Quyết Định 282-TTg năm 1976 Ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của xí nghiệp sản xuất của thương binh của Hội Đồng Chính Phủ
Số hiệu | 282-TTg |
Ngày ban hành | 21/06/1976 |
Ngày có hiệu lực | 06/07/1976 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Duy Trinh |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Văn hóa - Xã hội |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc |
Số: 282-TTg |
Hà Nội, , ngày 21 tháng 06 năm 1976 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ MẪU VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT CỦA THƯƠNG BINH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào quyết định số 284-CP ngày 23 tháng 12 năm 1974 của
Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với xí nghiệp sản xuất của thương binh;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Thương binh và xã hội.
QUYẾT ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT CỦA THƯƠNG BINH
(Ban hành kèm theo quyết định số 282 –TTg ngày 21-06-1976 của Thủ Tướng Chính Phủ )
NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT CỦA THƯƠNG BINH
Chế độ quản lý dân chủ tập thể của xí nghiệp sản xuất của thương binh phải bảo đảm thực hiện sự nhất trí giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của xí nghiệp và của mỗi cá nhân, gắn liền quyền lợi và nghĩa vụ của từng anh chị em thương binh, bệnh binh và người lao động trong xí nghiệp với lợi ích và nhiệm vụ chung của xí nghiệp; trên cơ sở đó, động viên anh chị em thương binh, bệnh binh và những nguời lao động trong xí nghiệp hăng hái thi đua lao động sản xuất, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
THÀNH VIÊN CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT CỦA THƯƠNG BINH
Điều 4. Thành viên của xí nghiệp sản xuất của thương binh gồm có:
1. Những thương binh, bệnh binh còn sức lao động ở mức độ nhất định, nhưng do tính chất của thương tật hoặc hoàn cảnh riêng không thể chuyển về địa phương, hoặc đưa vào làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, được cơ quan thương binh xã hội xét cho thu nhận vào làm việc trong xí nghiệp sản xuất của thương binh;
2. Những cán bộ, công nhân của Nhà nước được cử đến làm việc ở xí nghiệp để giúp xí nghiệp về các mặt quản lý và kỹ thuật theo yêu cầu của xí nghiệp và tự nguyện xin gia nhập xí nghiệp;
3. Những người lao động không phải là thương binh, bệnh binh được thu nhận vào làm việc trong xí nghiệp theo hợp đồng để làm những công việc kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định hoặc những công việc nặng nhọc mà thương binh, bệnh binh không có hoặc chưa có điều kiện làm được. Những người này có thể trở thành thành viên của xí nghiệp, nếu được xí nghiệp yêu cầu và tự nguyện xin gia nhập xí nghiệp yêu cầu và tự nguyện xin gia nhập xí nghiệp.
Việc công nhận những cán bộ, công nhân Nhà nước và những người lao động nói trên là thành viên của xí nghiệp phải được đại hội thành viên hoặc đại hội đại biểu thành viên của xí nghiệp sản xuất của thương binh thông qua.
Ngoài những quyền lợi chung trên đây, mỗi loại thành viên của xí nghiệp còn có những quyền lợi riêng đối với từng loại như sau:
a) Thương binh, bệnh binh được học nghề nghiệp và sắp xếp việc làm thích hợp với tình trạng sức khỏe và tính chất thương tật của mỗi người; được hưởng tiền công tuỳ theo số lượng và chất lượng lao động: được tiếp tục hưởng các chế độ trợ cấp và ưu đãi của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh; được cung cấp lương thực, thực phẩm, đường, vải … như công nhân, viên chức làm những ngành, nghề tương đương;
b) Cán bộ, công nhân của Nhà nước tiếp tục hưởng những quyền lợi như công nhân, viên chức Nhà nước theo luật lệ hiện hành:
c) Những người lao động khác hưởng những quyền lợi theo hội đồng lao động ký kết với xí nghiệp sản xuất của thương binh.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc |
Số: 282-TTg |
Hà Nội, , ngày 21 tháng 06 năm 1976 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ MẪU VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT CỦA THƯƠNG BINH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào quyết định số 284-CP ngày 23 tháng 12 năm 1974 của
Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với xí nghiệp sản xuất của thương binh;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Thương binh và xã hội.
