Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 29/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành

Số hiệu 29/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/04/2009
Ngày có hiệu lực 02/05/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Bùi Văn Hạnh
Lĩnh vực Thương mại,Xây dựng - Đô thị

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 29/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 22 tháng 4 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CHỢ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ SIÊU THỊ TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại tờ Trình số 119/TTr-SCT ngày 16/3/2009 về việc đề nghị phê duyệt dự án Quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại (TTTM) và siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (điều chỉnh, bổ sung) với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ, TTTM VÀ SIÊU THỊ

1. Mục tiêu

- Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, thống nhất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với đặc thù và quy mô phát triển dân số của từng địa phương, từng khu đô thị. Giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của địa phương qua các hoạt động tại chợ.

- Tăng cường phát triển hệ thống chợ, TTTM và siêu thị trên địa bàn tỉnh, xoá bỏ dần các chợ tạm, chợ cóc, chợ vi phạm chỉ giới giao thông...

- Phát huy tốt vai trò của chợ, TTTM và siêu thị trong việc mở rộng trao đổi , thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá và tăng thu ngân sách, phát triển thị trường trong mối liên hệ thống nhất, gắn kết với thị trường các tỉnh lân cận, đáp ứng tốt nhu cầu mua, bán, trao đổi hàng hoá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân.

- Tạo các điều kiện thuận lợi để mạng lưới chợ, TTTM và siêu thị hoạt động, có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu tổ chức không gian kinh tế, đô thị, giảm dần khoảng cách đi lại và bán kính phục vụ, nhằm tạo thuận tiện cho người tiêu dùng ở mọi vùng, miền trong tỉnh, đảm bảo an ninh, trật tự, văn minh thương mại.

2. Định hướng Quy hoạch

2.1. Thiết lập một mạng lưới chợ, TTTM và siêu thị phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

- Từ nay đến năm 2020 nâng cấp toàn bộ các chợ ở khu vực nông thôn, miền núi có cơ sở vật chất không đảm bảo; xây dựng mới một số chợ ở các cụm dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các trung tâm cụm xã.

- khu vực đô thị: đầu tư phát triển khu thương mại tập trung và đầu tư xây dựng một số trung tâm thương mại, siêu thị với quy mô phù hợp.

- Ở khu vực nông thôn: tập trung cải tạo, nâng cấp, mở rộng các chợ hiện có, xây mới một số chợ cần thiết. Tăng số hộ kinh doanh cố định trong chợ, nhất là đối với chợ xã, cụm xã miềm núi. Đối với các chợ thị trấn, thị tứ, cần quan tâm tạo điều kiện phát triển hệ thống các cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị... tại khu vực cho phù hợp với nhu cầu mua bán trao đổi của dân cư, từng bước hình thành cụm, điểm thương mại trong khu vực.

- Xây dựng chợ với mô hình kiến trúc hợp lý, tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về xây dựng cơ bản. Đối với các chợ, TTTM và siêu thị xây mới không trực tiếp đấu nối với đường quốc lộ.

- Tiếp tục phát triển các loại hình chợ truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển thêm các loại hình chợ chuyên doanh, chợ du lịch, chợ đầu mối phù hợp với thực tiễn.... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh và địa phương.

2.2. Đẩy mạnh xã hội hoá các hình thức đầu tư chợ, TTTM và siêu thị: huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư trong xã hội vào phát triển chợ, TTTM và siêu thị. Ưu tiên nguồn vốn ngân sách dành hỗ trợ cho đầu tư phát triển chợ khu vực miền núi.

2.3. Đa dạng hoá hình thức quản lý kinh doanh, khai thác chợ, TTTM và siêu thị: căn cứ hình thức đầu tư, quy định thống nhất phương thức quản lý kinh doanh, khai thác theo đúng quy định của Nhà nước, mục đích là thuận lợi và hiệu quả.

II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ, TTTM VÀ SIÊU THỊ

1. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ (có biểu chi tiết kèm theo)

Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ có 181 chợ, trong đó có 09 chợ loại I, 42 chợ loại II và 130 chợ loại III. Nâng cấp cải tạo 101 chợ, xây mới 55 chợ, di chuyển địa điểm 08 chợ và xoá bỏ 03 chợ.

- Tổng diện tích đất: 1.016.444m2.

- Tổng vốn đầu tư chợ là 287,084 tỷ đồng.

[...]