Quyết định 2612/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang

Số hiệu 2612/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/08/2017
Ngày có hiệu lực 31/08/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lâm Quang Thi
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2612/QĐ-UBND

An Giang, ngày 31 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2017-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Thú y;

Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

Căn cứ Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Căn cứ Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn năm 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 907/QĐ-UBND ngày 17/6/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014 -2018 trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 1891/QĐ-UBND ngày 07/7/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn năm 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 611/QĐ-TYV7 ngày 30/12/2016 của Cơ quan Thú y Vùng VII về việc ban hành Danh mục chi tiết và biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật và chẩn đoán thú y tại Cơ quan Thú y vùng VII;

Căn cứ Công điện số 1475/CĐ-BNN-TY ngày 17/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 181/TTr-SNN&PTNT ngày 28 tháng 8 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang, với các nội dung cụ thể như sau:

A. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2016.

1. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ổn định chỉ xảy ra những bệnh thông thường như cảm nóng say nắng, bỏ ăn và được can thiệp kịp thời. Không xảy ra những bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tai xanh, cúm. Tổng số gia súc, gia cầm mắc bệnh 7.926 con (trong đó có 262 con chết) tỉ lệ điều trị khỏi 97%; hiện tượng trên xảy ra rải rác 2.774 hộ nuôi ở địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố (trong đó heo mắc bệnh 4.698 con, 1.398 trâu bò, 875 con chó, 964 con gia cầm). Bên cạnh đó, công tác giám sát tình hình dịch bệnh đến tận các hộ chăn nuôi được Trạm Chăn nuôi và Thú y và hệ thống mạng lưới nhân viên chăn nuôi và thú y xã, phường, thị trấn thực hiện thường xuyên chặt chẽ nhất là vào những thời điểm dễ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

2. Công tác tiêm phòng: Thực hiện công tác phòng bệnh chủ động qua việc tiêm phòng vaccin cho đàn gia súc, gia cầm, ngành Chăn nuôi và Thú y luôn chủ động lượng vaccin tiêm phòng. Kết quả số gia súc, gia cầm được tiêm phòng các loại vaccin trên địa bàn tỉnh như sau:

a) Trên đàn heo: Số heo được tiêm phòng vaccin dịch tả - tụ huyết trùng 160.555 lượt con đạt 88% so kế hoạch, đạt 84% so cùng kỳ, lở mồm long móng 51.737 lượt con đạt 37% so kế hoạch, đạt 108% so cùng kỳ, tiêm phòng tai xanh 6.296 con đạt 49% so cùng kỳ.

b) Trên đàn trâu, bò: Số trâu bò được tiêm phòng tụ huyết trùng 61.694 con đạt 82% so kế hoạch, đạt 61% so cùng kỳ, lở mồm long móng 99.114 lượt con đạt 58,93% so kế hoạch, đạt 63% so cùng kỳ (trong đó số trâu bò được tiêm miễn phí ở 5 huyện biên giới là 43.236 con đạt 94,16% so kế hoạch)

c) Trên đàn chó: Số chó được tiêm phòng dại là 27.247 con đạt 75% so với kế hoạch đạt 106% so cùng kỳ.

d) Trên đàn gia cầm: Số gia cầm được tiêm phòng trong năm như sau: vịt 1.047.265 lượt con đạt 17,49% so cùng kỳ năm 2015, (trong đó số vịt tiêm mũi 1 là 856.104 con, vịt tiêm phòng mũi 2 là 104.400 con, vịt tiêm > 2 mũi 89.761 con), Gà tiêm: 82.055 con đạt 138% so cùng kỳ năm 2016 (trong đó gà < 35 ngày tuổi là 17.400 con, gà > 35 ngày tuổi 64.655 con), Tỉ lệ tiêm phòng vaccin cho gia cầm thấp do các hộ chăn nuôi vịt đàn vẫn còn tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ miễn phí, đàn gà nuôi trong dân phần lớn nuôi thả lan nên trở ngại rất lớn trong việc tiêm phòng.

Tăng cường hoạt động tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh và lợi ích việc phòng bệnh, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẽ và các trang trại đã chủ động thực hiện việc tiêm phòng cho vật nuôi của mình như sau: Aftopor 1.675 liều, Rabisin 266 liều, Tụ huyết trùng trâu bò 100 liều, Dịch tả heo 100 liều, tai xanh 710 liều.

Nhìn chung, tỉ lệ tiêm phòng không cao do một số loại vaccin giá thành cao, chất lượng sản phẩm bán ra lại thấp nên đa số các hộ chăn nuôi không tiêm phòng vì làm tăng chi phí. Mặt khác, nhiều năm qua tình hình dịch bệnh ổn định nên các hộ chăn nuôi có phần chủ quan đến khi có dịch bệnh xảy ra mới mua vaccin về tiêm phòng cho đàn vật nuôi của mình.

[...]