Quyết định 2573/QĐ-UBND năm 2009 công bố bộ thủ tục hành chính được áp dụng tại Sở Công thương tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành

Số hiệu 2573/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/08/2009
Ngày có hiệu lực 20/08/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Nguyễn Hữu Vạn
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2573/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 20 tháng 8 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH LÀO CAI

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 – 2010;

Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 – 2010;

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30/6/2009;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương và Tổ tưởng Tổ công tác thực hiện đề án 30 của UBND tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo quyết định này bộ thủ tục hành chính được áp dụng tại Sở Công thương tỉnh Lào Cai.

1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành, thì áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại quyết định này, thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 2. Sở Công thương tỉnh Lào Cai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện đề án 30 của UBND tỉnh thường xuyên, rà soát cập nhật để trình UBND tỉnh công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1, khoản 2, Điều 1 Quyết định này.

Thời hạn cập nhật, loại bỏ, công bố thủ tục hành chính trên chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành hoặc kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và được đăng tải trên đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Văn phòng UBND tỉnh tại địa chỉ: http://egov.laocai.gov.vn/vpubnd/vn/news/vào mục Đề án 30.

Điều 4. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT TU, HĐND, UBND Tỉnh;
- Như điều 4 QĐ;
- TCT chuyên trách của TTgCP;
- Báo Lào Cai;
- Đài PTTH tỉnh Lào Cai;
- Lưu VT- TCT30.

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Vạn

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH LÀO CAI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2573 /QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH LÀO CAI (36 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH)

STT

Tên thủ tục hành chính

I

LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP (20 TTHC)

1

Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình không phải lập dự án và có tổng mức vốn đầu tư từ 500 triệu đồng đến 5.000 tỷ đồng)

2

Thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán đối với các công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư

3

Thẩm định thiết kế thi công, dự toán, tổng dự toán đối với các công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư

4

Thẩm định thiết kết cơ sở của các dự án nhóm B,C (Đối với công trình phải lập dự án đầu tư)

5

Đăng ký các máy thiết bị, hóa chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp

6

Đăng ký khai báo sử dụng hóa chất

7

Đăng ký giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

8

Thẩm định hồ sơ cấp lại giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

9

Thẩm định hồ sơ cấp mới giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

10

Xác nhận máy móc, thiết bị đồng bộ nhập khẩu

 11

Cấp giấy phép sản xuất, chế biến rượu

 12

Thẩm định các đề án khuyến công

13

Cấp thẻ an toàn điện cho thợ điện

14

Cấp thẻ kiểm tra viên điện lực

15

Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động phân phối, bán lẻ điện tại nông thôn

16

Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động phát điện

17

Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực

18

Thẩm định các công trình điện

19

Thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện

 20

Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực

II

LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI (15 TTHC)

1

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí hóa lỏng

2

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu

3

Cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

4

Cấp bổ sung giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

5

Cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu

6

Cấp giấy phép kinh doanh bán buôn thuốc lá

7

Cấp giấy phép kinh doanh nguyên liệu thuốc lá

8

Cấp giấy phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu đối với thương nhân nước có chung biên giới

9

Cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện

10

Cấp lại giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

11

Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

12

Đăng ký dấu nghiệp vụ giám định thương mại

13

Đăng ký sửa đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ giám định thương mại

14

Xác nhận đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính chất may rủi

15

Xác nhận đăng ký tổ chức Hội chợ, Triển lãm thương mại

III

LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU (01 TTHC)

1

Cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH LÀO CAI

I. LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

1. THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG (ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH KHÔNG PHẢI LẬP DỰ ÁN VÀ CÓ TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ TỪ 500 TRIỆU ĐỒNG ĐẾN 5.000 TỶ ĐỒNG)

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng kế hoạch tổng hợp.

- Phòng kế hoạch tổng hợp xử lý hồ sơ. Ra thông báo kết quả thẩm định và chuyển thông báo đó cho bộ phận “một cửa”.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Tờ trình xin thẩm định thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư.

2- Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình (gồm cả phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở).

3- Hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn lập dự án.

4- Trường hợp dự án chưa có trong quy hoạch phát triển ngành thì phải có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó.

- Nội dung của thiết kế bản vẽ thi công bao gồm: Thuyết minh, các bản vẽ thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo kết quả thẩm định

Lệ phí:

Lệ phí thẩm định: Mức thu phí, lệ phí quy định theo từng TTHC thực tế quy định chi tiết tại Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công dự án (Phụ lục) Thông tư số 02/2007/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

-Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây Dựng Hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngµy 07/02/2005 của Chính Phủ;

-Thông tư số 02/2007/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

2. THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ KỸ THUẬT, DỰ TOÁN, TỔNG DỰ TOÁN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH THEO YÊU CẦU CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng kế hoạch tổng hợp.

- Phòng kế hoạch tổng hợp xử lý hồ sơ. Ra thông báo kết quả thẩm định và chuyển thông báo đó cho bộ phận “một cửa”.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1-Văn bản đề nghị của chủ đầu tư gửi Sở Công Thương.

2-Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.

3-Thiết kế cơ sở đã được thẩm định và phê duyệt.

4-Thuyết minh thiết kế kỹ thuật gồm các nội dung theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và giải thích các nội dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được.

5-Tập bản vẽ thể hiện chi tiết các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình.

6-Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.

7-Báo cáo kết quả khảo sát công trình.   

