ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
272/2013/QĐ-UBND
|
Hải Phòng, ngày
31 tháng 01 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ CÔNG TÁC AN TOÀN- VỆ SINH LAO ĐỘNG-
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23/06/1994; Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động các năm: 2002, 2006, 2012;
Căn cứ Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày
29/06/2001;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động; Nghị định số 110/2012/NĐ-CP
ngày 27/12/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 06/CP, ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Bộ luật Lao động;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng cháy và Chữa cháy;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh
và Xã hội tại Tờ trình số 10/TT/LĐTBXH ngày 25/01/2013; Báo cáo thẩm định số
49/BCTĐ-STP ngày 17/12/2012 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý
công tác An toàn- Vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ trên địa bàn thành phố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở:
Lao động- Thương binh và Xã hội, Y tế, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Công
thương; Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị liên quan, căn cứ Quyết định thi
hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Khắc Nam
|
QUY CHẾ
PHỐI
HỢP QUẢN LÝ CÔNG TÁC AN TOÀN- VỆ SINH LAO ĐỘNG- PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 272/2013/QĐ-UBND ngày 31/01/2013 của Ủy ban
nhân dân thành phố)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối
tượng điều chỉnh
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định về hình thức, nội dung,
nguyên tắc, trách nhiệm trong quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà
nước về công tác An toàn- Vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ trên địa bàn
thành phố.
2. Đối tượng điều chỉnh:
- Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm trực tiếp
đến công tác An toàn- Vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ trên địa bàn thành
phố; đó là: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa
cháy, Sở Y tế và Sở Công thương.
- Các Sở, ngành khác thực hiện công tác An toàn- Vệ
sinh lao động- Phòng chống cháy nổ trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện
hành.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp
1. Thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan quản lý nhà nước để nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong việc
thực hiện công tác quản lý An toàn- Vệ sinh lao động- Phòng chống cháy
nổ trên địa bàn thành phố; bảo đảm tính thống nhất, không chồng chéo, không gây
phiền hà cho các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
2. Việc phối hợp được thực hiện theo nguyên tắc nghiệp
vụ, chuyên môn, đảm bảo sự phối hợp đạt hiệu quả cao và không làm ảnh hưởng đến
hoạt động riêng của từng cơ quan.
3. Đảm bảo tính khách quan trong quá trình phối hợp;
những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc giải quyết
theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của các cơ quan liên
quan. Đối với những vấn đề chưa thống nhất, cơ quan chủ trì có trách nhiệm tổng
hợp báo cáo và đề xuất hướng giải quyết trình Ủy ban nhân dân thành phố xem
xét, quyết định.
Điều 3. Cơ sở, phương thức
phối hợp
1. Cơ sở phối hợp: Sự phối hợp dựa trên các cơ sở
sau đây:
- Ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Kế hoạch phối hợp giữa các Sở, ngành.
- Chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ngành liên quan đến
nội dung công việc cần có sự phối hợp.
2. Phương thức phối hợp:
Tùy theo tính chất, nội dung của công tác quản lý nhà
nước về An toàn- Vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ, cơ quan chủ trì quyết
định việc áp dụng các phương thức phối hợp sau:
- Lấy ý kiến bằng văn bản.
- Tổ chức họp.
- Khảo sát, điều tra.
- Lập đoàn thanh, kiểm tra liên ngành.
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan chủ trì
hoặc cơ quan phối hợp.
Điều 4. Nội dung công tác phối
hợp về An toàn- Vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ trên địa bàn thành phố
1. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia
về An toàn- Vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ hàng năm và triển khai Chương
trình Quốc gia về An toàn- Vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp
theo.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về lao động, chuyên đề công tác An toàn- Vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ
tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố. Xử lý
nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật lao động nói chung và
lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nói riêng.
3. Điều tra, kết luận, xử lý các vụ tai nạn lao động
chết người, cháy nổ xảy ra trên địa bàn thành phố.
4. Tổ chức tuyên truyền, huấn luyện về An toàn- Vệ sinh
lao động- Phòng chống cháy nổ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
trên địa bàn thành phố.
5. Tổ chức các hoạt động về y tế; phòng, chống bệnh
nghề nghiệp; phòng, chống tai nạn, thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn tại
địa phương.
6. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy theo
quy định; xác nhận điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy; điều tra các vụ cháy
nổ xảy ra trên địa bàn thành phố.
7. Cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến An toàn-
Vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ.
8. Định kỳ hàng năm, hoặc đột xuất đề nghị thành phố
và Trung ương khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác
an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trên địa bàn thành phố.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan
chủ trì.
1. Xây dựng dự thảo kế hoạch phối hợp hàng năm; xác
định nhiệm vụ cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp. Lấy ý kiến của các cơ quan
liên quan trước khi ban hành kế hoạch hoạt động phối hợp.
2. Tổ chức các hoạt động phối hợp theo kế hoạch đã được
ban hành.
3. Xây dựng kế hoạch kinh phí để đảm bảo các hoạt động
phối hợp hàng năm, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan
phối hợp
1. Tham gia các hoạt động phối hợp; từ chối phối hợp
nếu nội dung phối hợp không liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan mình.
2. Cử cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tham gia công
tác phối hợp.
