Quyết định 26/2004/QĐ-BBCVT về Chương trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin đến năm 2007 do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành

Số hiệu 26/2004/QĐ-BBCVT
Ngày ban hành 29/06/2004
Ngày có hiệu lực 25/07/2004
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Bưu chính, Viễn thông
Người ký Đỗ Trung Tá
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Giáo dục

BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 26/2004/QĐ-BBCVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2004 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2007”

BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông;
Căn cứ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành “Chương trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin đến năm 2007”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Bưu chính, Viễn thông, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG




Đỗ Trung Tá

 

CHƯƠNG TRÌNH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2007
(Ban hành theo Quyết định số: 26/2004/QĐ-BBCVT ngày 29 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

A - MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ ĐỐI TƯỢNG

I - MỤC TIÊU

1- Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc xây dựng, tổ chức thực hiện và hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử; Internet; truyễn dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện (dưới đây gọi chung là “pháp luật chuyên ngành”).

2 - Đưa pháp luật chuyên ngành đến với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, góp phần đảm bảo trật tự kỷ cương, tăng cường pháp chế XHCN, hạn chế và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

3 - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật.

4 - Tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc xây dựng kế hoạch, cơ chế phối hợp hoạt động và việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên ngành, đưa công tác này dần đi vào nề nếp, có hiệu quả.

II - YÊU CẦU

1 - Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên ngành phải được triển khai thường xuyên, liên tục và đồng bộ ở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, trong toàn ngành và xã hội.

2 - Đảm bảo tính cập nhật, khoa học, chuẩn xác và hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

3 - Xác định trọng tâm văn bản cần được phổ biến và lựa chọn, hình thức phổ biến, giáo dục phù hợp với từng nhóm đối tượng.

4 - Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên ngành với việc:

a) Tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng về phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin;

b) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật chuyên ngành;

c) Rà soát và đánh giá hiệu quả thực thi văn bản pháp luật chuyên ngành trong đời sống xã hội nhằm từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành phù hợp yêu cầu hội nhập và phát triển.

III - ĐỐI TƯỢNG:

[...]