Quyết định 26/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh Bình Định
Số hiệu | 26/2020/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 19/05/2020 |
Ngày có hiệu lực | 01/06/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Trần Châu |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin,Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2020/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 19 tháng 5 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 157/TTr-SNN ngày 13/5/2020 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 77/BC-STP ngày 20/4/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện ven biển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường tuyên truyền, phổ biến và niêm yết công khai Quy chế tại trụ sở xã, phường để nhân dân biết và thực hiện.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ven biển, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN
LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÔNG TIN, DỮ LIỆU CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀU CÁ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 26/2020/QĐ-UBND ngày 19/5/2020
của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy chế này quy định về việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh Bình Định từ đơn vị quản lý đến các tổ chức, cá nhân được tạo kết nối nhận thông tin.
1. Quy chế này áp dụng đối với đơn vị quản lý hệ thống giám sát tàu cá là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân được khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá.
2. Các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 bao gồm:
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2020/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 19 tháng 5 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 157/TTr-SNN ngày 13/5/2020 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 77/BC-STP ngày 20/4/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện ven biển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường tuyên truyền, phổ biến và niêm yết công khai Quy chế tại trụ sở xã, phường để nhân dân biết và thực hiện.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ven biển, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN
LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÔNG TIN, DỮ LIỆU CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀU CÁ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 26/2020/QĐ-UBND ngày 19/5/2020
của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy chế này quy định về việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh Bình Định từ đơn vị quản lý đến các tổ chức, cá nhân được tạo kết nối nhận thông tin.
1. Quy chế này áp dụng đối với đơn vị quản lý hệ thống giám sát tàu cá là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân được khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá.
2. Các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 bao gồm:
a) Chi cục Thủy sản;
b) Cơ quan thực thi pháp luật trên biển;
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ven biển;
d) Ban quản lý các cảng cá trên địa bàn tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, công bố;
đ) Chủ tàu cá (hoặc đại diện chủ tàu cá) có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên đăng ký trên địa bàn tỉnh Bình Định, trang bị thiết bị giám sát hành trình được Tổng cục Thủy sản công bố;
e) Các tổ chức, cá nhân có liên quan khác trong hoạt động đánh bắt hoặc hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản tại vùng biển khơi.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống giám sát tàu cá là hệ thống được tích hợp bởi thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá kết nối với trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá để quản lý, giám sát hành trình, hoạt động của tàu cá trên các vùng biển.
2. Thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá là thiết bị đầu cuối để nhận, lưu trữ và truyền phát các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của tàu cá; được kích hoạt, cài đặt để truyền dữ liệu về trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá.
3. Thông tin giám sát tàu cá bao gồm:
a) Thông tin về vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ) tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh tối thiểu 12 vị trí/ngày với tần suất 02 giờ/lần đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên hoặc tự động truyền bằng một trong các phương thức qua hệ thống thông tin vệ tinh, hệ thống thông tin di động GSM, hệ thống thông tin sóng mặt đất sử dụng các băng tần MF, HF, VHF tối thiểu 08 vị trí/ngày với tần suất 03 giờ/lần đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m;
b) Thông tin hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển; thông tin chấp hành lệnh điều động tàu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn của cơ quan có thẩm quyền.
c) Thông tin về tình hình sản xuất trên biển: Thông tin sản lượng khai thác, đối tượng khai thác và dự báo ngư trường khai thác;
d) Thông tin về vi phạm pháp luật trong hoạt động nghề cá, an ninh trên biển;
đ) Thông tin về thời tiết trên biển và các thông tin cần thiết khác.
4. Cơ quan thực thi pháp luật trên biển là các lực lượng được giao nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển gồm: Thanh tra chuyên ngành thủy sản, Cảnh sát giao thông đường thủy, Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng khác.
QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÔNG TIN, DỮ LIỆU GIÁM SÁT TÀU CÁ
Điều 4. Quản lý hệ thống dữ liệu giám sát tàu cá
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh; căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý nhà nước để cấp, khóa tài khoản truy cập vào phần mềm giám sát tàu cá cho tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 2, Điều 2 của Quy chế này; theo dõi mọi hoạt động của tất cả tài khoản trong việc giám sát hoạt động tàu cá;
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Thủy sản quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá của tỉnh, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét; đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên được quy định tại điểm a khoản 3, Điều 44 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ do Tổng cục Thủy sản quản lý.
a) Quản lý, khai thác, sử dụng và xử lý dữ liệu giám sát tàu cá theo quy định đối với tàu cá thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;
b) Thực hiện chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;
c) Không cung cấp, chia sẻ thông tin cho tổ chức, cá nhân khác khi chưa được sự đồng ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Điều 5. Phân quyền truy cập dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá
1. Cơ sở dữ liệu từ hệ thống giám sát tàu cá bao gồm:
a) Dữ liệu về tàu cá: tọa độ vị trí tàu cá theo thời gian, trạng thái hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá, thời gian cập nhật dữ liệu gần nhất, cơ sở dữ liệu theo trường thông tin từ biểu mẫu thông tin;
b) Dữ liệu nhật ký hành trình: danh sách các chuyến ra khơi, danh sách các chuyến đã cập bến, danh sách các chuyến trung chuyển;
c) Dữ liệu về các vùng: Cảng cá, khu neo đậu tránh trú, khu bảo tồn, vùng biển…;
d) Dữ liệu về bão, áp thấp.
2. Có 4 cấp độ phân quyền cho mỗi loại dữ liệu trên: không được phép truy cập; được phép truy cập; được quyền đọc; được quyền chỉnh sửa.
3. Quyền truy cập vào hệ thống giám sát tàu cá được chia theo các cấp độ sử dụng khác nhau. Dựa vào mục đích sử dụng cụ thể của mỗi tổ chức, cá nhân được nhận chia sẻ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định phân quyền truy cập, phân quyền thao tác, phân quyền dữ liệu.
Điều 6. Khai thác thông tin dữ liệu giám sát tàu cá
1. Thông tin tàu cá được phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân được nhận chia sẻ về thông tin tàu cá được phép sử dụng cho:
a) Phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn, xử lý vi phạm các trường hợp vi phạm về hoạt động nghề cá trên biển; xử lý các tranh chấp nghề cá trên biển:
- Vi phạm vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
- Vào khu vực cấm khai thác thủy sản, hoạt động sai vùng khai thác thủy sản;
- Vào cảng cá không đúng với cảng cá chỉ định.
b) Việc xác nhận truy xuất hành trình hoạt động, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác;
c) Hỗ trợ chủ tàu cá tra cứu thông tin và kiểm soát tình hình hoạt động của tàu mình trên biển;
d) Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của tàu cá thuộc hệ thống giám sát tàu cá;
đ) Công tác tìm kiếm cứu hộ và cứu nạn trên biển, các trường hợp khẩn cấp phục vụ công tác đảm bảo an ninh, chủ quyền trên biển.
e) Điều tra, khảo sát, nghiên cứu về tàu cá.
2. Chi cục Thủy sản toàn quyền quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu giám sát hành trình tàu cá từ 15m đến dưới 24m; truy xuất dữ liệu giám sát hành trình tàu cá từ 24m trở lên của tỉnh; truy xuất dữ liệu tàu cá đang hoạt động trong vùng biển do tỉnh quản lý;
3. Ban quản lý cảng cá được quyền truy xuất dữ liệu vị trí tàu cá của địa phương; thông tin tàu cá; thông tin thuyền trưởng/chủ tàu, thông tin bão, áp thấp;
4. Công an, Bộ đội Biên phòng được nhận chia sẻ thông tin về tàu cá để sử dụng cho mục đích quy định tại điểm a, đ Khoản 1, Điều 6 Quy chế này;
5. Tổ chức có liên quan khác được nhận chia sẻ thông tin về tàu cá nếu đáp ứng mục đích sử dụng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 1 Điều 6 Quy chế này.