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Thông báo kết quả thẩm định

Lệ phí:

 

Lệ phí thẩm định: Mức thu phí, lệ phí quy định theo từng TTHC thực tế quy định chi tiết tại Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Tờ trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công dự án (Phụ lục) Thông tư số 02/2007/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

-Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây Dựng Hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngµy 07/02/2005 của Chính Phủ;

-Thông tư số 02/2007/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

3. THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ THI CÔNG, DỰ TOÁN, TỔNG DỰ TOÁN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH THEO YÊU CẦU CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng kế hoạch tổng hợp.

- Phòng kế hoạch tổng hợp xử lý hồ sơ. Ra thông báo kết quả thẩm định và chuyển thông báo đó cho bộ phận “một cửa”.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1-Văn bản đề nghị của chủ đầu tư gửi Sở Công Thương.

2-Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.

3-Thiết kế cơ sở hoặc thiết kế kỹ thuật (nếu có) đã được thẩm định và phê duyệt.

4-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế.

5-Bản vẽ chi tiết tất cả các bộ phận công trình, cấu tạo với đầy đủ kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để lập dự toán thi công công trình.

6-Dự toán thi công xây dựng công trình.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Thông báo kết quả thẩm định

Lệ phí:

 

Lệ phí thẩm định: Mức thu phí, lệ phí quy định theo từng TTHC thực tế quy định chi tiết tại Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Tờ trình thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán (Phụ lục) Thông tư số 02/2007/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây Dựng Hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngµy 07/02/2005 của Chính Phủ;

- Thông tư số 02/2007/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

4. THẨM ĐỊNH THIẾT KẾT CƠ SỞ CỦA CÁC DỰ ÁN NHÓM B,C (ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH PHẢI LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ)

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng kế hoạch tổng hợp.

- Phòng kế hoạch tổng hợp xử lý hồ sơ. Ra thông báo kết quả thẩm định và chuyển thông báo đó cho bộ phận “một cửa”.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

Thành phần hồ sơ bao gồm:

1-Tờ trình xin thẩm định thiết kế cơ sở của chủ đầu tư.

2-Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình (gồm cả phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở).

3-Hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn lập dự án.

4-Trường hợp dự án chưa có trong quy hoạch phát triển ngành thì phải có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

10 ngày làm việc đối với dự án nhóm C và 15 ngày làm việc đối với dự án nhóm B kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Thông báo kết quả thẩm định

Lệ phí:

 

Lệ phí thẩm định: Mức thu phí, lệ phí quy định theo từng TTHC thực tế quy định chi tiết tại Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Tờ trình thẩm định dự án (Phụ lục) Thông tư số 02/2007/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

-Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây Dựng Hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngµy 07/02/2005 của Chính Phủ;

-Thông tư số 02/2007/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

5. ĐĂNG KÝ CÁC MÁY THIẾT BỊ, HÓA CHẤT ĐỘC HẠI CÓ YÊU CẦU AN TOÀN ĐẶC THÙ CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng kỹ thuật, an toàn – môi trường.

- Phòng kỹ thuật, an toàn – môi trường xử lý hồ sơ, làm mẫu giấy chứng nhận trình ban giám đốc phê duyệt, chuyển trả kết quả cho bộ phận “một cửa”.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai đăng ký (có mẫu kèm theo).

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật an toàn của máy và thiết bị. (đối với máy thiết bị).

- Bản thuyết minh nguồn gốc hoá chất, khối lượng sử dụng trong tháng, lượng lưu trữ lớn nhất trong kho. (đối với hóa chất).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Giấy chứng nhận

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn Đăng ký các máy thiết bị, hóa chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp Thông tư số 12/2006/TT-BCN ngày 22/12/2006 của Bộ Công nghiệp HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2005/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ AN TOÀN HOÁ CHẤT.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Luật hoá chất được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2008;

- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT ;

- Quyết định số: 136/2004/QĐ-BCN ngày 19/11/2004 của Bộ trưởng bộ Công nghiệp Ban hành Danh mục các máy, thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp và Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn đối với các máy, thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp.

- Thông tư số 12/2006/TT-BCN ngày 22/12/2006 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2005/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ AN TOÀN HOÁ CHẤT.

6. ĐĂNG KÝ KHAI BÁO SỬ DỤNG HÓA CHẤT

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng kỹ thuật, an toàn – môi trường.

- Phòng kỹ thuật, an toàn – môi trường xử lý hồ sơ, làm giấy xác nhận chuyển trả kết quả cho bộ phận “một cửa”.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị khai báo hóa chất.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Bản khai báo hóa chất ( Có mẫu kèm theo).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, tổ chức  

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy xác nhận

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn xin đăng ký khai báo sử dụng hóa chất Thông tư số 12/2006/TT-BCN ngày 22/12/2006 của Bộ Công nghiệp HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2005/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ AN TOÀN HOÁ CHẤT.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Luật hoá chất được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2008;

- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT;

- Thông tư số 12/2006/TT-BCN ngày 22/12/2006 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2005/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ AN TOÀN HOÁ CHẤT.

7. ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng kỹ thuật, an toàn – môi trường.

- Phòng kỹ thuật, an toàn – môi trường xử lý hồ sơ, làm giấy đăng ký chuyển xuống bộ phận “một cửa”.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin đăng ký giấy phép sử dụng VLNCN do thủ thưởng đơn vị ký (theo mẫu).

- Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Bản sao hợp lệ giấy phép xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do công an cấp.

- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập đơn vị hoặc đăng ký kinh doanh.

- Bản sao hợp lệ giấy phép hoạt động khoáng sản; Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc hợp đồng nhận thầu, giấy uỷ quyền thi công công trình.

- Thiết kế khoan nổ mìn (đối với khai thác mỏ); Phương án nổ mìn (đối với công trình khác) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hồ sơ thiết bị nổ mìn, biên bản nghiệm thu kho bảo quản VLNCN.

- Quyết định chỉ huy người nổ mìn (theo mẫu), thợ mìn (theo mẫu), thủ kho VLNCN (theo mẫu) do thủ trưởng đơn vị ký, kèm theo các văn bằng (bằng nghề, các chứng chỉ do 03 ngành: Công Thương, Công an tỉnh và sở Lao động TBXH bồi dưỡng).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận một cửa và phòng kỹ thuật, an toàn – môi trường

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy đăng ký

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn xin đăng ký giấy phép sử dụng VLNCN Thông tư số 02/2005/TT-BCN ngày 20/3/2005 của Bộ Công nghiệp Hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

Thông tư số 02/2005/TT-BCN ngày 20/3/2005 của Bộ Công nghiệp Hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

8. THẨM ĐỊNH HỒ SƠ CẤP LẠI GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng kỹ thuật, an toàn – môi trường.

- Phòng kỹ thuật, an toàn – môi trường xử lý hồ sơ, làm công văn đề nghị UBND tỉnh cấp phép, chuyển công văn và hồ sơ cho bộ phận “một cửa”.

- Bộ phận “một cửa” chuyển công văn và hồ sơ lên UBND tỉnh, UBND ra quyết định dựa trên công văn đề nghị của phòng kỹ thuật, an toàn – môi trường sở Công Thương.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép sử dụng VLNCN do thủ trưởng đơn vị ký (theo mẫu).

- Giấy phép sử dụng VLNCN do cơ quan có thẩm quyền trước đó.

- Nội dung của hồ sơ quy định tại mục trên nếu có sự thay đổi.

- Yêu cầu nộp hồ sơ trước 30 ngày kể từ ngày giấy phép hết hiệu lực.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND Tỉnh Lào Cai

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Giấy phép

Lệ phí:

 

Phí thẩm định cấp lại GPSD VLNCN 500.000 đồng/ 1 giấy phép

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Nghị định Số: 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 Về vật liệu nổ công nghiệp

- Quyết định số 608/2005/QĐ-UBND ngày 20/10/2005 của UBND tỉnh Lào Cai.

- Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày 05/01/2007 của UBND tỉnh Lào Cai Về ban hành phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

9. THẨM ĐỊNH HỒ SƠ CẤP MỚI GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng kỹ thuật, an toàn – môi trường.

- Phòng kỹ thuật, an toàn – môi trường xử lý hồ sơ, làm công văn đề nghị UBND tỉnh cấp phép, chuyển công văn và hồ sơ cho bộ phận “một cửa”.

- Bộ phận “một cửa” chuyển công văn và hồ sơ lên UBND tỉnh, UBND ra quyết định dựa trên công văn đề nghị của phòng kỹ thuật, an toàn – môi trường sở Công Thương.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng VLNCN do thủ trưởng đơn vị ký (theo mẫu).

- Giấy phép xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để làm ngành nghề kinh doanh có điều kiện do công an tỉnh cấp (bản sao công chứng).

- Quyết định thành lập đơn vị (bản sao công chứng).

- Bản sao hợp lệ giấy phép hoạt động khoáng sản; Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc hợp đồng nhận thầu, giấy uỷ quyền thi công công trình.

- Thiết kế khoan nổ mìn (đối với khai thác mỏ); Phương án nổ mìn (đối với công trình khác) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hồ sơ thiết bị nổ mìn, biên bản nhiệm thu kho bảo quản VLNCN.

- Quyết định cử người chỉ huy (theo mẫu), thợ mìn (theo mẫu), thủ kho VLNCN (theo mẫu). do thủ trưởng đơn vị ký, kèm theo các văn bằng (bằng nghề, các chứng chỉ do 3 ngành: Sở Công thương, Công An Tỉnh và Sở Lao động thương binh - Xã hội bồi dưỡng).

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND Tỉnh Lào Cai

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Giấy phép

Lệ phí:

 

Phí thẩm định cấp GPSD VLNCN 1.000.000 đồng/ 1 giấy phép

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN (phụ lục 1) Thông tư số 02/2005/TT-BCN ngày 20/3/2005 của Bộ Công nghiệp Hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Nghị định Số: 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 Về vật liệu nổ công nghiệp

- Quyết định số 608/2005/QĐ-UBND ngày 20/10/2005 của UBND tỉnh Lào Cai.

- Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày 05/01/2007 của UBND tỉnh Lào Cai Về ban hành phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

10. XÁC NHẬN MÁY MÓC, THIẾT BỊ ĐỒNG BỘ NHẬP KHẨU

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng kỹ thuật, an toàn – môi trường hoặc phòng quản lý điện năng tùy theo nội nội dung và chủng loại thiết bị.

- Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ, làm văn bản xác nhận trình ban giám đốc phê duyệt, chuyển trả kết quả cho bộ phận “một cửa”.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức đúng thời hạn quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị xác nhận máy chính, dây chuyền thiết bị đồng bộ nhập khẩu (hoặc nhập khẩu bổ xung) tạo TSCĐ (có danh mục kèm theo)

- Bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh;

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đầu tư;

- Thông báo thẩm định thiết kế cơ sở;

- Dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó yêu cầu phải có quy trình công nghệ và thuyết minh hoạt động của dây chuyền sản xuất, ghi rõ tên máy móc, thiết bị;

- Hợp đồng mua bán (nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác), bảng kê chi tiết lô hàng nhập khẩu (ghi rõ tên các loại máy móc thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng). Nếu là nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt Nam (do cơ quan có chức năng dịch);

- Nếu máy đã qua sử dụng phải có văn bản giám định chất lượng của cơ quan có thẩm quyền;

Nếu nhập khẩu thiết bị bổ xung cho dây chuyền thiết bị đang vận hành thì phải có bộ hồ sơ chứng minh máy chính đã được nhập khẩu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

văn bản xác nhận

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005;

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;

- Thông tư số 85/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, biểu thuế xuất khẩu.

11. CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN RƯỢU

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý công nghiệp.

- Phòng quản lý công nghiệp xử lý hồ sơ, làm mẫu giấy phép trình ban giám đốc ký duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

*. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu.

* Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận mã số thuế.

* Các tài liệu liên quan tới cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người

* Tài liệu liên quan tới chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

* Tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy phép

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất, chế biến rượu (Phụ lục 1) Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

- Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu

12. THẨM ĐỊNH CÁC ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG

 

 

Trình tự thực hiện:

 

1. Các Đơn vị thực hiện đề án đăng ký đề án khuyến công với Sở Công Thương trước 31 tháng 5 hàng năm.

2. Sở Công Thương gửi hồ sơ đăng ký kế hoạch khuyến công quốc gia về Cục CNĐP để thẩm tra trước ngày 30 tháng 6 hàng năm. Hồ sơ thẩm tra được quy định tại Khoản 5 Điều 8 của Quyết định 08/2008/QĐ-BCT.

3. Cục CNĐP thẩm tra, bổ sung, tổng hợp Kế hoạch khuyến công quốc gia trình Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 7 để phê duyệt gửi Bộ Tài chính đăng ký kinh phí hàng năm.

4. Khi có Quyết định của Bộ trưởng về việc giao dự toán ngân sách nhà nước, Cục CNĐP tổ chức rà soát, thẩm định danh mục các đề án và các nhiệm vụ khuyến công, lập kế hoạch trình Bộ xem xét, phê duyệt giao kế hoạch khuyến công quốc gia.

5. Cục CNĐP gửi kế hoạch khuyến công quốc gia đã được Bộ trưởng phê duyệt cho các đơn vị thực hiện đề án và các Sở Công Thương có liên quan (để phối hợp chỉ đạo, quản lý, nghiệm thu cơ sở), tổ chức ký kết hợp đồng triển khai thực hiện).

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Công văn đề nghị của Đơn vị thực hiện đề án;

- Báo cáo đề án khuyến công được lập theo quy định tại Điều 7 của Quyết định số Số: 08/2008/QĐ-BCT. Đối với các đề án khuyến công mà Đơn vị thực hiện đề án không đồng thời là đơn vị thụ hưởng thì phải có ý kiến đồng ý của đơn vị thụ hưởng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

 

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Kết quả thẩm định, văn bản đề nghị Bộ Công Thương; quyết định phê duyệt đề án của Bộ Công Thương.

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

Quyết định số: 08/2008/QĐ-BCT ngày 12/5/2008 Ban hành Quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình, kế hoạch và đề án khuyến công quốc gia.

13. CẤP THẺ AN TOÀN ĐIỆN CHO THỢ ĐIỆN.

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

-Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý điện năng.

- Phòng quản lý điện năng xử lý hồ sơ, làm thẻ.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ phải là người được đào tạo chuyên ngành điện bao gồm:

 - Giấy chứng nhận do cơ sở dạy nghề cấp;

 - Kết quả huấn luyện và sát hạch về an toàn điện.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức  

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

thẻ

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Nghị định số: 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005

14. CẤP THẺ KIỂM TRA VIÊN ĐIỆN LỰC

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

-Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý điện năng.

- Phòng quản lý điện năng xử lý hồ sơ, làm thẻ.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực lần đầu bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực;

- Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn, quyết định nâng bậc lương công nhân;

- Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch Kiểm tra viên điện lực;

- 02 ảnh cỡ 2 x 3 cm;

- Bản khai quá trình công tác có xác nhận của đơn vị.

2. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực khi thẻ hết hạn sử dụng bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực;

- Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch Kiểm tra viên điện lực;

- 02 ảnh cỡ 2 x 3 cm;

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực khi thẻ bị mất hoặc bị hỏng bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực;

- 02 ảnh cỡ 2 x 3 cm;

- Công văn đề nghị cấp lại thẻ;

- Thẻ Kiểm tra viên điện lực đối với trường hợp thẻ bị hỏng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận một cửa và phòng Quản lý điện năng.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

thẻ

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Quyết định số: 31/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006

15. CẤP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI, BÁN LẺ ĐIỆN TẠI NÔNG THÔN

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

-Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý điện năng.

- Phòng quản lý điện năng xử lý hồ sơ, làm mẫu giấy phép trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực.(mẫu)

- Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân kèm theo sơ đồ tổ chức, danh sách các đơn vị, chi nhánh trực thuộc.

