ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
29/2011/QĐ-UBND
|
Tiền
Giang, ngày 03 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG
KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số
02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp
đối với hoạt động khuyến nông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về nội dung
và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2.
Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và bãi
bỏ Công văn số 2919/UBND-TM ngày 17/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
Quy định về điều chỉnh định mức chi công tác khuyến nông - khuyến ngư.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Hưởng
|
QUY ĐỊNH
VỀ NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2011 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Điều 1. Phạm
vi áp dụng
Quy định này quy định về nội
dung và mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cấp hàng năm để thực hiện hoạt động
Khuyến nông thuộc các lĩnh vực sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, dịch vụ
trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp,
ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Người sản xuất: nông dân sản
xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, nông dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang
trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã; công nhân nông, lâm trường; doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
2. Các tổ chức khuyến nông:
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh; các trạm khuyến nông - khuyến ngư các
huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công; lực lượng khuyến nông viên cấp xã.
3. Các cơ quan có chức năng quản
lý nhà nước về khuyến nông: Các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các
huyện, phòng Kinh tế thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công.
4. Các tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức khoa học, giáo dục đào tạo, hiệp hội,
hội nghề nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động khuyến
nông trong tỉnh.
Điều 3.
Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động khuyến nông
1. Nguồn kinh phí ngân sách nhà
nước theo phân cấp hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước;
2. Thu từ thực hiện các hợp đồng
tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
3. Tài trợ và đóng góp hợp pháp
của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
4. Nguồn thu hợp pháp khác theo
quy định của pháp luật.
Điều 4. Nội
dung, mức chi hoạt động khuyến nông
1. Chi các lớp bồi dưỡng, tập huấn,
hội thảo, đào tạo:
a) Chi tập huấn kỹ thuật, hội thảo
đầu bờ: lớp học từ 30 - 50 học viên bao gồm tiền nước uống tối đa 10.000đ/người
tham dự, tiền tổ chức lớp 50.000đ/lớp, tiền thù lao giảng viên 150.000đ/lớp.
b) Chi tập huấn kỹ năng khuyến nông,
nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành cho các khuyến nông viên cấp xã, chủ nhiệm Câu
lạc bộ khuyến nông (CLBKN) và nông dân chủ chốt nhằm nâng cao trình độ, nghiệp
vụ chuyên môn cho lực lượng tham gia hoạt động khuyến nông.
Nội dung chi gồm: Hỗ trợ cho học
viên không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước, gồm tiền ăn tối đa
70.000đồng/người/ngày và tiền đi lại tối đa 150.000 đồng/người/khóa học; hỗ trợ
tiền nước uống tối đa 15.000 đồng/ngày/người cho người tham dự. Chi thù lao giảng
viên tối đa không quá 200.000 đồng/ngày. Các khoản chi khác như: tiền ở cho học
viên, văn phòng phẩm, tài liệu, thuê phương tiện, hội trường; chi bồi dưỡng cho
hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật theo thực tế phát sinh và chế độ hiện
hành của nhà nước quy định.
2. Chi thông tin tuyên truyền:
a) Về in, mua và cấp phát tài liệu,
báo chí:
- Báo Nông nghiệp Việt Nam: Cấp
phát cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Ban Giám đốc Trung tâm khuyến nông; các phòng và Trạm Khuyến nông
các huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công thuộc Trung tâm khuyến nông để cập
nhật kiến thức, thông tin chuyên ngành mới; các chủ nhiệm CLBKN trên địa bàn tỉnh
để cập nhật thông tin và làm tài liệu sinh hoạt Câu lạc bộ theo định kỳ;
- Báo Ấp Bắc: Cấp phát cho Ban
giám đốc, các phòng và các Trạm Khuyến nông thuộc Trung tâm để nắm bắt chủ
trương, chính sách của tỉnh và cập nhật thông tin, thời sự địa phương;
- Báo con tôm: Cấp phát cho Ban
giám đốc, các phòng và các Trạm Khuyến nông thuộc Trung tâm để cập nhật thông
tin, tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành; cấp phát cho khuyến nông viên trên địa bàn
tỉnh để cập nhật kiến thức chuyên ngành và hỗ trợ sinh hoạt Câu lạc bộ khuyến
nông theo định kỳ;
- Thông tin khuyến nông Tiền
Giang: Cấp phát cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tỉnh để cập nhật thông tin
nông nghiệp ở địa phương, là diễn đàn trao đổi giữa nông - ngư dân, cán bộ kỹ
thuật và các cơ quan ban ngành; cấp phát cho Ban giám đốc, các Phòng và các Trạm
Khuyến nông thuộc Trung tâm; cấp phát cho khuyến nông viên trên địa bàn tỉnh để
cập nhật kiến thức chuyên ngành ở địa phương và hỗ trợ sinh hoạt CLBKN; cấp
phát cho cộng tác viên có bài tham gia; cấp phát cho Trung tâm khuyến nông các
tỉnh, thành trên cả nước để chia sẽ thông tin trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực
phát triển nông nghiệp ở từng địa phương;
- Sổ tay khuyến nông: Cấp phát
cho Ban giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban giám đốc, toàn thể
cán bộ viên chức thuộc Trung tâm, Chủ nhiệm CLBKN, Khuyến nông viên trên địa
bàn tỉnh để ghi chép, cập nhật thông tin và địa chỉ thuộc ngành nông nghiệp Việt
Nam;
- Tài liệu khuyến nông: Cấp phát
cho nông dân trong các cuộc tập huấn kỹ thuật;
Việc in, mua tài liệu, báo chí
thanh toán theo giá cả thực tế và thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước
về mua sắm.
