ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
275/QĐ-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 27 tháng 01 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH NGUỒN GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP TỈNH QUẢNG
BÌNH ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg
ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Thông tư
51/2012/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng quy định tại Quyết
định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Văn bản số 1077/TCLN-PTR
ngày 16/7/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc tham gia ý kiến thẩm định Đề án
quy hoạch nguồn giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình;
Theo đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại Công văn số 1827/KHĐT-KT ngày 24/12/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Quy hoạch
nguồn giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (Đề án) với nội dung chủ
yếu sau:
1. Tên Đề án: Quy hoạch nguồn giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
2. Mục tiêu của Đề án:
Quy hoạch nguồn giống đảm bảo về
diện tích, loài cây và đa dạng về loại hình nhằm chủ động được nguồn giống về số
lượng và chất lượng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sử dụng của địa
phương, nâng cao hiệu quả, chất lượng rừng và tăng cường công tác quản lý giống
cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Nhiệm vụ của Đề án:
Quy
hoạch nguồn giống cây lâm nghiệp đến năm 2020: 137, 1 ha, trong đó:
- Quy hoạch nguồn giống cây
Keo tai tượng: 30 ha (rừng giống trồng) trên địa
bàn các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.
- Quy hoạch nguồn giống cây Huỷnh:
10 ha (rừng giống trồng) trên địa bàn huyện Bố Trạch.
- Quy hoạch nguồn giống cây Re
gừng: 30 ha (rừng giống chuyển hóa) trên địa bàn
huyện Bố Trạch.
- Quy hoạch nguồn giống cây Vạng
trứng: 15 ha (rừng giống chuyển hóa) trên địa bàn
huyện Quảng Ninh.
- Quy hoạch nguồn giống cây
Keo lưỡi liềm: 6 ha (rừng giống trồng) trên địa
bàn huyện Lệ Thủy.
- Quy hoạch nguồn giống cây
Thông caribê: 13 ha (rừng giống trồng) trên địa
bàn huyện Bố Trạch.
- Quy hoạch nguồn giống cây
Thông nhựa: 26, 6 ha (vườn giống vô tính) trên địa
bàn huyện Bố Trạch.
- Quy hoạch vườn cung cấp hom:
6, 5 ha. Gồm:
+ Vườn cung cấp hom Keo lai: 3, 5
ha trên địa bàn các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng
Ninh, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới.
+ Vườn cung cấp hom Keo lá tràm:
2, 5 ha trên địa bàn các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ
Thủy và thành phố Đồng Hới.
+ Vườn cung cấp hom Phi lao: 0, 5
ha trên địa bàn các huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.
(Chi
tiết theo Phụ biểu đính kèm Quyết định này).
4. Các giải pháp thực
hiện
4.1. Giải pháp kỹ thuật
Xây dựng, quản lý nguồn giống
thực hiện theo Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hóa (QPN
16-93) ban hành kèm theo Quyết định số 805/QĐKT ngày 02/11/1993 của Bộ
Lâm nghiệp, Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN
15-93) ban hành kèm theo Quyết định số 804/QĐKT ngày 02/11/1993 của Bộ
Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các tài liệu
kỹ thuật liên quan khác.
4.2. Giải pháp về quản lý và tổ
chức sản xuất, cung ứng nguồn giống
- Trên cơ sở nội dung quy hoạch
nguồn giống, tiến độ thực hiện, các dự án ưu tiên và kế hoạch bố trí vốn
hàng năm, các chủ đầu tư lập dự án gửi cơ quan chức năng thẩm định, trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.
- Lập và cập nhật hồ sơ lưu trữ
các nguồn giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn công nhận; quản lý và phát triển các nguồn giống trên địa
bàn tỉnh theo đúng quy định; hướng dẫn và giám sát việc thực hiện quy trình kỹ
thuật về xây dựng, quản lý các nguồn giống và các hoạt động thu hái giống; dự
báo sản lượng, xây dựng kế hoạch sản xuất nguồn giống; điều phối việc sản xuất
và cung ứng nguồn giống trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức sản xuất, cung ứng đủ
nguồn giống tốt để sản xuất cây giống cho nhu cầu trồng rừng; chú trọng
phát triển nguồn hạt giống và vật liệu khởi đầu để sản xuất từ nguồn giống có
chất lượng cao có xuất xứ phù hợp điều kiện lập địa của địa phương; tạo điều kiện
cho hệ thống sản xuất, cung ứng giống trên địa bàn tỉnh hoạt động có hiệu quả.
- Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám
sát sản xuất, cung ứng nguồn giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo
đúng theo Pháp lệnh Giống cây trồng và Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.3. Giải pháp về khoa học và
công nghệ
- Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ
thuật trong việc xây dựng, quản lý nguồn giống và hoạt động thu hái, chế biến
và bảo quản nguồn vật liệu giống phục vụ cho sản xuất.
- Xây dựng các mô hình khuyến lâm
và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng, quản lý và sản xuất nguồn giống
nhằm thúc đẩy quá trình xã hội hóa việc sản xuất và cung ứng nguồn giống chất
lượng cao có nguồn gốc rõ ràng trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường áp dụng công nghệ
thông tin trong việc quản lý và phát triển nguồn giống cây lâm nghiệp.
4.4. Về cơ chế chính sách
- Thực hiện chính sách hỗ
trợ phát triển nguồn giống chất lượng cao nhằm góp phần nâng cao khả năng sản
xuất, cung ứng nguồn giống đáp ứng tốt nhất về số lượng và chất lượng.