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, người trực tiếp quản lý kỹ thuật kèm theo bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp.

- Cấp điện áp và địa bàn hoạt động.

- Báo cáo tài chính năm gần nhất (đối với tổ chức đang hoạt động).

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức  

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy phép

Lệ phí:

 

Cấp mới : 700.000 đồng/giấy phép.

Cấp lại : 350.000 đồng/giấy phép

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực (Phụ lục 1) Quyết định số: 32/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 Về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Quyết định số: 32/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 Về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực;

- Thông tư Số: 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực;

- Quyết định số 62/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai, ngày 10 tháng 8 năm 2007 về việc ban hành lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

16. CẤP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG PHÁT ĐIỆN

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

-Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý điện năng.

- Phòng quản lý điện năng xử lý hồ sơ, làm mẫu giấy phép trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Giấy phép hoạt động phát điện được cấp thành hai giai đoạn để thục hiện đầu tư xây dựng và phát triển thương mại toàn bộ nhà máy điện. Hồ sơ cho từng giai đoạn cụ thể như sau:

+ Hồ sơ đề nghị cấp phép để thực hiện đầu tư dự án nhà máy điện và vận hành thương mại từng tổ máy, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực.

- Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân kèm theo sơ đồ tổ chức, danh sách các đơn vị, chi nhánh trực thuộc.

- Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự án phát điện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bản sao hợp lệ tài liệu kỹ thuật xác định công suất lắp đặt từng tổ máy, phương án đấu nối chính thức nhà máy điện vào hệ thống điện và chế độ vận hành nhà máy điện trong hệ thống điện.

- Bản sao hợp lệ giấy phép sử dụng tài nguyên nước (đối với nhà máy thuỷ điện). Bản sao hợp lệ giấy phép sử dụng tài nguyên nước và phương án cung cấp nhiên liệu (đối với nhà máy nhiệt điện).

- Bản sao báo cáo tác động môi trường của dự án đầu tư nhà máy điện và bản sao văn bản phê duyệt báo cáo tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Bản sao báo cáo tài chính năm gần nhất.

+ Hồ sơ đề nghị cấp phép để đưa toàn bộ nhà máy điện vào hoạt động thương mại.

- Danh sách các hạng mục công trình điện chính của nhà máy.

- Danh sách trích ngang cán bộ quản lý.

- Tài liệu về đào tạo và sử dụng lao động.

- Bản sao hợp đồng mua bán điện dài hạn (PPA) đã ký.

- Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận đủ điều kiện hoạt động đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

- Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho dự án phát điện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với các nhà máy thuỷ điện).

- Bản sao văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng đấu nối.

- Quy trình phối hợp vận hành nhà máy điện với Đơn vị điều độ hệ thống điện.

- Bản sao biên bản nghiệm thu từng phần các hạng mục công trình điện chính của dự án phát điện, biên bản nghiệm thu chạy thử không tải và có tải từng tổ máy, biên bản nghiệm thu toàn phần liên động có tải từng tổ máy.

- Sau khi hoàn thành xây dựng toàn bộ nhà máy điện, đơn vị điện lực đó được cấp giấy phép hoạt động phát điện phải được bổ sung bản sao biên bản nghiệm thu toàn bộ công trình nhà máy điện.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức 

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy phép

Lệ phí:

 

2.100.000 đồng/ 1 giấy phép

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Quyết định số: 32/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 Về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Quyết định số: 32/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 Về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực;

- Thông tư Số: 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực;

- Quyết định số 62/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai, ngày 10 tháng 8 năm 2007 về việc ban hành lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

17. CẤP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

-Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý điện năng.

- Phòng quản lý điện năng xử lý hồ sơ, làm mẫu giấy phép trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực.

- Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân kèm theo sơ đồ tổ chức, danh sách các đơn vị, chi nhánh trực thuộc.

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chủ trì các lĩnh vực tư vấn chính, kèm theo bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp và hợp đồng lao động đã ký với tổ chức tư vấn.

- Danh sách các dự án tương tự mà tổ chức tư vấn đã thực hiện hoặc các chuyên gia chính của tổ chức tư vấn đã chủ trì, tham gia thực hiện trong thời gian năm năm gần nhất.

- Danh mục các thiết bị, phương tiện, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn do tổ chức đề nghị cấp phép.

- Báo cáo tài chính ba năm gần nhất (đối với tổ chức đang hoạt động).

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy phép

Lệ phí:

 

Cấp mới: 700.000 đồng/1 giấy phép;

Gia hạn: 350.000 đồng/ 1 giấy phép

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực (Phụ lục 1) Quyết định số: 32/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 Về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

Quyết định số: 32/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 Về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực;

- Thông tư Số: 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực;

- Quyết định số 62/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai, ngày 10 tháng 8 năm 2007 về việc ban hành lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh Lào Cai

18. THẨM ĐỊNH CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

-Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý điện năng.

- Phòng quản lý điện năng xử lý hồ sơ, làm thông báo kết quả thẩm định.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1-Tờ trình thẩm xin thẩm định kỹ thuật công trình điện.

2- Bản vẽ thiết kế cơ sở.

4- Thuyết minh thiết kế cơ sở

5- Dự toán công trình.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Thông báo kết quả thẩm định

Lệ phí:

 

Mức thu phí, lệ phí quy định theo từng TTHC thực tế quy định chi tiết tại Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Tờ trình xin thẩm định dự án Thông tư số 02/2007/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

-Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây Dựng Hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định,

phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ.

