UỶ BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 264/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày
14 tháng 01 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12
tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thủy sản;
Căn cứ Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02
tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ,
xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30 tháng
7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện
Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg;
Căn cứ Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13 tháng
02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát
triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2140/TTr-SNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 về
việc Ban hành Kế hoạch Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 và đề nghị của Văn phòng UBND thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển
nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền
thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường,
Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Công an thành phố, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Giám đốc Đài Phát
thanh và Truyền hình thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, thủ trưởng các
đơn vị, các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN và PTNT (để b/c) ;
- TT: TU, HĐND Tp (để b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND Tp;
- Các tổ chức hội, đoàn thể;
- Báo Đà Nẵng;
- Cổng Thông tin điện tử Tp;
- Lưu VT, KTN. (A.Lâm)
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phùng Tấn Viết
|
KẾ HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 264 /QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2016 của
UBND thành phố)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản,
đặc biệt là các loài thuỷ sản quý, hiếm có giá trị khoa học, giá trị kinh tế nhằm
giữ vững tính đa dạng, phong phú nguồn lợi thuỷ sản, góp phần bảo vệ môi trường.
Phục hồi các nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản ở vùng cửa
sông, vùng ven biển, ven bờ.
Quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thuỷ
sản, nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản một cách bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản. Tuyên truyền sâu rộng các nội dung về bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản đến toàn thể người dân; đặc biệt chú trọng đối tượng
tuyên truyền là ngư dân khai thác thủy sản, các đơn vị làm dịch vụ du lịch,
khách du lịch, thanh thiếu niên, học sinh và các hội đoàn thể ở các phường, xã
có sông, suối, hồ, bàu, vùng biển ven bờ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản;
hạn chế các hoạt động khai thác thủy sản vi phạm pháp luật; triển khai thực hiện
có hiệu quả việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng, cụ thể là tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02 tháng
01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện,
chất độc để khai thác thủy sản và triển khai thực hiện Quyết định số 188/QĐ-TTg
ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Bảo
vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020.
- Tái tạo và thả bổ sung giống thuỷ sản quý, hiếm
có giá trị kinh tế trên các vùng nước tự nhiên; phấn đấu đến năm 2020, cơ bản
phục hồi nguồn lợi thuỷ sản vùng cửa sông, vùng biển ven bờ, đặc biệt là các
loài thủy sản mang tính đặc trưng của vùng nước và có giá trị kinh tế, phục vụ
du lịch.
- Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ từ thành phố đến
các quận, huyện và xã, phường; phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Từ năm 2016 đến năm 2017, thí điểm xây dựng
mô hình đồng quản lý nghề cá; từ năm 2018 đến năm 2020, nhân rộng mô hình đồng
quản lý nghề cá trên khắp các địa phương có nghề cá trọng điểm của thành phố.
II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ
GIẢI PHÁP
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Chỉ thị
số 01/1998/CT-TTg và Quyết định số 188/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với
tập quán, điều kiện của các thành phần và đối tượng của địa phương như: Mở các
lớp tập huấn; tờ rơi, panô, áp phích; xây dựng phim phóng sự, tiểu phẩm, ấn phẩm;
phát thanh, truyền hình trên báo, đài của địa phương; tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2. Ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi và môi trường
sống của các loài thủy sản
- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt
động khai thác cát, sỏi trên sông, suối; hoạt động xả thải của các nhà máy, khu
công nghiệp ra các vùng nước tự nhiên làm ảnh hưởng đến môi trường sống, nơi
sinh trưởng tự nhiên của các loài thuỷ sản; giảm thiểu các tác động bất lợi từ
các hoạt động kinh tế, khắc phục tình trạng xuống cấp và từng bước cải thiện
môi trường sống của các loài thuỷ sản.
- Tăng cường tuần tra, kiểm
soát, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác thủy sản vi
phạm pháp luật; đặc biệt là các hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển
trái phép, sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; khai
thác các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu cho phép khai
thác; khai thác các loài thủy sản bị cấm khai thác, các loài thủy sản bị cấm
khai thác có thời hạn; sử dụng ngư cụ khai thác thuỷ sản có kích thước mắt lưới
nhỏ hơn quy định; sử dụng nghề khai thác thủy sản, các loại tàu khai thác thuỷ
sản bị cấm hoạt động trong vùng nước nội đồng và vùng biển ven bờ.
- Kiểm điểm trước cộng đồng
một số trường hợp vi phạm.
- Kiểm tra các cơ sở cung cấp
ngư cụ: Sự phù hợp của loại ngư cụ và kích thước mắt lưới; xử lý các cơ sở vi
phạm theo quy định pháp luật.
