ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2834/QĐ-UBND
|
Bạc Liêu, ngày
28 tháng 11 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI
GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH BẠC LIÊU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08
tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội
vụ tại Tờ trình số 605/TTr-SNV ngày 12 tháng 11 năm 2012 và Chánh Văn phòng
UBND tỉnh Bạc Liêu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết
định này 02 (hai) thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi giải quyết của
Sở Nội vụ.
Điều 2. Giao Sở Nội vụ tổ chức
thực hiện theo phạm vi, chức năng; thông báo 02 thủ tục hành chính mới ban hành
đến sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 12 năm 2012./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thanh Dũng
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT
CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 2834/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
Phần I. Danh mục thủ tục
hành chính mới ban hành thuộc phạm vi giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh Bạc
Liêu
STT
|
Tên thủ tục
hành chớnh
|
Ghi chú
|
I. Lĩnh vực: Tổ chức hoạt động của cơ sở bảo
trợ xã hội ngoài công lập
|
1
|
Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
|
|
2
|
Giải thể cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
|
|
Phần
II. Nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi giải
quyết của Sở Nội vụ
I. Lĩnh vực: Tổ chức hoạt động
của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
1. Thủ tục: Thành lập cơ sở
bảo trợ xã hội ngoài công lập
a) Trình tự thực hiện:
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp
luật.
- Nộp hồ sơ tại Phòng Cải cách hành chính
(CCHC), Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu (đường Nguyễn Tất Thành - Khóm 6 - Phường 1-
thành phố Bạc Liêu).
+ Khi đến nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân xin thẩm định
việc thành lập cơ sở bảo trợ xã hội phải mang theo đầy đủ hồ sơ theo quy định tại
Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều
kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và
Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 17/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi.
+ Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp
lý và nội dung hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì
viết giấy hẹn và trao cho người nộp.
. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ
thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp
thời.
+ Thẩm định hồ hơ.
- Nhận kết quả tại Phòng Cải cách hành chính, Sở
Nội vụ tỉnh Bạc Liêu (đường Nguyễn Tất Thành - Khóm 6 - Phường 1- thành phố Bạc
Liêu).
+ Công chức trả kết quả, người nhận kết quả
không phải nộp lệ phí.
+ Khi tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả phải
mang theo giấy hẹn. Trường hợp nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh
nhân dân.
+ Thời gian trả kết quả: Theo giờ hành chính các
ngày trong tuần; buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 16 giờ
(thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ nghỉ).
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan
hành chính nhà nước.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội (Mẫu số 5 tại Phụ lục kèm theo).
+ Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại Khoản 1, Điều
16, Nghị định số 81/2012/NĐ-CP (Mẫu số 2
tại Phụ lục kèm theo).
+ Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản
gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.
+ Quy chế hoạt động (Mẫu số 3
tại Phụ lục kèm theo).
Dự thảo quy chế gồm các nội dung cơ bản:
. Trách nhiệm
của giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ.
. Trách nhiệm
của cán bộ, nhân viên.
. Trách nhiệm,
quyền lợi của đối tượng nuôi dưỡng.
. Cơ chế quản
lý tài sản, tài chính.
. Những quy định
có tính chất hành chính và những vấn đề liên quan khác, phù hợp với đặc điểm của
loại hình cơ sở bảo trợ xã hội.
+ Lý lịch trích ngang của người dự kiến làm Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội,
có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở
bảo trợ xã hội.
+ Có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó nêu rõ đồng
ý hay không đồng ý nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở hoạt động.
+ Văn bản thẩm định và đề nghị của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo cấp tỉnh
nếu là cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền
quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Thẩm định trong 15 (mười lăm) ngày làm việc (kể
từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
- Quyết định thành lập trong thời
hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thẩm định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch
UBND tỉnh Bạc Liêu.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng CCHC,
Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định
thành lập.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Ban hành kèm theo
Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ.
- Mẫu số 2: Một số nội dung cơ bản của đề án
thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
- Mẫu số 3: Một số nội dung
cơ bản của quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.
- Mẫu số 5: Đơn đề nghị
thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập.
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính:
* Môi trường và vị trí
Cơ sở bảo trợ xã hội phải đặt tại địa điểm thuận
tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi
cho sức khỏe của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.
* Cơ sở vật chất
Cơ sở bảo trợ xã hội phải đảm bảo các điều kiện
tối thiểu về cơ sở vật chất sau:
1. Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30m2/đối
tượng ở khu vực nông thôn, 10m2/đối tượng ở khu vực thành thị.
2. Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân 6m2/đối
tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở
bình quân 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết
phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
3. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi
dưỡng từ 25 đối tượng trở lên phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của
cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi
nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).
Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng
từ 10 đến dưới 25 đối tượng phải đảm bảo điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp,
nhà làm việc của cán bộ nhân viên, điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
4. Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm
cho người tàn tật, người cao tuổi và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
* Chăm sóc, nuôi dưỡng
Đối tượng được bảo đảm mức sống theo quy định tại
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách
trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, được chăm sóc sức khỏe; được học văn hóa
(đối với người có khả năng học tập); được học nghề (đối với trẻ em từ 13 tuổi
trở lên và những người có khả năng lao động và có nhu cầu học nghề); được cung
cấp thông tin; được vui chơi giải trí và được giao lưu với cộng đồng và tái hòa
nhập gia đình, cộng đồng.
* Định mức cán bộ, nhân viên
1. Cán bộ, nhân viên chăm sóc trực tiếp các đối
tượng:
a) Trẻ em:
- Trẻ em dưới 18 tháng tuổi: 1 nhân viên chăm
sóc 1 trẻ em.
- Trẻ em từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi:
+ Trẻ em bình thường: 1 nhân viên chăm sóc 5 đến
6 em.
+ Trẻ em tàn tật; tâm thần; nhiễm HIV: 1 nhân
viên chăm sóc 3 đến 4 em.
- Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi:
+ Trẻ em bình thường: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến
10 em.
+ Trẻ em tàn tật; tâm thần; nhiễm HIV: 1 nhân
viên chăm sóc 4 đến 5 em.
b) Người tàn tật:
- Người tàn tật còn tự phục vụ được: 1 nhân viên
chăm sóc 8 đến 10 đối tượng.
- Người tàn tật không tự phục vụ được: 1 nhân
viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng.
c) Người cao tuổi:
- Người cao tuổi còn tự phục vụ được: 1 nhân
viên chăm sóc 8 đến 10 đối tượng.
- Người cao tuổi không tự phục vụ được: 1 nhân
viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng.
d) Người tâm thần:
- Người tâm thần nặng (kích động, sa sút giai đoạn
cuối): 1 nhân viên chăm sóc 2 đối tượng.
- Người tâm thần đã thuyên giảm: 1 nhân viên
chăm sóc 3 đến 4 đối tượng.
- Người tâm thần đã phục hồi: 1 nhân viên chăm
sóc 8 đến 10 đối tượng.
đ) Người lang thang: 1 nhân viên quản lý 10 đến
12 người (định mức này sử dụng cho các đợt tiếp nhận người lang thang vào cơ sở
chờ phân loại, đưa về địa phương).
2. Cán bộ, nhân viên làm công tác dinh dưỡng bao
gồm tiếp phẩm, nấu ăn: 1 nhân viên phục vụ 20 đối tượng.
3. Cán bộ, nhân viên làm công tác phục hồi chức
năng, dạy văn hóa, dạy nghề:
a) 01 kỹ thuật viên hướng dẫn phục hồi chức năng
cho 5 đối tượng đối với cơ sở bảo trợ xã hội có nhiệm vụ phục hồi chức năng cho
đối tượng.
b) 01 giáo viên dạy 09 đối tượng đối với cơ sở
có nhiệm vụ tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề cho đối tượng.
4. Cán bộ, nhân viên gián tiếp: Tối đa không quá
20% tổng số cán bộ công nhân viên cơ sở bảo trợ xã hội.
* Cơ cấu tổ chức và cán bộ nhân viên; tiêu chuẩn
nghiệp vụ phù hợp với quy định của cơ quan nhà nước
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của
Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể
cơ sở bảo trợ xã hội.
- Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày
30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động
và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 17/12/2002
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày
31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Mẫu số 2
MỘT SỐ NỘI DUNG
CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
Tên cơ quan,
đơn vị quản lý (nếu có)...
Tên đơn vị, tổ chức đề nghị thành lập cơ sở BTXH ...
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
….., ngày …..
tháng ….. năm 20 …
|
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP
(Tên cơ sở bảo trợ
xã hội đề nghị thành lập)...........................
1. Tên cơ sở, địa chỉ, địa bàn hoạt động:
2. Sự cần thiết thành lập:
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội đề
nghị thành lập:
4. Loại hình tổ chức cần thành lập:
5. Phương án thành lập và kế hoạch hoạt động của
cơ sở đề nghị thành lập:
6. Đối tượng tiếp nhận:
7. Tổ chức bộ máy, nhân sự; số lượng người làm
việc theo vị trí việc làm:
8. Một số thông tin cơ bản về người dự kiến làm
giám đốc:
9. Trụ sở làm việc (địa điểm, thiết kế, diện
tích nhà làm việc; diện tích nhà ở của đối tượng; diện tích nhà bếp, công trình
vệ sinh, khu giải trí, vui chơi, lao động, trị liệu...) và trang thiết bị,
phương tiện phục vụ.