-Thông tư số 02/2007/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

19. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

-Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý điện năng.

- Phòng quản lý điện năng xử lý hồ sơ, ra thông báo kết quả thẩm định.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1-Tờ trình thẩm xin thẩm định kỹ thuật nhà máy thuỷ điện.

2- Điều kiện khí tượng thuỷ văn.

3- Thiết bị công nghệ (Thuyết minh + phụ lục tính toán).

4- Tổng mức đầu tư

5- Thuyết minh KTCS.

6- Báo cáo tóm tắt.

7- Quy trình vận hành hồ chứa.

8- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường.

9- Thuyết minh + Phụ lục tính toán công trình thuỷ công.

10- Phụ lục Dự án đầu tư.

11- Bản vẽ Dự án dầu tư.

12- Bản vẽ thiết kế cơ sở.

13- Báo cáo khảo sát địa chất công trình.

14- Thuỷ năng kinh tế năng lượng.

15- Hồ sơ năng lực đơn vị tư vấn.

16- Dự án đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Thông báo kết quả thẩm định

Lệ phí:

 

Mức thu phí, lệ phí quy định theo từng TTHC thực tế quy định chi tiết tại Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Tờ trình xin thẩm định dự án Thông tư số 02/2007/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

-Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây Dựng Hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định,

phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ.

-Thông tư số 02/2007/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

20. THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC

Trình tự thực hiện:

 

1-Cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giấy phép hoạt động điện lực được cấp.

 2- Khi phát hiện tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép có hành vi vi phạm trong các trường hợp:

 a. Không triển khai hoạt động sau 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động điện lực;

b. Không đảm bảo duy trì các điều kiện hoạt động điện lực đã đăng ký;

c. Không thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép hoạt động điện lực được cấp phép;

 d. Cho thuê, cho mượn hoặc tự ý sửa chữa giấy phép hoạt động điện lực

 3- Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động điện lực của cơ quan có thẩm quyền

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

 - Biên bản kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đối với tổ chức, cá nhân vi phạm

- Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động điện lực của cơ quan có thẩm quyền.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bị thu hồi giấy phép, đơn vị điện lực có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi giấy phép

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức 

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Khi thu hồi giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan có thẩm quyền phải xác định rõ thời hạn đơn vị điện lực được tiếp tục hoạt động để không làm ảnh hưởng đến cung cấp điện, dịch vụ cho khách hàng

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

Quyết định số: 32/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 Về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực

II. LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

1. CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm mẫu giấy chứng nhận trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận “một cửa” Sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí hóa lỏng theo mẫu.

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận ĐKKD

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy do Công an tỉnh cấp.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức 

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy chứng nhận

Lệ phí:

 

- 350.000đ đối với doanh nghiệp kinh doanh ở thị xã; 175.000đ đối với doanh nghiệp kinh doanh ở huyện.

- 150.000đ đối với hộ kinh doanh ở thị xã; 75.000đ đối với hộ kinh doanh ở huyện.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng (Phụ lục số IV) Thông tư số 15/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 Hướng dẫn kinh doanh khí hóa lỏng

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Chứng chỉ PCCC và Nghiệp vụ kinh doanh gas của nhân viên cửa hàng.

- Giấy chứng nhận sức khoẻ của nhân viên tại cửa hàng

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

Nghị định số: 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

Thông tư số 15/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 Hướng dẫn kinh doanh khí hóa lỏng

2. CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm mẫu giấy chứng nhận trình ban giám đốc phê duyệt..

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận “một cửa” Sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận ĐKKD

- Bản kê trang thiết bị của cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu theo quy định và tài liệu chứng minh tính hợp pháp về đầu tư xây dựng cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu.

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ đã qua lớp học về nghiệp vụ bảo quản, đo lường chất lượng xăng dầu, kỹ thuật an toàn PCCC và bảo vệ môi trường của cán bộ và nhân viên cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức 

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy chứng nhận

Lệ phí:

 

- 350.000đ đối với doanh nghiệp kinh doanh ở thị xã; 175.000đ đối với doanh nghiệp kinh doanh ở huyện.

- 150.000đ đối với hộ kinh doanh ở thị xã; 75.000đ đối với hộ kinh doanh ở huyện.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. (Mẫu đơn số 4) Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 6/4/2007 Về kinh doanh xăng dầu

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC

- Phiếu xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Giấy chứng nhận sức khỏe của nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Nghị định số 59/2006/NĐ -CP ngày 12/6/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;

- Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 6/4/2007 về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 72/TT/LB ngày 08/11/1996

3. CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm mẫu giấy đăng ký trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo mẫu.

- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Văn bản xác nhận của ngân hàng về số tiền ký quỹ theo quy định

- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện.

- Danh sách và lý lịch của những người đứng đầu doanh nghiệp có ảnh và xác nhận của công an xã, phường nơi cư trú. Đối với người nước ngoài, phải có xác nhận của Đại sứ quán hoặc cơ quan lãnh sự tại Việt Nam của nước người đó mang quốc tịch.