QUYẾT ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT CỦA THƯƠNG BINH
(Ban hành kèm theo quyết định số 282 –TTg ngày 21-06-1976 của Thủ Tướng Chính Phủ )
NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT CỦA THƯƠNG BINH
Chế độ quản lý dân chủ tập thể của xí nghiệp sản xuất của thương binh phải bảo đảm thực hiện sự nhất trí giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của xí nghiệp và của mỗi cá nhân, gắn liền quyền lợi và nghĩa vụ của từng anh chị em thương binh, bệnh binh và người lao động trong xí nghiệp với lợi ích và nhiệm vụ chung của xí nghiệp; trên cơ sở đó, động viên anh chị em thương binh, bệnh binh và những nguời lao động trong xí nghiệp hăng hái thi đua lao động sản xuất, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
THÀNH VIÊN CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT CỦA THƯƠNG BINH
Điều 4. Thành viên của xí nghiệp sản xuất của thương binh gồm có:
1. Những thương binh, bệnh binh còn sức lao động ở mức độ nhất định, nhưng do tính chất của thương tật hoặc hoàn cảnh riêng không thể chuyển về địa phương, hoặc đưa vào làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, được cơ quan thương binh xã hội xét cho thu nhận vào làm việc trong xí nghiệp sản xuất của thương binh;
2. Những cán bộ, công nhân của Nhà nước được cử đến làm việc ở xí nghiệp để giúp xí nghiệp về các mặt quản lý và kỹ thuật theo yêu cầu của xí nghiệp và tự nguyện xin gia nhập xí nghiệp;
3. Những người lao động không phải là thương binh, bệnh binh được thu nhận vào làm việc trong xí nghiệp theo hợp đồng để làm những công việc kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định hoặc những công việc nặng nhọc mà thương binh, bệnh binh không có hoặc chưa có điều kiện làm được. Những người này có thể trở thành thành viên của xí nghiệp, nếu được xí nghiệp yêu cầu và tự nguyện xin gia nhập xí nghiệp yêu cầu và tự nguyện xin gia nhập xí nghiệp.
Việc công nhận những cán bộ, công nhân Nhà nước và những người lao động nói trên là thành viên của xí nghiệp phải được đại hội thành viên hoặc đại hội đại biểu thành viên của xí nghiệp sản xuất của thương binh thông qua.
Ngoài những quyền lợi chung trên đây, mỗi loại thành viên của xí nghiệp còn có những quyền lợi riêng đối với từng loại như sau:
a) Thương binh, bệnh binh được học nghề nghiệp và sắp xếp việc làm thích hợp với tình trạng sức khỏe và tính chất thương tật của mỗi người; được hưởng tiền công tuỳ theo số lượng và chất lượng lao động: được tiếp tục hưởng các chế độ trợ cấp và ưu đãi của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh; được cung cấp lương thực, thực phẩm, đường, vải … như công nhân, viên chức làm những ngành, nghề tương đương;
b) Cán bộ, công nhân của Nhà nước tiếp tục hưởng những quyền lợi như công nhân, viên chức Nhà nước theo luật lệ hiện hành:
c) Những người lao động khác hưởng những quyền lợi theo hội đồng lao động ký kết với xí nghiệp sản xuất của thương binh.
Điều 6. Mỗi thành viên của xí nghiệp sản xuất của thương binh đều có nghĩa vụ:
1. Làm tròn nhiệm vụ sản xuất và công tác, tôn trọng kỷ luật lao động, bảo vệ tài sản của xí nghiệp;
2. Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật, chế độ, thể lệ của Đảng và Nhà nước, điều lệ, nội quy của xí nghiệp, các nghị quyết của đại hội thành viên của xí nghiệp.
3. Đề cao phê bình và tự phê bình, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, công tác và đời sống, cố gắng học tập chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề để không ngừng tiến bộ.