- Xây dựng và triển khai thực
hiện phương án phối hợp ngăn chặn, hạn chế các hoạt động thủy sản sai quy định
trên các vùng nước; năm 2016-2017, thí điểm tại 02 phường Thọ Quang, quận Sơn
Trà và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu.
3. Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản và
các hệ sinh thái
- Thả bổ sung hàng năm một số loài thủy sản bản
địa, quý hiếm, những loài có giá trị kinh tế vào các thủy vực tự nhiên nhằm bổ sung nguồn lợi thủy sản vào môi trường tự
nhiên, khôi phục khả năng tái tạo, tăng mật độ quần thể của các giống
loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, góp phần tạo sự cân bằng sinh
thái, ổn định quần xã sinh vật thủy sinh trong các thủy vực.
- Tiếp tục khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt 05 khu
vực bảo vệ san hô: Hòn Sụp, Bãi Bụt, Bãi Nồm, Hục Lỡ - Vũng Đá, Đông Bãi Bắc ở
Bán đảo Sơn Trà.
4. Nâng cao năng lực quản lý trong công tác bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
- Điều tra, nghiên cứu khoa học về thành phần
nguồn lợi thủy sản của thành phố, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản ở vùng cửa
sông, vùng biển ven bờ.
- Kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực thủy sản từ thành phố đến phường (xã);
- Ban hành Quy định quản lý khai thác, bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng và triển khai thực
hiện phương án phối hợp kiểm soát chặt chẽ không để phát sinh tàu cá có tổng
công suất máy chính <90cv (kể cả thúng máy); năm 2016-2017, thực hiện thí điểm
trên địa bàn quận Thanh Khê.
- Thí điểm “Mô hình quản lý nghề cá có sự tham
gia của cộng đồng” tại quận Thanh Khê (2017-2018) nhằm từng bước vận động sự
tham gia, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng
ngư dân trong công tác quản lý nghề cá, bảo vệ nguồn lợi, môi trường sống của
các loài thủy sản trên các vùng nước.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thuỷ sản;
thống nhất các biểu mẫu thống kê, báo cáo tháng, quí, năm.
III. KINH PHÍ, NGUỒN KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ 2016-2020 dự kiến
khoảng 3.300.000.000 (Ba tỷ, ba trăm triệu đồng) theo Phụ lục chi tiết đính kèm
từ nguồn ngân sách thành phố và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp xây dựng
và triển khai thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch. Chịu trách nhiệm
kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch. Chỉ đạo
các đơn vị trực thuộc phối hợp với các ngành liên quan, chính quyền địa phương
các cấp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến các quy định của
pháp luật về bảo vệ và phát triển các nguồn lợi thuỷ sản với các nội dung, hình
thức tuyên truyền thiết thực, phù hợp với người dân, cộng đồng. Lập dự toán
kinh phí thực hiện hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm tra, đề xuất UBND thành phố
báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố giao dự toán kinh phí cho các địa phương, sở,
ngành thực hiện. Định kỳ hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện;
đồng thời đề xuất UBND thành phố sửa đổi, bổ sung Kế hoạch phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương.
2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
Tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được
giao; chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc
triển khai kế hoạch tại địa phương; tuyên truyền các quy định về bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản đến người dân; tổ chức bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thuỷ sản, kiểm soát tốt các hoạt động khai thác thuỷ sản, phát hiện và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản tại địa phương.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và
Công an thành phố
Tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được
giao; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
các địa phương trong quá trình thực hiện kế hoạch.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện tuyên truyền về công tác bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thuỷ sản cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch
trên địa bàn thành phố; tăng cường công tác quản lý và kiểm soát chặt chẽ không
để hoạt động du lịch của các tổ chức, cá nhân ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi và
môi trường sống của các loài thủy sản; tổ chức quản lý, bảo vệ các vùng rạn san
hô ở quang khu vực Bán đảo Sơn Trà.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh
truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và các sở, ban, ngành liên quan phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính
sách, quy định hiện hành của Nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
đến nhân dân trên địa bàn thành phố.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Nghiên cứu thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu
khoa học, ứng dụng trong lĩnh vực thuỷ sản, khuyến khích thực hiện các đề tài
nghiên cứu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn thành phố.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai
thác cát, sỏi trên sông, suối để không ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của
các loài thuỷ sản, duy trì các bãi đẻ tự nhiên của cá; quản lý nước thải công
nghiệp, nước thải sinh hoạt, xử lý nghiêm việc xả nước thải chưa qua xử lý vào
nguồn nước tự nhiên.
8. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Theo chức năng, nhiệm vụ và khả năng ngân sách
thành phố, đề xuất UBND thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố giao dự
toán kinh phí cho các đơn vị, sở, ngành thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.
9. Đề nghị các tổ chức hội, đoàn thể
Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp và
các sở, ban, ngành tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt quy định hiện
hành của Nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản./.