b) Chi thông tin tuyên truyền
khác:
- Chi thông tin tuyên truyền các
hoạt động khuyến nông trên báo, đài;
- Chi diễn đàn khuyến nông;
- Chi Hội nghị tổng kết khuyến
nông;
- Chi Hội thi về các hoạt động
khuyến nông;
- Chi phí xây dựng và quản lý dữ
liệu hệ thống thông tin khuyến nông.
Nội dung và mức chi đối với các
hoạt động thông tin tuyên truyền nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành của
nhà nước.
c) Chi hội chợ triển lãm nông
nghiệp Việt Nam cấp khu vực, cấp quốc gia: Hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng
trên cơ sở giá đấu thầu, trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được
cấp có thẩm quyền phê duyệt; chi thông tin tuyên truyền hội chợ; chi hoạt động
của Ban tổ chức.
3. Chi xây dựng các mô hình
trình diễn.
a) Chi hỗ trợ xây dựng mô hình
khuyến nông (quy mô 1 mô hình lúa: 10 ha; rau: 5ha; hoa: 3ha; cây ăn trái: 3
ha; bò thịt: 20 con; heo: 10 con, …): thực hiện hỗ trợ tối đa 100% chi phí mua
giống và tối đa 30% chi phí vật tư thiết yếu (thức ăn gia súc, phân bón, hóa chất).
b) Chi hỗ trợ xây dựng mô hình
khuyến ngư (quy mô 1 mô hình Tôm- lúa: 2ha, tôm an toàn sinh học: 5.000m2, cá
tra: 2.000m2, cá nước ngọt: 5.000m2): thực hiện hỗ trợ tối đa 100% mức chi mua
giống và tối đa 30% chi phí vật tư thiết yếu (thức ăn, hóa chất).
c) Đối với mô hình cơ giới hóa
nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn hỗ trợ tối đa 50% chi
phí mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị nhưng không quá 75 triệu đồng/mô hình.
d) Đối với mô hình khai thác và
bảo quản sản phẩm trên biển gần bờ (không bao gồm vỏ tàu, máy tàu): hỗ trợ tối
đa 50% chi phí trang thiết bị nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 125 triệu đồng/mô
hình.
đ) Đối với mô hình khai thác và
bảo quản sản phẩm trên biển xa bờ và tuyến đảo (không bao gồm vỏ tàu, máy tàu):
hỗ trợ tối đa 50% chi phí trang thiết bị nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 200
triệu đồng/mô hình.
e) Mô hình ứng dụng công nghệ
cao mức hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí thực hiện mô hình, nhưng không quá 200
triệu đồng/mô hình.
f) Chi thuê cán bộ kỹ thuật theo
dõi, chỉ đạo mô hình:
Mức chi thuê cán bộ kỹ thuật
theo dõi, chỉ đạo mô hình trình diễn tính bằng mức lương tối thiểu / 22 ngày
nhân (x) số ngày thực tế thuê.
4. Chi nhân rộng mô hình, điển
hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng:
Hỗ trợ kinh phí thông tin, tuyên
truyền và hội thảo đầu bờ theo điểm a, khoản 1 và khoản 2 tại Điều này.
5. Chi mua bản quyền tác giả,
mua công nghệ mới gắn với Chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung chi và mức chi theo quy
định hiện hành của nhà nước.
6. Chi biên soạn và in giáo
trình, tài liệu mẫu để hướng dẫn, đào tạo, tư vấn khuyến nông.
Nội dung chi và mức chi áp dụng
theo Thông tư 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung
chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình
các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
7. Chi thuê chuyên gia trong và
ngoài nước phục vụ hoặc đánh giá hoạt động khuyến nông.
Căn cứ mức độ cần thiết và khả
năng kinh phí, Thủ trưởng các tổ chức khuyến nông quyết định lựa chọn thuê
chuyên gia trong nước hoặc nước ngoài; hình thức thuê theo thời gian hay sản phẩm
cho phù hợp. Mức chi theo hợp đồng thực tế thỏa thuận với chuyên gia bảo đảm
phù hợp giữa yêu cầu của công việc với trình độ và kinh nghiệm của chuyên gia.
