo công tác quản lý nhà nước tại địa phương.
Điều 8. Cơ chế
phối hợp thẩm định hồ sơ đăng ký của thương nhân và cung cấp thông tin xử lý thương
nhân vi phạm
Các cơ quan, địa phương
liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương để giải quyết tốt
các nhiệm vụ sau:
1. Trong thời
gian 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị xác nhận của thương
nhân, căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình, các cơ quan có tên tại Khoản 3
và Khoản 4 Điều 5 Quy chế này có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về việc chấp
hành chính sách pháp luật của thương nhân.
2. Các cơ quan
liên quan có trách nhiệm thông tin, báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh
(qua Sở Công thương để tổng hợp) về các trường hợp thương nhân vi phạm trong
quá trình hoạt động thí điểm để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời.
Điều 9. Trách nhiệm của các
thương nhân được lựa chọn thí điểm
1. Thực hiện nghiêm Quy chế này và
các quy định pháp luật hiện hành về tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
2. Nghiêm túc thực hiện báo cáo tình
hình, kết quả tạm nhập hàng hóa qua cửa khẩu Ka Long (thời gian báo cáo là ngày
31/12/2015) hoặc báo cáo đột xuất (khi có yêu cầu) gửi về Sở Công thương để
tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương (theo Mẫu báo cáo đính
kèm Quy chế này).
Điều 10. Tổ chức
thực hiện
1. Các Sở, ban, ngành có liên
quan, Ủy ban nhân dân thành phố Móng Cái căn cứ chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo các
lực lượng chức năng tổ chức thực hiện Quy chế này.
Trong trường hợp hoạt động tạm
nhập hàng hóa qua cửa khẩu Ka Long có sự việc phát sinh đột biến hoặc đột xuất,
các cơ quan liên quan có trách nhiệm báo cáo tình hình và đề xuất các giải pháp
xử lý gửi Sở Công thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giải
quyết kịp thời.
2. Các thương nhân được Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh lựa chọn thực hiện thí điểm tạm nhập qua cửa khẩu
Ka Long vi phạm các quy định tại Quy chế này và các quy định hiện hành về tạm
nhập, tái xuất hàng hóa sẽ bị đưa ra khỏi danh sách thương nhân được lựa chọn
thực hiện thí điểm và bị xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời không xem
xét lựa chọn thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm
thông quan trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh trong những lần
tiếp theo.
3. Trong quá trình triển khai thực
hiện nếu phát sinh các khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị
có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Móng Cái có ý kiến bằng văn bản gửi về
Sở Công thương để tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết
theo quy định./.
Mẫu Đăng ký
TÊN CÔNG TY
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: .......
|
Quảng
Ninh, ngày tháng
năm 2015
|
ĐĂNG KÝ LỰA CHỌN
Doanh nghiệp thực hiện thí điểm tạm nhập hàng hóa qua
cửa khẩu Ka Long, thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Kính
gửi: Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh
Tên Công ty:
…………………………………………………………….
Địa chỉ trụ sở
chính:.................... số điện thoại:.............. số fax:………..
Địa chỉ Website (nếu
có):................................................ Email (nếu có):
Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh/đăng ký doanh nghiệp số:……….
do....................................................
cấp ngày........ tháng........ năm……..
- Căn cứ Quyết định số 7948/QĐ-BCT ngày
04/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Quy chế thí
điểm hoạt động tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất
qua các cửa khẩu Pò Peo (tỉnh Cao Bằng), Bản Vược (tỉnh Lào Cai), Ka Long (tỉnh
Quảng Ninh);
- Căn cứ Quyết định số......./QĐ-UBND
ngày....... /..../2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy chế thí điểm hoạt động tạm nhập hàng hóa theo
phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu Ka Long, thuộc Khu kinh
tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Công ty (ghi rõ
tên Công ty) đăng ký lựa chọn thực hiện tạm nhập hàng hóa qua cửa khẩu Ka Long
trong thời gian thí điểm.
Hồ sơ kèm theo gồm:
(1)-
(2)-
……………
Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội
dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo bản đăng ký này. Nếu được
lựa chọn thực hiện thí điểm tạm nhập hàng hóa qua Ka Long, Công ty cam kết thực
hiện đúng các quy định của pháp luật nói chung và quy định của tỉnh Quảng Ninh
về tạm nhập tái xuất hàng hóa./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:…
|
NGƯỜI ĐẠI
DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY
(Ký, ghi rõ
họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
Mẫu
Báo cáo
BÁO CÁO KẾT QUẢ, TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TẠM NHẬP HÀNG HÓA
QUA CỬA KHẨU KA LONG VÀ TÁI XUẤT
Kỳ
báo cáo: Tháng…./năm…
Tên doanh nghiệp:
………………………….….………….
Mã số Giấy chứng nhận ĐKKD/ ĐKDN:…………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………..……………...……
Điện thoại:…..……………Fax:…….……….
Email (nếu có):…….……………………..
Người lập báo
cáo:……………………………….………...
Số điện thoại cần liên hệ (điện
thoại di động): ……………………………………...…….
TT
|
Tên hàng
|
Mã số HS
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Trị giá
(USD)
|
Cửa khẩu tạm
nhập
|
Cửa khẩu tái
xuất
|
Hàng đã tạm
nhập về nhưng chưa tái xuất, hiện đang lưu giữ tại kho/bãi/cảng
(ghi rõ số lượng tại từng kho/bãi/cảng)
|
Ở địa bàn tỉnh
Quảng Ninh
|
Ở địa bàn
tỉnh/ thành phố khác
|
Cửa khẩu tái
xuất
(ghi rõ từng
địa điểm thực tế hàng xuất qua)
|
Số lượng
|
Cửa khẩu tái
xuất
(ghi rõ từng
địa điểm thực tế hàng xuất qua)
|
Số lượng
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG
|
|
|
…….
|
…..
|
|
|
……..
|
|
……..
|
|
Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện tạm nhập, tái xuất và đề xuất, kiến nghị (nếu có):…………………………
|
NGƯỜI ĐẠI
DIỆN PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký
tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|