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2016
- 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 264 /QĐ-UBND ngày 14 tháng 1 năm 2016 của
UBND thành phố)
TT
|
Nội dung
|
Đơn vị chủ
trì thực hiện
|
Đơn vị phối
hợp thực hiện
|
Dự kiến kinh
phí thực hiện
cho cả giai
đoạn (triệu đồng)
|
1
|
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận
thức cộng đồng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
|
|
|
1.000
|
1.1
|
Mở lớp tập huấn, phổ biến các quy định về bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
|
Sở NN &
PTNT
|
UBND các quận, huyện, BCH Bộ đội Biên phòng,
Công an thành phố; các Sở: Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, VH-TT-DL, Thông
tin và TT; Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, các hội đoàn thể.
|
|
1.2
|
- Panô
|
|
- Tờ rơi
|
|
- Áp phích
|
1.3
|
Xây dựng phim phóng sự, tiểu phẩm, ấn phẩm;
phát thanh, truyền hình trên báo, đài của địa phương; tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
|
2
|
Ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi
|
|
|
1.000
|
2.1
|
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác
cát, sỏi trên sông, suối; hoạt động xả thải của các nhà máy, khu công nghiệp
ra các vùng nước tự nhiên
|
Sở Tài nguyên
và Môi trường
|
UBND các quận, huyện, Sở NN & PTNT, BCH Bộ
đội Biên phòng, Công an thành phố
|
|
2.2
|
Tổ chức tuần tra, kiểm
soát, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác thủy sản
vi phạm pháp luật. Kiểm điểm trước cộng đồng một số trường hợp vi phạm.
(trên sông, suối, ao, hồ,
đồ ruộng giao kinh phí cho các địa phương thực hiện).
|
Sở NN &
PTNT
|
UBND các quận, huyện; BCH Bộ đội Biên phòng,
Công an thành phố, Sở VH-TT-DL, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh
truyền hình, Báo Đà Nẵng, các hội đoàn thể.
|
2.3
|
Kiểm tra các cơ sở cung cấp
ngư cụ: Sự phù hợp của loại ngư cụ và kích thước mắt lưới
|
Sở NN &
PTNT
|
Sở Công Thương
|
|
2.4
|
Xây dựng và triển khai thực
hiện phương án phối hợp ngăn chặn, hạn chế các hoạt động thủy sản sai quy định
trên các vùng nước; năm 2016-2017, thí điểm ở 02 phường Thọ Quang, quận Sơn
Trà và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu.
|
UBND các quận, huyện, BCH Bộ đội Biên phòng,
Công an thành phố, Sở VH-TT-DL, các hội đoàn thể.
|
3
|
Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản và các
hệ sinh thái
|
|
|
300
|
3.1
|
Thả bổ sung hàng năm một số loài thủy sản bản
địa, quý hiếm, những loài có giá trị kinh tế vào các thủy vực tự nhiên
|
Sở NN &
PTNT
|
UBND các quận, huyện, Sở Thông tin và TT, Đài
Phát thanh truyền hình, Báo Đà Nẵng, các hội đoàn thể.
|
|
3.2
|
Tiếp tục khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt khu vực
bảo vệ san hô ở khu vực Bán đảo Sơn Trà
|
Sở VH-TT-DL
|
Sở NN & PTNT, Sở TT và TT, Đài PT và TH
Tp, Báo Đà Nẵng, các hội đoàn thể.
|
|
4
|
Nâng cao năng lực quản lý trong công tác bảo
vệ và phát triển nguồn lợi TS
|
|
|
1.000
|
4.1
|
Điều tra, nghiên cứu khoa học về thành phần
nguồn lợi thủy sản ở vùng cửa sông, vùng biển ven bờ.
|
Sở NN &
PTNT
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
|
4.2
|
Xây dựng và triển khai thực
hiện phương án phối hợp kiểm soát chặt chẽ không để phát sinh tàu cá công suất
<90cv (kể cả thúng máy); năm 2016-2017, thí điểm ở quận Thanh Khê.
|
UBND các quận,
huyện
|
Sở NN&PTNT, Sở Lao động Thương binh và Xã
hội, BCH Bộ đội Biên phòng, Công an thành phố, Sở Giáo dục và ĐT, Sở
VH-TT-DL, Sở Thông tin và TT, Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng;
các hội, đoàn thể.
|
|
4.3
|
Thí điểm “Mô hình quản lý nghề cá có sự tham
gia của cộng đồng” tại quận Thanh Khê (2017-2019).
|
|
4.4
|
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thuỷ sản;
thống nhất các biểu mẫu thống kê, báo cáo tháng, quí, năm.
|
Sở NN &
PTNT
|
UBND các quận, huyện
|
|
Tổng cộng : 3.300.000.000 đồng (Ba
tỷ, ba trăm triệu đồng)