- Chương trình bán hàng

- Chương trình đào tạo người tham gia bán hàng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức 

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy đăng ký

Lệ phí:

 

Lệ phí: 300.000đ

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đề nghị cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp (Phụ lục II) Thông tư 19/2005/TT-BTM ngày 8/11/2005 Hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004

- Nghị định số: 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

- Thông tư 19/2005/TT-BTM ngày 8/11/2005 Hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

 

4. CẤP BỔ SUNG GIẤY ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm mẫu giấy đăng ký trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo mẫu;

- Bản chính Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Các tài liệu liên quan đến những nội dung thay đổi của Chương trình bán hàng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức 

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy đăng ký

Lệ phí:

 

 Lệ phí: 200.000đ

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đề nghị cấp bổ sung giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp (Phụ lục II) Thông tư 19/2005/TT-BTM ngày 8/11/2005 Hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004

- Nghị định số: 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

- Thông tư 19/2005/TT-BTM ngày 8/11/2005 Hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

5. CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN BUÔN RƯỢU

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm mẫu giấy phép trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu (Theo mẫu tại phụ lục số 6 thông tư 10/2008/TT-BCT).

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận mã số thuế.

- Phương án kinh doanh;

- Địa điểm và năng lực (sức chứa) của kho;

- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho;

- Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong kho (Để đảm bảo kho luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);

- Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán buôn, hợp đồng đại lý bán buôn với ít nhất một nhà cung cấp rượu đối với thương nhân bán buôn;

- Hồ sơ về địa điểm kinh doanh.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức 

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy phép

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) rượu (Phụ lục số 6) Thông tư số:

10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 7/4/2008 Về sản xuất, kinh doanh rượu

- Thông tư số: 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu..

6. CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN BUÔN THUỐC LÁ

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm mẫu giấy phép trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phộp kinh doanh bán buôn (Hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá (Theo mẫu tại phụ lục số 8 kèm theo Thông tư 14/2008/TT-BCT).

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận mã số thuế;

- Văn bản giới thiệu của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá, thương nhân bán buôn khác trong đó ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

- Phương án kinh doanh

- Tài liệu chứng minh năng lực của doanh nghiệp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy phép

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) thuốc lá (Phụ lục số 8) Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25/11/2008 Hướng dẫn thực hiện một số qui định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2007 Về sản xuất và kinh doanh thuốc lá

- Thông tư số: 14/2008/TT-BCT ngày 25/11/2008 Hướng dẫn thực hiện một số qui định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá

7. CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm mẫu giấy phép trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá (theo mẫu);

2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

3. Tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bao gồm:

- Bảng kê diện tích, sơ đồ kho tàng, nhà xưởng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác;

- Bảng kê trang thiết bị: hệ thống thông gió, phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, ẩm kế, nhiệt kế, các phương tiện phòng chống sâu, mối mọt; các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá;

- Bản sao hợp lệ hợp đồng với người lao động, quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu;

- Bản sao hợp lệ hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá;

- Bản sao hợp lệ biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy phép

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá (Phụ lục 2) Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25/11/2008 Hướng dẫn thực hiện một số qui định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2007 Về sản xuất và kinh doanh thuốc lá

- Thông tư số: 14/2008/TT-BCT ngày 25/11/2008 Hướng dẫn thực hiện một số qui định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.

8. CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH TẠI CHỢ BIÊN GIỚI, CHỢ CỬA KHẨU ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm mẫu giấy phép trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn quy định

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ theo mẫu và phải được sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước có chung biên giới.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với thương nhân là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh) hoặc bản sao của Giấy chứng minh thư biên giới , hoặc giấy thông hành biên giới, hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhận cảnh khác (đối với thương nhân là cá nhân kinh doanh có quốc tịch của nước có chung biên giới).

- Hai (02) ảnh cỡ 3x4cm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy phép

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

 Đơn xin kinh doanh thường xuyên

tại chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu (Mẫu số 1a) Quyết định số 22/2008/QĐ-BCT ngày 31/7/2008 Ban hành Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Quyết định số 22/2008/QĐ-BCT ngày 31/7/2008 Ban hành Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu

9. CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm mẫu giấy phép trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Thương mại do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký.

- Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận.

- Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

- Bản sao điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy phép

Lệ phí:

 

- Lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện, chi nhánh đại diện của văn phòng tại Việt Nam là 1.000.000 đồng/1 giấy phép (một triệu đồng) và thu bằng "Đồng" Việt Nam.

- Các trường hợp đã được cấp giấy phép, xin gia hạn thêm thời gian hoạt động không phải nộp lệ phí.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu đơn 1 – phụ lục I) Thông tư số 11/2006/TT-BTM ngày 25/7/2006 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Nghị định số: 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

- Thông tư số 11/2006/TT-BTM ngày 25/7/2006 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

10. CẤP LẠI GIẤY ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm mẫu giấy phép trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo mẫu

+ Xác nhận của cơ quan Công an cấp xã về việc doanh nghiệp đã khai báo mất Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp hoặc bản chính Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp bị rách, nát.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy đăng ký

Lệ phí:

 

Lệ phí: 100.000đ

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

 Đơn đề nghị cấp lại giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp (Mẫu đơn 3 – phụ lục II) Thông tư 19/2005/TT-BTM ngày 8/11/2005 Hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004

- Nghị định số: 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

-Thông tư 19/2005/TT-BTM ngày 8/11/2005 Hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

11. ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm mẫu giấy đăng ký trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-2 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 09/2006/TT-BTM;

- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 09/2006/TT-BTM;

- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

- Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

- Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Vào sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền TM

Lệ phí:

 

1. Thương nhân nước ngoài nhượng quyền thương mại vào Việt Nam:

- Cấp mới thông báo là: 6.500.000 đồng/giấy;

- Sửa đổi, bổ sung thông báo là: 6.000.000 đồng/giấy;

- Cấp lại thông báo là: 500.000 đồng/giấy.