Người nào vi phạm chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước phải bị xử lý theo pháp luật của Nhà nước. Người nào làm trái điều lệ, nội quy của xí nghiệp, nghị quyết của đại hội thành viên của xí nghiệp phải bị xử lý theo quy định của đại hội thành viên của xí nghiệp.
Ơ
1. Căn cứ vào bản điều lệ mẫu mà thảo luận và thông qua điều lệ cụ thể của xí nghiệp, trình ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét và ban hành, kiểm điểm việc thực hiện điều lệ; thông qua nội quy của xí nghiệp và các báo cáo của ban quản lý xí nghiệp và ban kiểm soát ;
2. Thông qua kế hoạch sản xuất - kỹ thuật – tài chính, kế hoạch phân phối thu nhập, kế hoạch tổ chức đời sống vật chất, văn hoá của xí nghiệp ;
3. Thông qua các tiêu chuẩn, định mức các chế độ lao động học và dạy nghề, vệ sinh và an toàn lao động trong xí nghiệp ;
4. Bầu và bãi miễn các trưởng ban và các thành viên của ban quản lý xí nghiệp , của ban kiểm soát;
5. Thông qua đề nghị của ban quản lý xí nghiệp về cơ cấu tổ chức nhân sự của các bộ môn trong xí nghiệp;
6. Xét và chấp nhận việc kết nạp những thành viên không phải là thương binh, bệnh binh, quyết định những việc khen thưởng và kỷ luật quan trọng, thảo luận và quyết định những việc quan trọng khác theo quyết định của đại hội hoặc theo đề nghị của ban quản lý xí nghiệp.
BAN QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP CỦA THƯƠNG BINH
1. Xây dựng các kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính và tổ chức đời sống, các định mức kinh tế kỹ thuật, kế hoạch tổ chức học tập nghề nghiệp của thương binh, bệnh binh, trình đại hội xí nghiệp thông qua;
2. Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho việc hoàn thành các kế hoạch của Nhà nước và xí nghiệp; tổ chức việc thực hiện các chính sách, pháp luật, chế độ, thể lệ của Nhà nước trong xí nghiệp;
3. Tổ chức, kiểm tra việc bảo vệ và sử dụng tốt các tài sản của xí nghiệp, thực hiện triệt để tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, duy trì kỷ luật và trật tự trong xí nghiệp;
4. Thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kinh tế, nắm vững tình hình sử dụng lao động, nguyên liệu, vật tư kỹ thuật, chi phí sản xuất, giá thành, lợi nhuận trong xí nghiệp;
5. Phân phối thu nhập xí nghiệp theo đúng điều lệ của xí nghiệp và kế hoạch được cấp trên phê chuẩn;
6. Tổ chức công tác giáo dục chính trị, văn hóa, nghề nghiệp cho anh chị em thương binh, bệnh binh và những người lao động khác trong xí nghiệp;
7. Thay mặt xí nghiệp để quan hệ với các cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã, ký kết và thực hiện nghiêm chỉnh và các hợp đồng về cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm và về những vấn đề khác liên quan đến các mặt hoạt động của xí nghiệp, về tổ chức đời sống của thương binh, bệnh binh;
8. Triệu tập đại hội xí nghiệp; báo cáo các mặt hoạt động của xí nghiệp trước đại hội xí nghiệp và lên cấp trên.
CƠ CẤU VÀ CÁCH LÀM VIỆC CỦA BAN QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP
Nhiệm kỳ của ban quản lý xí nghiệp là 2 năm, ban quản lý xí nghiệp gồm có trưởng ban quản lý xí nghiệp gồm có trưởng ban là người chuyên làm công tác quản lý, phó trưởng ban và các ủy viên có thể vừa làm công tác quản lý, vừa trực tiếp tham gia sản xuất.
Trong năm đầu mới xây dựng xí nghiệp, ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ chỉ định trưởng ban và các ủy viên của ban quản lý xí nghiệp. Trưởng ban có thể là cán bộ của Nhà nước được cử đến, hoặc là thương binh, bệnh binh trong xí nghiệp.
