Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 260-UB/QĐ năm 1977 ban hành bản điều lệ tạm thời về tổ chức nhà trẻ của Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ Bà mẹ và trẻ em trung ương

Số hiệu 260-UB/QĐ
Ngày ban hành 28/04/1977
Ngày có hiệu lực 13/05/1977
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em
Người ký Đinh Thị Cần
Lĩnh vực Giáo dục

UỶ BAN BẢO VỆ BÀ MẸ TRẺ EM
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 260-UB/QĐ

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 1977 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC NHÀ TRẺ

CHỦ NHIỆM ỦY BAN BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM T.Ư.

Căn cứ nghị định số 145-CP ngày 21-7-1971 của Hội đồng Chính phủ quy định quyền hạn, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương;
Căn cứ nghị quyết số 140-CP ngày 15-7-1971 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường tổ chức và quản lý công tác nhà trẻ;

Sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Nông nghiệp, Bộ Lao động , Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Tổng công đoàn Việt Nam và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
Theo đề nghị của đồng chí Vụ trưởng Vụ cán bộ và đào tạo và đồng chí trưởng phòng nghiên cứu nuôi dạy trẻ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành bản Điều lệ tạm thời về tổ chức nhà trẻ kèm theo quyết định này để thi hành thống nhất trong cả nước.

Điều 2. – Các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

CHỦ NHIỆM
ỦY BAN BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM TRUNG ƯƠNG




Đinh Thị Cần

 

ĐIỀU LỆ

TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC NHÀ TRẺ

Chương 1:

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NHÀ TRẺ

Điều 1. – Nhà trẻ là cơ sở sự nghiệp phúc lợi có nhiệm nuôi dạy trẻ từ tháng thứ 2 đến hết 36 tháng nhằm bảo đảm cho trẻ phát triển toàn diện bước đầu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho các bà mẹ tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, góp phần giải phóng phụ nữ và tăng năng suất lao động xã hội.

Điều 2. – Nhà trẻ có nhiệm vụ nuôi dạy trẻ tốt. Cụ thể là :

- Có chế độ chăm sóc phù hợp với từng lứa tuổi, cho trẻ ăn uống hợp lý có chất lượng dựa vào mức đóng góp của các bà mẹ ở từng khu vực, từng địa phương và từng nhà trẻ, phối hợp với y tế thực hiện tốt chế độ khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe, chế độ vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch cũng như các biện pháp bảo vệ an toàn phòng tránh tai nạn đối với trẻ (ngộ độc, cháy, bỏng, ngã, chết đuối v.v…) thực hiện đúng chế độ rèn luyện cơ thể cho trẻ: mặc quần áo hợp lý, tắm nắng, thông thoáng không khí, chơi ngoài trời, trò chơi thể dục v.v…

- Thực hiện đúng chế độ chương trình trò chơi học tập cho từng lứa tuổi để thực hiện từng bước phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy, ý chí tình cảm, rèn luyện những tập quán tốt, tự lập, trật tự, kỷ luật, ý thức tập thể, yêu mến và vâng lời cha mẹ, cô nuôi dạy trẻ, yêu bè bạn, yêu tổ quốc, nhân dân, yêu lao động, biết tôn trọng của công, thật thà, khiêm tốn, dũng cảm.

- Mặt khác thông qua sự gương mẫu trên mọi mặt của cô nuôi dạy trẻ, thông qua tổ chức và quản lý tốt nhà trẻ, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trẻ, gia đình và tập thể mà nuôi dạy trẻ tốt.

Chương 2:

ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ CỦA NHÀ TRẺ

Điều 3. – Đối tượng được xét, nhận vào nhà trẻ là :

a) Đối với nhà trẻ khu vực, nhà trẻ cơ quan, xí nghiệp, công trường, lâm trường, nông trường, bệnh viện, cửa hàng (gọi tắt là cơ quan, xí nghiệp):

- Con nữ công nhân, viên chức trong biên chế Nhà nước;

- Con nữ công nhân, viên chức ngoài biên chế (hợp đồng tạm tuyển làm việc thường xuyên liên tục);

- Con nữ công nhân, viên chức đang trong thời gian tập sự, được cử đi học các lớp bổ túc, đào tạo, học nghề theo lối kèm cặp ở các xí nghiệp;

- Con công nhân, viên chức vợ chết phải trực tiếp nuôi con;

b) Đối với nhà trẻ ký túc (hoặc nhóm trẻ ký túc trong nhà trẻ hàng ngày), chỉ nhận trẻ từ 18 tháng trở lên thuộc diện nói ở tiết a và có những điều kiện :

[...]