3. Cung cấp và chịu trách nhiệm về sự chính xác của
thông tin, số liệu đã cung cấp.
4. Tuân thủ thời hạn góp ý kiến về những vấn đề theo
yêu cầu của cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm về chất lượng và tính nhất quán
của các ý kiến trong các hoạt động phối hợp của cơ quan mình.
5. Yêu cầu cơ quan chủ trì cung cấp tài liệu, thông
tin cần thiết phục vụ cho công tác phối hợp.
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN
Điều 7. Sở Lao động- Thương
binh và Xã hội
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về
An toàn- Vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ hàng năm và triển khai Chương trình
Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 và những
giai đoạn tiếp theo.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật
về lao động nói chung, công tác An toàn- Vệ sinh lao động nói riêng tại các
doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố.
- Điều tra kết luận, xử lý các vụ tai nạn lao động chết
người xảy ra trên địa bàn thành phố.
- Quản lý công tác huấn luyện an toàn lao động trên
địa bàn thành phố (điều kiện tổ chức hoạt động huấn luyện; tiêu chuẩn giáo viên
tham gia huấn luyện; nội dung huấn luyện về an toàn lao động).
- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các hoạt động về kiểm
định kỹ thuật an toàn các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn lao động của các Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn của địa phương
hoặc Trung ương đóng trên địa bàn thành phố.
- Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền.
2. Phối hợp với Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy
thành phố trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp
luật về phòng cháy và chữa cháy; tham gia thẩm định các dự án, thiết kế và nghiệm
thu công trình xây dựng về phòng cháy chữa cháy theo quy định khi được đề nghị;
điều tra các vụ cháy, nổ liên quan đến quá trình lao động sản xuất xảy ra trên
địa bàn thành phố;
3. Phối hợp với Sở Y tế: Triển khai tổ chức các
hoạt động về y tế lao động; phòng, chống bệnh nghề nghiệp; phòng, chống tai nạn,
thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn tại địa phương.
4. Phối hợp với Sở Công thương: Kiểm tra công tác an
toàn lao động trong việc quản lý, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất, vật
liệu nổ công nghiệp, khí đốt hóa lỏng; các quy định an toàn trong khai thác mỏ
và chế biến khoáng sản của các đơn vị trên
địa bàn.
5. Định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố
về tình hình phối hợp theo quy định của Quy chế này.
Điều 8. Sở Y tế
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng
dẫn các hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh lao động. Cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động
về y tế lao động; phòng chống bệnh nghề nghiệp; phòng chống tai nạn thương tích,
dịch bệnh của ngành y tế và xây dựng cộng đồng an toàn.
- Kiểm tra, giám sát môi trường lao động, điều kiện
lao động có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
- Tổ chức phát hiện và triển khai các hoạt động phòng,
chống bệnh nghề nghiệp; theo dõi giám sát, hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ,
tham gia giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao động; đánh giá tác động của
môi trường lao động đối với sức khỏe người lao động.
- Triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục truyền
thông sức khỏe thuộc lĩnh vực y tế dự phòng được phân công.
2. Phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội:
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về
An toàn- Vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ hàng năm và triển khai Chương trình
Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 và những năm
tiếp theo.
3. Phối hợp với Sở Y tế: Tổ chức cấp cứu, cứu nạn, cứu
hộ; diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi cần thiết.
4. Phối hợp với Sở Công thương: Kiểm tra việc thực hiện
các quy định về điều kiện an toàn phòng chống cháy nổ, quản lý về phòng cháy,
chữa cháy trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực do Sở Công
thương quản lý.
Điều 10. Sở Công thương
1. Tổ chức quản lý, chỉ đạo công tác an toàn lao động
trong các cơ sở thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công. Trong
đó:
- Tổ chức tập huấn kiến thức và huấn luyện kỹ thuật
an toàn trong các lĩnh vực: Điện; máy móc; thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ
thuật an toàn; vật liệu nổ công nghiệp; hóa chất; khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa
bàn thành phố.
- Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn
trong bồn chứa, chiết nạp, kinh doanh xăng dầu, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp,
khí dầu mỏ hóa lỏng tại các cơ sở kinh doanh (bao gồm: sản xuất, chế biến, tồn
chứa, chiết nạp, vận chuyển, lưu thông…) kể cả các cửa hàng bán lẻ.
- Cho ý kiến về thiết kế cơ sở các công trình chuyên
ngành công thương đối với các dự án nhóm B, C, trong đó liên quan đến an toàn
gồm: Hệ thống điện (bao gồm cả hệ thống chống sét), hóa chất, vật liệu nổ công
nghiệp, xăng đầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, chợ, siêu thị, công trình công nghiệp
khác, trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng.
2. Phối hợp với Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy:
Xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy.
3. Phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội:
Xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn lao động về quản lý, sử dụng,
bảo quản và vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, khí đốt hóa lỏng; các
quy định trong khai thác mỏ và chế biến khoáng
sản trên địa bàn.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Các Sở, ngành có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
được phân công có trách nhiệm tổ chức, thực hiện Quy chế này.
Điều 12. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh các khó khăn,
vướng mắc, các cơ quan phản ánh về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.