Mức giá thuê chuyên gia nước
ngoài phải được phê duyệt trước khi ký hợp đồng thuê chuyên gia: Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt đối với tổ chức khuyến nông cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công phê duyệt đối với tổ chức khuyến nông cấp
huyện.
8. Chi tham quan học tập kinh
nghiệm các mô hình sản xuất trong nước và ngoài nước.
a) Chi tham quan học tập kinh
nghiệm trong tỉnh (thời gian đi trong ngày, số lượng tối đa 45 người/cuộc): Hỗ
trợ tiền ăn cho người tham quan không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà
nước tối đa 30.000 đồng/người/ngày; hỗ trợ tiền nước uống tối đa 15.000 đồng/ngày/người
cho mọi người tham quan; chi bồi dưỡng cán bộ hướng dẫn đoàn tham quan 100.000
đồng/ngày; tiền thuê phương tiện vận chuyển thanh toán theo thực tế.
b) Chi tham quan học tập kinh
nghiệm ngoài tỉnh (thời gian đi tối đa không quá 04 ngày, số lượng tối đa 45
người/cuộc): Hỗ trợ tiền ăn cho người tham quan không thuộc diện hưởng lương từ
ngân sách nhà nước tối đa 50.000 đồng/người/ngày; hỗ trợ tiền nước uống tối đa
30.000 đồng/ngày/người cho mọi người tham quan; chi bồi dưỡng cán bộ hướng dẫn
đoàn tham quan 150.000 đồng/ngày; tiền ở và tiền thuê phương tiện vận chuyển
chi theo thực tế phát sinh và quy định hiện hành của nhà nước.
c) Chi tham quan học tập kinh
nghiệm nước ngoài:
Thực hiện theo kế hoạch và dự
toán từng chuyến tham quan được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
9. Chi mua sắm trang thiết bị phục
vụ trực tiếp cho hoạt động khuyến nông được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc
mua sắm trang thiết bị thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
10. Chi phí quản lý các Chương
trình, dự án khuyến nông.
Thực hiện theo khoản 10, Điều 5
Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC- BNN ngày 15/11/2010 của Liên tịch Bộ Tài chính -
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
11. Chi thực hiện chương trình,
dự án khuyến nông: Nội dung và mức chi theo dự toán được phê duyệt, Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt đối với tổ chức khuyến nông cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công phê duyệt đối với tổ chức khuyến nông cấp
huyện.
12. Chi khác phục vụ hoạt động
khuyến nông:
a) Chi hỗ trợ Câu lạc bộ khuyến
nông trong tỉnh.
- Hỗ trợ họp chủ nhiệm CLBKN, mỗi
tháng một lần, mức chi 15.000 đồng/người/cuộc.
- Hỗ trợ sinh hoạt CLBKN, mỗi
tháng một lần, mức chi 5.000 đồng/người/cuộc.
b) Chi hỗ trợ giải Bông lúa
vàng, mỗi năm một lần, mức chi tối đa không quá 20.000.000 đồng/năm.
c) Chi Hội thảo chuyên đề: nhằm
trao đổi kinh nghiệm, những vấn đề vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh,
huyện với sự tư vấn, hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và
nông dân: chi theo thực tế phát sinh và chế độ quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 5. Lập,
chấp hành, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước và công tác thanh tra, kiểm
tra, báo cáo
1. Lập, chấp hành và quyết toán
kinh phí ngân sách nhà nước:
a) Hàng năm, căn cứ nội dung, kế
hoạch hoạt động khuyến nông của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện
hoạt động khuyến nông lập dự toán kinh phí khuyến nông cùng với dự toán chi thường
xuyên của cơ quan, đơn vị (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với ngân
sách tỉnh; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với ngân sách huyện) gởi
cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự
toán hàng năm cho đơn vị.
b) Kinh phí thực hiện hoạt động
khuyến nông theo quy định tại Quy định này được phản ánh và quyết toán vào Loại
010 khoản 014 “Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp”; theo Chương tương ứng của Mục
lục Ngân sách nhà nước hiện hành.
c) Việc lập dự toán, quản lý, cấp
phát, thanh toán và quyết toán kinh phí hoạt động khuyến nông được thực hiện
theo Luật Ngân sách nhà nước và theo chế độ quy định quản lý tài chính hiện
hành.
2. Công tác thanh tra, kiểm tra,
báo cáo:
a) Cơ quan, đơn vị thực hiện kinh
phí hoạt động khuyến nông có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp
kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện kinh phí khuyến nông, bảo đảm việc
quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông đúng mục đích, có hiệu quả.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá, định kỳ báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh gởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc thực hiện kinh
phí hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh.
Điều 6. Tổ
chức thực hiện
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công có
trách nhiệm thực hiện nội dung và mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông theo
đúng quy định này và các quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày
08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông; Thông tư liên tịch số
183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp
đối với hoạt động khuyến nông.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Tài chính,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.