10. Kế hoạch kinh phí
11. Dự kiến hiệu quả
12. Kiến nghị của đơn vị, tổ chức/cá nhân xây dựng
đề án thành lập (tên cơ sở bảo trợ xã hội)
|
ĐẠI DIỆN ĐƠN
VỊ, TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 3
MỘT SỐ NỘI DUNG
CƠ BẢN CỦA QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
Tên cơ quan,
đơn vị quản lý (nếu có)...
Tên đơn vị, tổ chức (nếu có) đề nghị thành lập cơ sở BTXH ...
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
….., ngày …..
tháng ….. năm 20 …
|
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
(Tên cơ sở bảo trợ
xã hội đề nghị thành lập)
I. Trách nhiệm của giám đốc và các phòng chuyên
môn nghiệp vụ
II. Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên
III. Trách nhiệm, quyền lợi của đối tượng nuôi
dưỡng
IV. Cơ chế quản lý tài sản, tài chính
V. Những quy định có tính chất hành chính và những
vấn đề liên quan khác, phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở bảo trợ xã hội
|
ĐẠI DIỆN ĐƠN
VỊ, TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu
số 5
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP
Tên cơ quan,
đơn vị quản lý (nếu có)...
Tên đơn vị, tổ chức (nếu có) đề nghị thành lập cơ sở BTXH ...
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
….., ngày …..
tháng ….. năm 20 …
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP
(Tên cơ sở bảo trợ
xã hội đề nghị thành lập)
Kính
gửi:
Căn cứ
Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày
30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức
hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
Căn cứ
Nghị định số... ngày... của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 68/2008/NĐ-CP ngày
30 tháng 5 năm 2008 và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày
27 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ;
Sau
khi xây dựng đề án thành lập:
(Tên
cơ sở bảo trợ xã hội đề nghị thành lập)
Chúng
tôi gồm:
1.
2.
3.
4.
Làm
đơn này trình
kèm
theo một bộ hồ sơ đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trên phạm vi
Khi
(tên cơ sở bảo trợ xã hội đề nghị thành lập)
được thành
lập và đi vào hoạt động sẽ góp phần ổn định cuộc sống của các đối tượng bảo trợ
xã hội và ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chúng
tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
2. Thủ tục: Giải thể cơ sở
bảo trợ xã hội ngoài công lập
a) Trình tự thực hiện:
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp
luật.
- Nộp hồ sơ tại Phòng Cải cách hành chính (CCHC),
Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu (đường Nguyễn Tất Thành - Khóm 6 - Phường 1 - thành phố
Bạc Liêu).
+ Khi đến nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân xin thẩm định
việc tổ chức lại tổ chức sự nghiệp nhà nước phải mang theo đầy đủ hồ sơ theo
quy định tại Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ
quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo
trợ xã hội và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 17/12/2002 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi.
+ Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp
lý và nội dung hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy
hẹn và trao cho người nộp.
. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì
công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Thẩm định hồ hơ.
- Nhận kết quả tại Phòng Cải cách hành chính, Sở
Nội vụ tỉnh Bạc Liêu (đường Nguyễn Tất Thành - Khóm 6 - Phường 1 - thành phố Bạc
Liêu).
+ Công chức trả kết quả, người nhận kết quả
không phải nộp lệ phí.
+ Khi tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả phải mang
theo giấy hẹn. Trường hợp nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh nhân
dân.
+ Thời gian trả kết quả: Theo giờ hành chính các
ngày trong tuần; buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 16 giờ
(thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ nghỉ).
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan
hành chính nhà nước.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị giải thể cơ sở bảo trợ xã hội,
trong đó nêu rõ lý do xin giải thể (Mẫu số 4, ban hành kèm theo Nghị
định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ).
+ Bản kê khai tài sản, tài chính và phương án xử
lý.
+ Danh sách đối tượng và phương án giải quyết
khi cơ sở giải thể.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong 12 (mười hai) ngày
kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch
UBND tỉnh Bạc Liêu.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng CCHC -
Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản
thẩm định.
h) Lệ phí: không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin giải thể cơ
sở bảo trợ xã hội (Mẫu số
4, ban hành kèm theo Nghị định số 81/2012/NĐ-CP
ngày 08/10/2012 của Chính phủ).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính:
Khi cơ sở không đảm bảo các điều kiện sau:
* Môi trường và vị trí
Cơ sở bảo trợ xã hội phải đặt tại địa điểm thuận
tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi
cho sức khỏe của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.