Điều 7. Khai thác thông tin về bão, áp thấp
1. Các thông tin về bão, áp thấp trong thời gian đang hoạt động được cung cấp để phục vụ:
a) Công tác phòng, chống lụt bão, xử lý sự cố thiên tai, tai nạn tàu cá;
b) Công tác quản lý, điều hành.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, Khoản 2, Điều 2 của Quy chế này được quyền truy cập và nhận chia sẻ dữ liệu về bão, áp thấp.
Điều 8. Cập nhật thông tin về tàu cá, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá có trách nhiệm cập nhật, quản lý thông tin về tàu, chủ tàu, thiết bị giám sát hành trình tàu cá và tự động truyền về trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá ở trung ương và tỉnh Bình Định, xử lý sự cố tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá do đơn vị mình cung cấp. Sau khi lắp đặt thiết bị trên tàu cá, đơn vị cung cấp thiết bị phải thông báo đến Tổng cục Thủy sản và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra việc lắp đặt thiết bị trên tàu cá. Báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình trước khi cung cấp thiết bị phải báo cáo và thông báo mẫu kẹp chì về Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, thông báo công khai. Chịu trách nhiệm niêm phong, kẹp chì thiết bị giám sát gắn trên tàu cá, nhằm tránh tình trạng cố tình tác động bất lợi, di chuyển thiết bị.
Điều 9. Lắp đặt và khai báo thông tin lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá
1. Chủ tàu phải lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá ở vị trí bảo đảm trạng thái hoạt động tốt nhất của thiết bị, có hướng dẫn lắp đặt thiết bị; có bảng hướng dẫn sử dụng (trên bảng có các thông tin tối thiểu: số điện thoại hỗ trợ 24 giờ/24 giờ, địa chỉ liên hệ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá); thuyền trưởng có thể kiểm soát được các trạng thái hoạt động của thiết bị trực tiếp hoặc qua các phụ kiện. Thiết bị giám sát hành trình phải được đơn vị cung cấp thiết bị kẹp chì cố định trên tàu khi lắp đặt mới hoặc sau khi sửa chữa;
2. Thuyền trưởng phải bảo đảm thiết bị giám sát hành trình tàu cá hoạt động liên tục 24 giờ/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng. Trường hợp thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng, thuyền trưởng phải sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc khác, báo cáo vị trí tàu cá về trung tâm giám sát tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố, ven biển 06 giờ/lần và phải đưa tàu về cảng để sửa chữa trong 10 ngày kể từ khi thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng;
3. Trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu tàu cá, chủ tàu phải thông báo đến Chi cục Thủy sản Bình Định và đơn vị cung cấp thiết bị việc điều chuyển thiết bị giám sát tàu cá đến tàu cá khác hay giữ lại thiết bị trên tàu cá được chuyển nhượng để điều chỉnh thông tin dữ liệu giám sát phù hợp với thực tế.
4. Chủ tàu khai báo thông tin lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo Phụ lục số 01 kèm theo Quy chế này và gửi đơn vị cung cấp thiết bị để cập nhật vào cơ sở dữ liệu.
Điều 10. Cơ sở dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá
1. Thông tin tiếp nhận từ tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại khoản 3, Điều 3 của quy chế này.
2. Tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình nhận những thông tin sau:
a) Bản tin bão, áp thấp nhiệt đới theo quy định;
b) Thông tin hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn;
c) Thông tin cảnh báo: tình trạng mất kết nối của thiết bị giám sát gắn trên tàu cá; tàu cá sắp vượt ra ngoài ranh giới vùng tự do đánh bắt; tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; tàu cá khai thác sai tuyến; tàu cá đi vào vùng cấm khai thác…
3. Dữ liệu giám sát hành trình tàu cá được sử dụng làm căn cứ pháp lý để quản lý hoạt động của tàu cá, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý các tranh chấp nghề cá trên biển, xác nhận, chứng nhận thủy sản từ khai thác.