Ban quản lý xí nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Trường hợp giữa trưởng ban và các thành viên khác của ban có ý kiến không thống nhất thì phải đưa ra đại hội thành viên hoặc đại hội đại biểu thành viên của xí nghiệp quyết định. Trong khi chờ đợi, nếu là việc cấp bách, thì trưởng ban tạm quyết định, nhưng phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Phó trưởng ban quản lý xí nghiệp được quyền thay trưởng ban giải quyết những công việc nhất định theo ủy quyền của trưởng ban hoặc khi trưởng ban vắng mặt.
Ơ
CÁC BỘ MÔN NGHIỆP VỤ CỦA XÍ NGHIỆP
Kế toán trưởng ở xí nghiệp sản xuất của thương binh có nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ công tác như kế toán trưởng ở các xí nghiệp Nhà nước và do cơ quan chủ quản cấp trên xét duyệt.
Kế toán trưởng ở xí nghiệp sản xuất của thương binh làm việc dưới sự chỉ đạo của trưởng ban quản lý xí nghiệp. Trong trường hợp ý kiến của trưởng ban quản lý xí nghiệp và kế toán trưởng khác nhau, nếu xét việc gấp cần giải quyết ngay thì trưởng ban quản lý xí nghiệp phải có quyết định viết tay và báo cáo ngay cho ban quản lý xí nghiệp; kế toán trưởng phải chấp hành quyết định và báo cáo cho ban quản lý xí nghiệp hoặc cơ quan quản lý cấp trên.
- Quán xuyến công việc của tổ, phân công thích hợp cho tổ viên, quản lý chặt chẽ lao động, nguyên liệu, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động sản xuất của tổ, động viên toàn tổ thi đua hoàn thành kế hoạch của xí nghiệp giao;
-Theo dõi; ghi chép, nắm vững số lượng, chất lượng sản phẩm và công việc làm của tổ, của từng người;
-Theo dõi điều kiện sức khỏe, thương tật của thương binh, bệnh binh trong tổ, phản ánh của y tế và quản lý xí nghiệp dễ sắp xếp cho phù hợp;
- Phân công và đôn đốc giữ gìn thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu và các sản phẩm của xí nghiệp;
- Giữ vững chế độ sinh hoạt dân chủ tập thể trong tổ, bảo đảm củng cố đoàn kết trong tổ, kịp thời biểu dương những người tốt, việc tốt, giúp đỡ và khuyến khích những người chậm tiến, quan tâm chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của anh chị em trong tổ.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nội quy của xí nghiệp, các nghị quyết của đại hội thành viên của xí nghiệp; kịp thời phát hiện những thiếu sót và kiến nghị những biện pháp để khắc phục:
- Kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, các hợp đồng và các nhiệm vụ đối với Nhà nước;
-Kiểm tra việc thực hiện các chế độ bảo quản tài sản, thu chi tài chính, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, kiểm tra số lượng, chất lượng sản phẩm và tình hình phân phối thu nhập của xí nghiệp;
- Báo cáo trước đại hội thành viên của xí nghiệp về tình hình công tác kiểm soát, kết quả những việc đã kiểm tra, nhận xét tình hình đã thực hiện kế hoạch và quyết toán hàng năm của xí nghiệp;
- Báo cáo trực tiếp lên ty, sở thương binh và xã hội và ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương những việc quan trọng có liên quan đến lợi ích của xí nghiệp và của Nhà nước.
TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP
Kế hoạch sản xuất của xí nghiệp, phải được ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương duyệt. Xí nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành và phấn đấu hoàn thành kế hoạch đó. Ban quản lý xí nghiệp phải định kỳ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch lên ty, sở thương binh và xã hội và ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cùng với kế hoạch sản xuất, xí nghiệp phải lập các kế hoạch cung ứng, tiêu thụ, lao động, tiến bộ kỹ thuật, giá thành, phân phối thu nhập, thu chi tài chính và báo cáo lên ty, sở thương binh và xã hội xét duyệt.
Các kế hoạch của xí nghiệp phải có căn cứ xác thực, có định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với khả năng thực tế của thương binh, bệnh binh, phải bảo đảm cân đối giữa sản phẩm cần Làm ra và vật tư được cung ứng, cân đối sản xuất và tiêu thụ, thống nhất giữa tài chính và hiện vật.