* Cơ sở vật chất
Cơ sở bảo trợ xã hội phải đảm bảo các điều kiện
tối thiểu về cơ sở vật chất sau:
1. Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30m2/đối
tượng ở khu vực nông thôn, 10m2/đối tượng ở khu vực thành thị.
2. Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân 6m2/đối
tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở
bình quân 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết
phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
3. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi
dưỡng từ 25 đối tượng trở lên phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của
cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường
đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).
Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng
từ 10 đến dưới 25 đối tượng phải đảm bảo điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp,
nhà làm việc của cán bộ nhân viên, điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
4. Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm
cho người tàn tật, người cao tuổi và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
* Chăm sóc, nuôi dưỡng
Đối tượng được bảo đảm mức sống theo quy định tại
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách
trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, được chăm sóc sức khỏe; được học văn hóa
(đối với người có khả năng học tập); được học nghề (đối với trẻ em từ 13 tuổi
trở lên và những người có khả năng lao động và có nhu cầu học nghề); được cung
cấp thông tin; được vui chơi giải trí và được giao lưu với cộng đồng và tái hòa
nhập gia đình, cộng đồng.
* Định mức cán bộ, nhân viên
1. Cán bộ, nhân viên chăm sóc trực tiếp các đối
tượng:
a) Trẻ em:
- Trẻ em dưới 18 tháng tuổi: 1 nhân viên chăm
sóc 1 trẻ em.
- Trẻ em từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi:
+ Trẻ em bình thường: 1 nhân viên chăm sóc 5 đến
6 em.
+ Trẻ em tàn tật; tâm thần; nhiễm HIV: 1 nhân
viên chăm sóc 3 đến 4 em.
- Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi:
+ Trẻ em bình thường: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến
10 em.
+ Trẻ em tàn tật; tâm thần; nhiễm HIV: 1 nhân
viên chăm sóc 4 đến 5 em.
b) Người tàn tật:
- Người tàn tật còn tự phục vụ được: 1 nhân viên
chăm sóc 8 đến 10 đối tượng.
- Người tàn tật không tự phục vụ được: 1 nhân
viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng.
c) Người cao tuổi:
- Người cao tuổi còn tự phục vụ được: 1 nhân
viên chăm sóc 8 đến 10 đối tượng.
- Người cao tuổi không tự phục vụ được: 1 nhân
viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng.
d) Người tâm thần:
- Người tâm thần nặng (kích động, sa sút giai đoạn
cuối): 1 nhân viên chăm sóc 2 đối tượng.
- Người tâm thần đã thuyên giảm: 1 nhân viên
chăm sóc 3 đến 4 đối tượng.
- Người tâm thần đã phục hồi: 1 nhân viên chăm
sóc 8 đến 10 đối tượng.
đ) Người lang thang: 1 nhân viên quản lý 10 đến
12 người (định mức này sử dụng cho các đợt tiếp nhận người lang thang vào cơ sở
chờ phân loại, đưa về địa phương).
2. Cán bộ, nhân viên làm công tác dinh dưỡng bao
gồm tiếp phẩm, nấu ăn: 1 nhân viên phục vụ 20 đối tượng.
3. Cán bộ, nhân viên làm công tác phục hồi chức
năng, dạy văn hóa, dạy nghề:
a) 01 kỹ thuật viên hướng dẫn phục hồi chức năng
cho 5 đối tượng đối với cơ sở bảo trợ xã hội có nhiệm vụ phục hồi chức năng cho
đối tượng.
b) 01 giáo viên dạy 09 đối tượng đối với cơ sở
có nhiệm vụ tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề cho đối tượng.
4. Cán bộ, nhân viên gián tiếp: Tối đa không quá
20% tổng số cán bộ công nhân viên cơ sở bảo trợ xã hội.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện,
thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
- Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định
điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội
và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 17/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi.
Mẫu số 4
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI
THỂ CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
Tên cơ quan,
đơn vị quản lý (nếu có)...
Tên tổ chức (nếu có) đề nghị thành lập cơ sở BTXH...
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
….., ngày …..
tháng ….. năm 20 …
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI
THỂ
(Tên cơ sở đề nghị
giải thể)
Kính gửi:
Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng
5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động
và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số… ngày... của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 và
Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ,
(Tên cơ sở bảo trợ xã hội đề nghị thành lập)
Chúng tôi gồm:
1
2
3
4
Làm đơn này trình
kèm theo một bộ hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở bảo
trợ xã hội (tên cơ sở bảo trợ xã hội đề nghị giải thể)…………. hoạt động trên phạm
vi.............. với một số lý do sau:
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của
pháp luật./.
|
ĐẠI DIỆN CƠ
SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
(Ký, ghi rõ họ tên)
|