1. Các dữ liệu được lưu giữ trong máy chủ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá phải đảm bảo không bị xoá, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định;
2. Dữ liệu truyền dẫn giữa thiết bị giám sát hành trình tàu cá với máy chủ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá phải được mã hóa để đảm bảo tính bảo mật thông tin trong quá trình truyền dẫn; dữ liệu từ máy chủ của trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá khi chuyển cho các cơ quan chuyên môn khác phải được mã hóa theo quy định;
3. Thời gian lưu trữ dữ liệu giám sát hành trình tàu cá tại máy chủ của trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá và đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá tối thiểu là 36 tháng; các máy chủ lưu trữ, xử lý dữ liệu của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá đều phải được đặt tại Việt Nam;
4. Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá có trách nhiệm bảo mật dữ liệu, cung cấp dữ liệu chính xác; không được cung cấp dữ liệu giám sát tàu cá cho tổ chức, cá nhân khác khi chưa được chấp thuận của Tổng cục Thủy sản.
5. Các cơ quan, đơn vị quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá phải bảo mật dữ liệu theo quy định.
Được thực hiện theo quy định tại Điều 20, Điều 35 của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 13. Trách nhiệm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát toàn bộ việc thực hiện Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống thông tin giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2. Giao Chi cục Thủy sản triển khai thực hiện:
a) Tổ chức, phân công trực Trạm bờ Thông tin liên lạc 24/24 giờ để giám sát các tàu cá trên biển, thông báo đến thuyền trưởng, chủ tàu về tình trạng tàu cá sắp vượt ra ngoài ranh giới vùng biển tự do đánh bắt của Việt Nam, tàu cá sắp vi phạm vùng biển nước ngoài, tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài và cung cấp thông tin này đến các cơ quan chức năng liên quan và địa phương để phối hợp xử lý.
b) Thông tin về tàu cá có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động nghề cá, an ninh trên biển, vi phạm khai thác bất hợp pháp và các thông tin khác cho cơ quan thực thi pháp luật trên biển, cơ quan quản lý thủy sản ở địa phương, chủ tàu cá và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
c) Thông tin về tàu cá bị nạn và các tàu cá gần tàu cá bị nạn như: vị trí, số hiệu tàu và thông tin khác liên quan cho Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn tỉnh, các cơ quan thực thi pháp luật trên biển;
c) Kiểm tra tình trạng hoạt động và kẹp chì của thiết bị giám sát hành trình tàu cá để làm căn cứ cấp, gia hạn Giấy phép khai thác thủy sản.
d) Xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị xử lý các vi phạm quy định tại Điều 13 của Quy chế này.
đ) Phối hợp với UBND các huyện thành phố ven biển, kiểm tra việc thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, việc kẹp chì thiết bị giám sát gắn trên tàu cá của các đơn vị cung cấp thiết bị, kịp thời tổng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét chỉ đạo hoặc tham mưu, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.
3. Giao Ban quản lý các cảng cá:
a) Theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động trên biển từ hệ thống giám sát tàu cá để làm cơ sở phục vụ cho việc xác nhận nguyên liệu khai thác thủy sản theo đúng quy định.
b) Phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển sau khi tàu về bờ theo quy định của pháp luật;
4. Giao Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
a) Theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động trên biển từ hệ thống giám sát tàu cá để làm cơ sở cho công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển và kiểm đếm tàu cá khi có bão, ATNĐ, thời tiết nguy hiểm;
b) Theo dõi, tổng hợp, thông báo tình hình thời tiết nguy hiểm trên biển (bão, áp thấp nhiệt đới, sóng to, gió lớn, …); nhanh chóng xác nhận thông tin của tàu cá bị nạn để thông báo đến các tàu cá gần nhất và lực lượng chức năng trên biển để kịp thời hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; thông tin về sự cố tràn dầu trên biển để kịp thời chỉ đạo sử lý hoặc thông tin phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài tỉnh để xử lý.
Điều 14. Trách nhiệm Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Cử cán bộ theo dõi, truy cập dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá để phối hợp, xử lý các trường hợp vi phạm theo chức năng, thẩm quyền được giao;
2. Không cung cấp thông tin từ hệ thống giám sát tàu cá cho bên thứ ba khi chưa được sự cho phép của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Kiểm tra tình trạng hoạt động và kẹp chì của thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi tàu cá làm thủ tục xuất, nhập bến tại các Đồn/Trạm Biên phòng.