2. Thương nhân Việt Nam nhượng quyền thương mại ra nước ngoài

- Cấp mới thông báo là: 4.000.000 đồng/giấy;

- Sửa đổi, bổ sung và cấp lại thông báo là: 500.000 đồng/giấy.

3. Thương nhân nhượng quyền thương mại trong nước

- Cấp mới thông báo là:4.000.000 đồng/giấy;

- Sửa đổi, bổ sung và cấp lại thông báo là: 500.000 đồng/giấy.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (Mẫu đơn 1 – Phụ lục II) Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 Hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

Nghị định số: 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;

- Thông tư số: 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 Hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

12. ĐĂNG KÝ DẤU NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm mẫu giấy đăng ký trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ thực hiện theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2006/TT-BTM ngày 11/4/2006;

- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân hoạt động theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam) có ghi rõ ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;

- Mẫu con dấu nghiệp vụ mà thương nhân dự định đăng ký (ghi theo mẫu ĐKCD tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2006/TT-BTM ngày 11/4/2006).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Vào sổ đăng ký dấu nghiệp vụ.

Lệ phí:

 

20.000đ/ mẫu dấu/lần

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ (Phụ lục II) Thông tư số 06/2006/TT-BTM ngày 11/4/2006 Hướng dẫn về thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 quy đinh chi tiết luật thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;

- Thông tư số 06/2006/TT-BTM ngày 11/4/2006 Hướng dẫn về thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

13. ĐĂNG KÝ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DẤU NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm mẫu giấy đăng ký trình ban giám đốc phê duyệt.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn và hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị đăng ký bổ sung, sửa đổi dấu nghiệp vụ

- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân hoạt động theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam);

- Mẫu con dấu nghiệp vụ mà thương nhân dự định đăng ký bổ sung, sửa đổi

- Mẫu con dấu nghiệp vụ mà thương nhân đã đăng ký

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Vào sổ đăng ký dấu nghiệp vụ.

Lệ phí:

 

20.000đ/ mẫu dấu/lần

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đăng ký sửa đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ (Phụ lục II) Thông tư số 06/2006/TT-BTM ngày 11/4/2006 Hướng dẫn về thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 quy đinh chi tiết luật thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

- Thông tư số 06/2006/TT-BTM ngày 11/4/2006 Hướng dẫn về thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

14. XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI BẰNG HÌNH THỨC BÁN HÀNG, CUNG ỨNG DỊCH VỤ KÈM THEO VIỆC THAM DỰ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MANG TÍNH CHẤT MAY RỦI

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm văn bản xác nhận.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) ) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Văn bản đăng ký thực hiện khuyến mại (Theo mẫu)

- Thể lệ chương trình khuyến mại (Theo mẫu).

- Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé số dự thưởng.

- Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại.

- Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng (Nếu có).

- Bản sao giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, dịch vụ khuyến mại và hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (Nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

văn bản xác nhận

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn đăng ký thực hiện khuyến mại (Mẫu KM-2) Thông tư liên tịch số: 07/2007/TTLT-BTM-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Nghị định số: 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;

- Thông tư liên tịch số: 07/2007/TTLT-BTM-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.

15. XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

- Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.

- Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm văn bản xác nhận.

- Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho Tổ chức/cá nhân đúng thời hạn quy định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại bộ phận một cửa sở Công Thương

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại (Theo mẫu).

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư, quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.

- Bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ triển lãm thương mại hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại (Nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

văn bản xác nhận

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại (Mẫu HCTL-1) Thông tư liên tịch số: 07/2007/TTLT-BTM-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Nghị định số: 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại

- Thông tư liên tịch số: 07/2007/TTLT-BTM-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại

III. LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU

1. CẤP CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA (C/O)

Trình tự thực hiện:

 

* Đối với thương nhân:

 - Lập và nộp hồ sơ thương nhân (lần đầu xin cấp C/O).

 - Lập và nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O.

* Đối với Phòng Quản lý XNK:

 - Hướng dẫn người đề nghị cấp C/O nếu được yêu cầu.

 - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp C/O.

 - Xác minh thực tế xuất xứ của sản phẩm khi cần thiết.

 - Cấp C/O khi hàng hoá đáp ứng các điều kiện quy định.

Cách thức thực hiện:

 

- Trực tiếp tại phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai (Sở Công Thương Lào Cai).

- Qua Internet (Hệ thống eCoSys của Bộ Công Thương)

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

 - Hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:

 + Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu).

 + Bộ C/O được khai hoàn chỉnh gồm 01 bản chính và 03 bản sao.

 + Tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan (Sao y bản chính, có kèm bản chính để đối chiếu).

 + Hoá đơn thương mại.

 + Vận tải đơn (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 

03 ngày làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân, Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

giấy chứng nhận

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

- Đơn đề nghị cấp C/O Mẫu E Phụ lục VI trong Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Mẫu E ban hành kèm theo Quyết định 12/2007/QĐ-BTM.

- Bộ C/O mẫu E đã khai hoàn chỉnh Phụ lục V trong Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Mẫu E ban hành kèm theo Quyết định 12/2007/QĐ-BTM.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Quyết định 12/2007/QĐ-BTM ban hành ngày 31/5/2007

 

4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