ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
26/2022/QĐ-UBND
|
Lâm
Đồng, ngày 22 tháng 3 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐỐI VỚI VIỆC
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai
ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Khoản 11 Điều 1 Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17
tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP
ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Thông tư số
13/2021/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản
lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên
nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm
dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn
thông và hạ tầng kỹ thuật khác;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định bảo đảm
yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công
trình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 05 tháng 4
năm 2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc
các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà
Lạt và Bảo Lộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ NNPTNT;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- BCH PCTT&TKCN tỉnh;
- Như Điều 3;
- Sở Tư pháp;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Lâm Đồng;
- Trung tâm Công báo Tin học;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, GT
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Hiệp
|
QUY ĐỊNH
BẢO ĐẢM YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH,
SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 26/2022/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này quy định cụ thể về các
tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong sử dụng công trình, nhà ở
đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; bảo đảm yêu cầu phòng, chống
thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu
khai thác tài nguyên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp;
điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực
và công trình hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các hộ gia
đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở trên địa bàn tỉnh; đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến công tác bảo đảm yêu cầu phòng, chống
thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng đối với công trình trên địa bàn tỉnh
được quy định tại Điều 1 Quy định này.
Điều 3. Nguyên
tắc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các
khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch,
công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống
thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình.
2. Hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng,
chống thiên tai phải được chủ động thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời
và hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn về người, tài sản, công trình, hạng mục công
trình hạ tầng và không làm gia tăng rủi ro thiên tai, phát sinh thiên tai mới.
3. Thực hiện đồng bộ, hài hòa các biện
pháp bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ
huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
Chương II
TIÊU CHÍ BẢO ĐẢM
YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH, NHÀ Ở ĐỐI VỚI HỘ GIA
ĐÌNH, CÁ NHÂN
Điều 4. Các tiêu
chí bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai trong sử dụng công trình, nhà ở
Để phòng, chống thiên tai, hộ gia
đình, cá nhân cần tuân thủ và thực hiện các tiêu chí sau:
1. Các tiêu chí áp dụng trước khi xảy
ra thiên tai đảm bảo an toàn bên ngoài công trình, nhà ở
a) Tiến hành kiểm tra, gia cố, cắt tỉa
cành cây xung quanh có thể ảnh hưởng đến công trình, nhà ở (nếu có).
b) Kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn
của công trình, nhà ở để kịp thời sửa chữa, khắc phục; trong đó đặc biệt chú ý
đến kết cấu, mức độ chịu lực của mái, cửa ra vào, cửa sổ, trần nhà của công
trình, nhà ở.
c) Hệ thống tiêu thoát nước của công
trình, nhà ở phải xử lý tắc nghẽn, đảm bảo chức năng chống ngập úng khi mưa,
lũ.
d) Công trình, nhà ở sử dụng mái tôn,
mái fibro xi măng, trần nhựa, công trình gắn panô, biển quảng cáo, bồn chứa nước
trên cao phải được sửa chữa, gia cường.
2. Các tiêu chí áp dụng trước khi xảy
ra thiên tai đảm bảo an toàn bên trong công trình, nhà ở
a) Công trình, nhà ở tại khu vực thường
xuyên hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai cao phải có nơi cất giữ các vật dụng dự
phòng cần thiết như: Lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước uống, đèn pin, sạc
dự phòng, radio, giấy tờ tùy thân để đề phòng thiên tai có quy mô lớn, diễn ra
trong thời gian dài.
b) Kiểm tra việc đóng khóa cửa chính
và cửa sổ bảo đảm không để bị gió giật ra.
c) Kiểm tra khung cửa sổ và kính cửa,
nếu vật liệu nối giữa khung cửa sổ và kính cửa bị hư hỏng hoặc hở ra, cửa kính
có nguy cơ bị vỡ cao phải gia cố để không có kẽ hở cho gió
lùa vào.
