Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 2639/QĐ-BCT năm 2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 2639/QĐ-BCT
Ngày ban hành 02/12/2022
Ngày có hiệu lực 02/12/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2639/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Cục Phòng vệ thương mại là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại, bao gồm các lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

2. Cục Phòng vệ thương mại là cơ quan điều tra phòng vệ thương mại.

3. Cục Phòng vệ thương mại có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.

Tên giao dịch quốc tế viết bằng tiếng Anh: Trade Remedies Authority of Viet Nam.

Tên viết tắt: TRAV.

Trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chiến lược, cơ chế, chính sách về chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chiến lược, cơ chế, chính sách về chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

3. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, các văn bản cá biệt và văn bản nội bộ theo quy định của pháp luật.

4. Quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

b) Thụ lý hồ sơ, tổ chức điều tra việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam để đề xuất áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định của pháp luật;

c) Báo cáo kết quả điều tra vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

d) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ tạm thời theo quy định của pháp luật;

đ) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chính thức theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện, theo dõi và rà soát việc chấp hành các quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

5. Quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

a) Cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng liên quan trong việc xử lý các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;

[...]