Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 269/QĐ-UBND Chương trình của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024

Số hiệu 269/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/02/2024
Ngày có hiệu lực 15/02/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lâm Văn Bi
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 269/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 15 tháng 02 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM 2024

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015, sửa đổi, bổ sung ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26/11/2013;

Căn cứ Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Căn cứ Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Căn cứ Nghị quyết số 53/NQ-QH ngày 14/4/2023 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Căn cứ Quyết định số 1764/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024;

Căn cứ Quyết định số 2841/QĐ-UBND ngày 15/12/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 22/TTr-STC ngày 06/02/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Tài chính (b/c);
- Thanh tra Bộ Tài chính (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- BTT UBMTTQVN tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh (theo dõi);
- Cổng TTĐT (đăng tải);
- Khối nghiên cứu tổng hợp (iO);
- Lưu: VT, KT(Ph01 25.2), Ktr212/02.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Văn Bi

 

CHƯƠNG TRÌNH

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 15/02/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM 2024

1. Mục tiêu

Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sau đây viết tắt là THTK, CLP) năm 2024 là thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp THTK, CLP trong các lĩnh vực, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát; tạo chuyển biến thực chất hơn trong nhận thức và hành động của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về THTK, CLP.

2. Yêu cầu của THTK, CLP

a) Bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp tại Chương trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về THTK, CLP giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh việc thực hiện THTK, CLP năm 2024 góp phần hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội đề ra của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 tại Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 06/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau.

b) Chương trình THTK, CLP phải đảm bảo tính toàn diện, triệt để trên tất cả các lĩnh vực, nhưng cần có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào chủ đề năm 2024 là "siết chặt kỷ luật, kỷ cương; quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nâng cao cạnh tranh; khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra qua kết quả giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán".

c) THTK, CLP phải bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước; đồng thời phải xác định THTK, CLP là nhiệm vụ trọng tâm của các tổ chức, cơ quan, đơn vị gắn với các mục tiêu, chỉ tiêu THTK, CLP và kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với từng sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các doanh nghiệp; gắn trách nhiệm của người đứng đầu và phải được thực hiện đồng bộ, toàn diện, gắn kết giữa các ngành, lĩnh vực.

d) Các chỉ tiêu THTK, CLP trong các lĩnh vực phải được lượng hóa tối đa, phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm thực chất, có cơ sở cho việc đánh giá, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo quy định.

[...]