3. Các tiêu chí áp dụng khi có thiên
tai xảy ra
Khi thiên tai đang diễn ra, hộ gia
đình, cá nhân cần tuân thủ và thực hiện các tiêu chí sau:
a) Tuyệt đối tuân thủ và thực hiện
nghiêm các yêu cầu liên quan đến phòng chống thiên tai của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
b) Không sử dụng các thiết bị có nguồn
năng lượng từ ga hoặc điện; tuyệt đối tránh xa nguồn điện khi thiên tai đang diễn
ra. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được sử dụng các thiết bị điện có nguồn năng
lượng từ nguồn điện sạc dự phòng, điện mặt trời riêng biệt hoặc pin.
4. Các tiêu chí áp dụng sau khi thiên
tai xảy ra
Sau khi thiên tai xảy ra, hộ gia
đình, cá nhân cần tuân thủ và thực hiện các tiêu chí sau:
a) Kiểm tra mức độ đảm bảo an toàn,
chắc chắn để tránh khả năng bị đổ sập của công trình, nhà ở.
b) Chỉ sử dụng lại các thiết bị điện
và bếp ga sau khi đã kiểm tra và bảo đảm van ga, cầu dao điện, đường dây điện
trong công trình, nhà ở đều an toàn, không bị hở, rò rỉ.
c) Kiểm tra thật kỹ mức độ an toàn, đảm
bảo sử dụng của nước máy hoặc nguồn nước ăn uống dự trữ có tại công trình, nhà ở
trước khi sử dụng. Không ăn uống hoặc nấu nướng với nguồn nước bị ô nhiễm hoặc
thực phẩm bị ngập nước mưa nhằm tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
d) Khẩn trương khắc phục hậu quả do
thiên tai gây ra; sửa chữa, dọn dẹp vệ sinh các khu vực xung quanh và bên trong
nhà ở, công trình để tránh ô nhiễm môi trường.
5. Các tiêu chí đảm bảo an toàn khác
a) Dây dẫn điện bên ngoài hoặc bên
trong công trình, nhà ở phải được đi ngầm trong tường hoặc có vỏ bọc chắc chắn
nếu đi bên ngoài.
b) Các công tắc điều khiển, cầu chì, ổ
cắm phải có hộp hay lưới bảo vệ hoặc có nắp đậy an toàn.
c) Các thiết bị điện, bảng hiệu, bảng
quảng cáo ngoài trời phải được kiểm tra, tháo gỡ, thu gom cẩn thận để đảm bảo
an toàn.
d) Phải sử dụng các loại đèn có phần
vỏ ngoài bằng vật liệu cách điện tại các phòng trong ngôi nhà.
đ) Bếp ga, bình ga phải được kiểm tra
để tránh nguy cơ chập, cháy, rò rỉ khí gas trong và sau thiên tai (bão, lũ lụt
và thiên tai khác).
e) Trong trường hợp xảy ra lũ lụt, phải
tắt cầu dao điện và khóa van ga trong công trình, nhà ở.
g) Đối với các khu vực thường xuyên xảy
ra giông sét: Công trình, nhà ở phải lắp đặt hệ thống chống sét theo đúng các
quy định hiện hành.
Chương III
QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM
YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG CÔNG
TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Điều 5. Nội dung
bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng khu
khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên khác; khu đô thị; điểm du lịch,
khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn
1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống
thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng khai thác khoáng sản và khu khai
thác tài nguyên khác
a) Thực hiện các quy định tại Điều 5
Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư số
13/2021/TT-BNNPTNT).
b) Xây dựng phương án giằng néo kèo cột,
che chắn và chống tốc mái cho nhà xưởng, nhà làm việc, nhà ở cho công nhân nội
trú (nếu có), kho tàng, đặc biệt là các kho chứa thành phẩm, bán thành phẩm;
khơi thông cống rãnh thoát nước nội bộ tránh xảy ra ngập cục bộ; duy trì sự làm
việc bình thường của các máy phát điện dự phòng để chủ động cung cấp điện trong
các tình huống bất khả kháng do thiên tai gây ra.