Xí nghiệp sản xuất của thương binh phải thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế với khách hàng, phải sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu và tận dụng mọi nguồn nguyên liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương.
Việc tiêu thụ sản phẩm ngoài chi tiêu kế hoạch Nhà nước phải thông qua các hội đồng kinh tế ký kết với các cơ quan cung ứng và tiêu thụ. Đối với những hàng tiêu dùng ngoài hợp đồng ký với mậu dịch bán buôn, xí nghiệp được bán thẳng cho các tổ chức mậu dịch bán lẻ hoặc các hợp tác xã mua bán hợp tác xã tiêu thụ. Xí nghiệp không trực tiếp bán lẻ hàng hoá ra thị trường cho từng người mua.
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP VÀ CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA THƯƠNG BINH
Xí nghiệp phải phát huy đúng mức khả năng lao động của thương binh, không yêu cầu anh chị em lao động quá sức; tích cực phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp; bảo đảm giữ gìn sức khỏe và khả năng sản xuất lâu dài của thương binh, bệnh binh.
Chế độ lao động của xí nghiệp phải được đại hội thành viên của xí nghiệp thông qua và được ty, sở thương binh và xã hội duyệt, có quy định rõ: số ngày công tối thiểu hàng tháng, số giờ làm việc mỗi ngày cho từng loại thương tật, từng loại công việc; thời gian nghỉ giữa ca, nghỉ khi có triệu chứng bệnh tật, vết thương tái phát, khi đi khám bệnh, điều trị; chế độ nghỉ phép, nghỉ ngày lễ.
Xí nghiệp sản xuất của thương binh phải quy định các biện pháp bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động, như: trật tự nơi làm việc, điều kiện làm việc và tư thế lao động, các thiết bị an toàn; bảo đảm ánh sáng, giảm tiếng ồn ở nơi làm việc và các biện pháp vệ sinh lao động đối với nữ thương binh, bệnh binh.
Xí nghiệp phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy tắc phòng hộ lao động của Nhà nước và bảo quản, sử dụng tốt những dụng cụ phòng hộ lao động do Nhà nước trang bị cho xí nghiệp, hoặc do xí nghiệp tự trang bị.
Công tác tài vụ; kế toán của xí nghiệp đặt dưới sự kiểm tra; giảm sát của các thành viên xí nghiệp, của các cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính của Nhà nước.
Ban quản lý xí nghiệp 6 tháng, hàng năm và khi hết nhiệm kỳ phải báo cáo công khai tình hình tài chính của xí nghiệp trước đại hội thành viên của xí nghiệp.
BỒI DƯỠNG KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ CHO THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, VÀ CẢI TIẾN CÔNG CỤ LAO ĐỘNG
Xí nghiệp phải cố gắng từng bước mở rộng sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật; cải tiến thiết bị máy móc, chủ trọng những loại máy móc có công suất cao và phù hợp với thương binh, bệnh binh.
PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA XÍ NGHIỆP
Việc trích nộp khấu hao cơ bản do ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định theo hướng dẫn của Bộ Thương binh và xã hội và Bộ Tài chính.
Doanh thu của xí nghiệp, sau khi đã trừ phần trích nộp khấu hao cơ bản và các chi phí sản xuất khác và trích quỹ tiền công (bao gồm cả phần trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, nếu có), phần còn lại được đưa vào 3 quỹ của xí nghiệp theo tỷ lệ sau đây:
- Quỹ tích lũy 30%
- Quỹ phúc lợi 50%
- Quỹ giáo dục, khen thưởng 20%
Những xí nghiệp có đủ điều kiện nộp lãi, phải trích nộp lãi cho Nhà nước từ 5% đến 10%. Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ quy định cụ thể về việc trích nộp lãi cho Nhà nước theo sự hướng dẫn của Bộ Thương binh và xã hội và Bộ Tài chính.
phần doanh thu còn lại được chia đôi, một nửa đưa vào quỹ tích luỹ của xí nghiệp, một nửa đưa vào quỹ phúc lợi.
|
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Duy Trinh |