4. Chịu trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm trong quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá qui định tại Điều 13 của Quy chế này.
Điều 15. Trách nhiệm Công an tỉnh
1. Cử cán bộ theo dõi, truy cập dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá để phối hợp, xử lý các trường hợp vi phạm theo chức năng, thẩm quyền được giao;
2. Phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, tàu cá vượt ra ngoài ranh giới vùng biển tự do đánh bắt; tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển sau khi tàu về bờ theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của UBND các huyện/thành phố ven biển
1. Cử công chức, viên chức theo dõi, truy cập dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá để phối hợp, xử lý các trường hợp vi phạm của tàu cá địa phương theo chức năng, thẩm quyền được giao;
2. Phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, tàu cá vượt ra ngoài ranh giới vùng biển tự do đánh bắt; tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển sau khi tàu về bờ theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ đạo Phòng Kinh tế/Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các xã phường ven biển phối hợp với Chi cục Thủy sản kiểm tra việc thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, việc kẹp chì thiết bị giám sát gắn trên tàu cá của các đơn vị cung cấp thiết bị, kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện
Điều 17. Trách nhiệm của chủ tàu, thuyền trưởng có tàu cá được lắp thiết bị giám sát hành trình
1. Duy trì chế độ kết nối thông tin với Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá 24/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng, trừ trường hợp bất khả kháng;
2. Trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng, thuyền trưởng phải sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc khác, báo cáo vị trí tàu cá về trung tâm giám sát tàu cá ở trung ương và trung tâm giám sát tàu cá thuộc tỉnh quản lý theo phân cấp 06 giờ một lần và phải đưa tàu về cảng liên hệ với đơn vị cung cấp thiết bị, báo cáo đơn vị quản lý để thực hiện sửa chữa thiết bị trong 10 ngày kể từ khi thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng;
3. Thực hiện các chế độ báo cáo thông tin theo quy định, cụ thể:
a) Thông tin về vị trí của tàu cá theo định kỳ hai giờ một lần đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; ba giờ một lần đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
b) Thông tin hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn;
c) Thông tin về vi phạm pháp luật trong hoạt động nghề cá, an ninh trên biển;
d) Thông tin cần thiết khác.
4. Bồi thường chi phí cho tàu đến cứu nạn khi thực hiện báo động giả trên thiết bị đầu cuối lắp trên tàu cá;
5. Trường hợp chủ tàu nếu thay đổi thông tin về tàu cá, thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá (mua, bán, sang tên chuyển nhượng, cải hoán) thì phải khai báo cơ quan quản lý thủy sản địa phương theo quy định.
Điều 18. Các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình
1. Chịu trách nhiệm về chất lượng thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá do đơn vị mình cung cấp. Thực hiện việc cung cấp, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và các dịch vụ khác theo quy định. Kẹp chì cố định thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi lắp đặt mới hoặc sau khi sửa chữa;
2. Cập nhật, quản lý thông tin về tàu, chủ tàu, thiết bị giám sát tàu cá và tự động truyền về Trung tâm dữ liệu giám sát hành trình tàu cá, xử lý sự cố tín hiệu thiết bị giám sát tàu cá do đơn vị mình cung cấp. Sau khi lắp đặt thiết bị trên tàu cá, phải thông báo đến Tổng cục Thủy sản và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra việc lắp đặt thiết bị trên tàu cá;
2. Bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời trong việc cung cấp dữ liệu, không được sửa chữa hoặc làm sai lệch các thông tin, dữ liệu truyền về máy chủ tại Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá; đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu của các tàu cá do mình cung cấp thiết bị. không được cung cấp dữ liệu giám sát tàu cá cho tổ chức, cá nhân khác khi chưa được chấp thuận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
4. Phối hợp với chủ tàu/thuyền trưởng khắc phục các sự cố của thiết bị khi thiết bị bị mất kết nối.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi./.