c) Khai thác theo đúng hồ sơ thiết kế
bản vẽ thi công, thiết kế mỏ, ranh giới, diện tích, độ sâu cho phép; có biện
pháp giảm độ sâu phần đáy moong, thoát nước không để tạo thành hố chứa nước nhằm
bảo đảm an toàn.
d) Rào, chắn xung quanh khu vực đã
tác động khai thác, phía trên các vách moong hiện hữu (đặc biệt là khu vực đã tạo
thành hố chứa nước), cắm biển báo nguy hiểm, bố trí lực lượng bảo vệ thường
xuyên kiểm tra không để người dân, gia súc vào khu vực mỏ (đặc biệt nghiêm cấm
việc tắm, bơi lội tại hố chứa nước, đi lại trên vách, bờ moong). Thường xuyên
kiểm soát khu vực khai thác khoáng sản và các khu vực khác có liên quan; trường
hợp có dấu hiệu không bảo đảm an toàn, sạt, trượt, lở đất, đá phải dừng ngay hoạt
động khai thác, chế biến, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời và báo cáo
ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
2. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống
thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng khu công nghiệp
a) Thực hiện các quy định tại Điều 5
Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT.
b) Tiến hành các biện pháp gia cố, giằng
chống bảo đảm an toàn trước mùa mưa bão (đặc biệt hệ thống mái tôn, vách tôn, trần
nhựa, cửa kính, thiết bị máy móc).
c) Tháo dỡ các thiết bị, bộ phận
không bảo đảm an toàn khi có mưa bão.
3. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống
thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng điểm dân cư nông thôn
a) Thực hiện các quy định tại Điều 5
Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT.
b) Thông báo và yêu cầu người dân, chủ
sở hữu thực hiện gia cố, giằng chống bảo đảm an toàn nhà ở trước mùa mưa bão.
c) Thực hiện việc đánh giá, cảnh báo
cho người dân đang sinh sống và làm việc trong các công trình xây dựng tại các
khu vực có nguy cơ sạt lở đất (như: các sườn dốc, bờ sông, bờ suối), khu vực
thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét.
d) Bảo đảm an toàn điện, cung cấp nước
sạch cho người dân tại các vùng bị ngập úng.
đ) Thực hiện việc nạo vét kênh mương,
cửa lấy nước, đào ao trữ nước, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến; chuẩn
bị, bố trí phương tiện vận chuyển nước sạch để kịp thời cấp nước sinh hoạt cho
nhân dân trong các điểm dân cư nông thôn tại các vùng thiếu nước nghiêm trọng
khi hạn hán xảy ra.
4. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống
thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng điểm du lịch, khu du lịch
a) Thực hiện các quy định tại Điều 5
Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT.
b) Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình
hình thời tiết để chủ động phòng tránh, hướng dẫn cần thiết, bảo đảm tuyệt đối
an toàn cho người lao động cũng như khách du lịch vào tham quan, đồng thời chủ
động ngừng phục vụ khách du lịch trước, trong thời gian xảy ra mưa to, bão lũ.
c) Đối với các điểm du lịch, khu du lịch
tại các vùng trũng thấp, ven sông phải chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán, di dời,
bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách và tài sản trước khi có gió mạnh, mưa lớn
hoặc ngập lụt...
5. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống
thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng khu đô thị
a) Thực hiện các quy định tại Điều 5
Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT.
b) Thông báo và yêu cầu người dân, chủ
sở hữu thực hiện kiểm tra, gia cố, giằng chống bảo đảm an toàn nhà ở trước mùa
mưa bão.
c) Xây dựng phương án bảo đảm tiêu
thoát nước đô thị, chống ngập úng; thường xuyên rà soát, kiểm tra hệ thống tiêu
thoát nước của khu vực đô thị nhằm bảo đảm việc chống ngập úng khi có mưa, lũ.
d) Cắt tỉa cây xanh đô thị bảo đảm an
toàn cho người dân trong mùa mưa bão; bảo đảm an toàn điện, cung cấp nước sạch cho
người dân tại các vùng bị ngập úng.