- Ưu tiên bố trí đất cho việc
xây dựng các nguồn giống.
- Thực hiện chính sách giao đất,
cho thuê đất ổn định lâu dài cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh nguồn giống theo quy định của Pháp luật về đất đai; được miễn giảm thuế
theo quy định của các luật thuế hiện hành của Nhà nước.
- Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư quy hoạch
xây dựng nguồn giống, bảo vệ nguồn giống và các chi phí khác được phân chia như
sau:
+ Ngân sách Nhà nước: Hỗ trợ đầu
tư quy hoạch nguồn giống bằng nguồn vốn từ chính sách hỗ trợ đầu tư trồng rừng
sản xuất (Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ).
Các hạng mục được hỗ trợ đầu tư gồm: Quy hoạch xây dựng rừng giống chuyển hoá;
quy hoạch xây dựng mới rừng giống trồng; quy hoạch xây dựng mới vườn cung cấp
hom; quản lý bảo vệ rừng giống, vườn giống; chi phí dự phòng và xây dựng Đề án.
+ Nguồn vốn tự có và nguồn vốn
khác: Chủ nguồn giống tự đầu tư phần chi phí còn thiếu trên cơ sở cân đối từ suất
đầu tư và mức hỗ trợ của Nhà nước từ nguồn vốn tự có hoặc vốn vay ưu đãi, tín dụng
và huy động từ các nguồn khác.
4.5. Các dự án ưu tiên
Để chủ động nguồn giống về số lượng,
chất lượng để phục vụ cho nhu cầu trồng rừng trước mắt và ổn định về lâu dài
trên địa bàn tỉnh, ưu tiên các dự án như sau:
1. Dự án Xây dựng vườn cung cấp
hom Keo lai, Keo lá tràm, Phi lao phục vụ nhu cầu trồng rừng trên địa bàn tỉnh.
2. Dự án Xây dựng rừng giống trồng
cây Keo lưỡi liềm phục vụ nhu cầu trồng rừng trên địa bàn tỉnh.
3. Dự án Xây dựng rừng giống trồng
cây Keo tai tượng phục vụ nhu cầu trồng rừng trên địa bàn tỉnh.
4. Dự án Cải tạo nâng cấp rừng giống
chuyển hóa các loài cây Re gừng, Vạng trứng phục vụ nhu cầu trồng rừng trên địa
bàn tỉnh và trong vùng.
5. Kinh phí đầu tư
Tổng kinh phí:
4.096.359.099 đồng
Trong đó:
- Ngân sách nhà nước:
2.882.050.827 đồng;
+ Chi phí xây dựng nguồn giống:
2.366.250.000 đồng;
+ Chi phí quản lý bảo vệ nguồn giống:
97.950.000 đồng;
+ Chi phí dự phòng: 367.850.827 đồng;
+ Chi phí xây dựng Đề án:
50.000.000 đồng.
- Vốn tự có và nguồn vốn khác:
1.214.308.272 đồng;
+ Chi phí xây dựng nguồn giống:
1.129.418.272 đồng;
+ Chi phí quản lý bảo vệ nguồn giống:
84.890.000 đồng.
6. Tiến độ thực hiện: Từ năm 2013 đến năm 2020. Riêng một số hạng mục chuyển tiếp (tỉa
thưa rừng giống, bảo vệ nguồn giống) kéo dài đến sau năm 2020.
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
- Tổ chức triển khai thực hiện Đề
án Quy hoạch nguồn giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 được phê
duyệt.
- Tổ chức hướng dẫn, quản lý sản
xuất và kinh doanh nguồn giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Pháp lệnh
Giống cây trồng và Quy chế Quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện
hàng năm cho các hạng mục xây dựng nguồn giống theo Đề án và trình UBND tỉnh
phê duyệt.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Theo kế hoạch thực hiện tham mưu
xây dựng kế hoạch vốn đầu tư hàng năm cho các hạng mục xây dựng nguồn
giống theo Đề án và trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Sở Tài nguyên và Môi
trường:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu, đề xuất
UBND tỉnh giao, cho thuê đất cho các đối tượng có nhu cầu tham gia thực hiện
Đề án theo quy định của Pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố:
- Chịu trách nhiệm kiểm tra việc sản
xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn.
- Phối hợp với các sở, ban ngành
chức năng có liên quan thực hiện các nội dung trong công tác phát triển giống
cây lâm nghiệp trên địa bàn.
5. Các chủ nguồn giống và đơn vị sản
xuất, kinh doanh giống liên quan:
- Các chủ nguồn giống có trách nhiệm
thực hiện việc xây dựng, quản lý nguồn giống và các hoạt động thu hái, chế biến,
bảo quản vật liệu giống đúng quy trình kỹ thuật và các quy định hiện hành khác;
chủ động dự báo sản lượng, xây dựng kế hoạch sản xuất và cung ứng nguồn giống đảm
bảo chất lượng và kịp thời phục vụ cho nhu cầu trồng rừng; hàng năm thông báo kế
hoạch sản xuất và cung ứng nguồn giống về cơ quan quản lý chức năng để theo
dõi, kiểm tra.
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh
giống liên quan trên địa bàn tỉnh căn cứ kế hoạch sản xuất của đơn vị để chủ động
hợp đồng cung ứng vật liệu giống có nguồn gốc được thu hái từ nguồn giống được
xây dựng theo đề án này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường;
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Chi cục Lâm nghiệp;
- Lưu: VT; CVNN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tuân
|