Quyết định 2689/QĐ-BTP năm 2017 về Kế hoạch Cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2018

Số hiệu 2689/QĐ-BTP
Ngày ban hành 29/12/2017
Ngày có hiệu lực 29/12/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Trần Tiến Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2689/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA BỘ TƯ PHÁP NĂM 2018

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2018.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ Nội vụ (để phối hợp);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết, chỉ đạo thực hiện);
- Lưu: VT,VP (TH).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Tiến Dũng

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA BỘ TƯ PHÁP NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2689/QĐ-BTP ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. MỤC TIÊU

1. Đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.

2. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính; gắn việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với công tác chuyên môn và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.

3. Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Bộ Tư pháp trong việc giúp Chính phủ triển khai thực hiện công tác cải cách thể chế, hướng đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, vận hành một cách hiệu lực và hiệu quả, thực hiện tốt chức năng kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Cải cách thể chế

1.1. Tham mưu cho Chính phủ, các cơ quan đẩy mạnh các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII; thể chế hóa các Đề án được thông qua tại Hội nghị Trung ương 6. Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

1.2. Giúp Chính phủ xây dựng để trình Quốc hội Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh 2018, đặc biệt là các luật, pháp lệnh triển khai, thực hiện Hiến pháp 2013, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, các luật liên quan đến Ngành Tư pháp, như: nghiên cứu đề xuất việc xây dựng dự án Luật về tổ chức thi hành pháp luật; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính...

1.3. Xây dựng các văn bản theo Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2018. Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết các Luật mới được thông qua/sắp có hiệu lực như Luật tiếp cận thông tin, Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2015, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi), Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi). Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm với luật. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

1.4. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định VBQPPL, nhất là các văn bản về tổ chức bộ máy, hoàn thiện thể chế cải thiện môi trường kinh doanh... Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền. Đảm bảo tiến độ, chất lượng trong công tác rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất VBQPPL; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch Hệ thống hóa VBQPPL kỳ thứ hai (2014-2018) thống nhất trong cả nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn các Bộ, ngành thực hiện pháp điển các đề mục theo Kế hoạch. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật có tác động trực tiếp, rộng rãi đến người dân và doanh nghiệp. Tổ chức hiệu quả việc tuyên truyền rộng rãi để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng hiệu quả Bộ pháp điển.

1.5. Nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, chấp hành pháp luật; chú trọng công tác theo dõi thi hành pháp luật, gắn với công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát VBQPPL, tập trung vào các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận và lĩnh vực được xác định trọng tâm theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Tổ chức, thực hiện Đề án "Đề án một số giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật" sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục tổ chức triển khai thi hành các luật, nghị quyết mới được thông qua. Trong đó, chú trọng đến các luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc có tác động lớn đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ, Ngành Tư pháp.

2. Cải cách thủ tục hành chính

[...]