Điều 6. Nội dung
bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công
trình phòng, chống thiên tai thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thực hiện các quy định tại Chương III
Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm
thực hiện
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng công
trình, nhà ở trên địa bàn tỉnh
a) Tổ chức thực hiện các nội dung quy
định tại Chương II của Quy định này.
b) Nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn
về cách phòng, chống trước, trong và sau thiên tai và biện pháp gia cố nhà ở an
toàn khi có bão, lũ được đăng tải và tuyên truyền trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
c) Xây dựng công trình tuân thủ theo
quy chuẩn, quy định về xây dựng nhà ở, công trình phòng, chống thiên tai theo
quy định.
d) Thực hiện các biện pháp chủ động
phòng tránh, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản khi có thiên tai xảy
ra.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý,
vận hành và sử dụng công trình
a) Tổ chức thực hiện các nội dung quy
định tại Điều 5, Điều 6 của Quy định này.
b) Thực hiện chế độ báo cáo việc kiểm
tra, đánh giá hiện trạng công trình, mức độ ổn định công trình hoặc hạng mục
công trình theo quy định, gửi về cơ quan quản lý chuyên ngành và UBND cấp trực
tiếp quản lý trước ngày 31 tháng 7 hàng năm.
c) Khi phát hiện các hoạt động, hành
vi và sự cố công trình có thể ảnh hưởng đến an toàn công trình và hoạt động
phòng, chống thiên tai đối với công trình, phải kịp thời thông tin, báo cáo cho
các đơn vị có liên quan và cơ quan chủ quản để xử lý, khắc phục. Trường hợp các
hoạt động, hành vi và sự cố xảy ra nghiêm trọng mà cơ quan, tổ chức, cá nhân quản
lý không xử lý được hoặc việc phối hợp xử lý chưa đạt yêu cầu thì báo cáo UBND
cấp trực tiếp để được hỗ trợ.
d) Thường xuyên báo cáo cơ quan quản
lý chuyên ngành kết quả thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên
tai.
e) Chấp hành việc kiểm tra, giám sát,
xử lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện trách nhiệm
của mình về các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý,
vận hành và sử dụng công trình.
3. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) và các cơ quan quản lý chuyên ngành
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các
nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành
và sử dụng công trình.
b) Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ
chức, cá nhân quản lý, vận hành và sử dụng công trình việc thực hiện nội dung bảo
đảm an toàn phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng công
trình thuộc phạm vi quản lý; tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá hiện trạng
công trình, mức độ ổn định công trình, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn).
c) Tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư
nâng cấp, duy tu, sửa chữa các công trình theo quy định.
d) Kiểm tra, đánh giá theo thẩm quyền
hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc kiểm tra, đánh giá hiện trạng
công trình và mức độ bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình
thuộc phạm vi quản lý.
đ) Báo cáo cấp có thẩm quyền hỗ trợ
việc sửa chữa, xử lý sự cố, các tình huống ảnh hưởng đến an toàn công trình và ứng
phó, khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu.
e) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến
nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các tình huống ảnh hưởng đến
an toàn công trình và các hành vi vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên
tai trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình thuộc phạm vi quản lý.
g) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà
nước khác có liên quan về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý,
vận hành và sử dụng công trình thuộc phạm vi quản lý.
4. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp
xã
a) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và
triển khai thực hiện Quy định này.
b) Tổ chức thực hiện nội dung bảo đảm
yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình
trên địa bàn.
c) Phân công trách nhiệm của các cơ quan
quản lý chuyên ngành trong việc quản lý nhà nước về bảo đảm yêu cầu phòng, chống
thiên tai đối với công trình do địa phương quản lý.
d) Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo thẩm
quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình trên địa
bàn.
đ) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi
phạm liên quan đến công tác bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản
lý, vận hành và sử dụng công trình trên địa bàn.
e) Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND
tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kết quả thực hiện các nội
dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử
dụng công trình trên địa bàn.
Điều 8. Điều khoản
thi hành
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các
cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức triển khai việc thực hiện Quy định
này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc, các cơ quan, địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh
xem xét, giải quyết./.