KHAI
THÁC, THU MUA, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÁ NÓC ĐẢM BẢO ATVSTP TỈNH KHÁNH HÒA TỪ
2010 - 2011.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và
PTNT tại công văn số 1596/BNN-QLCL ngày 31/5/2010 về việc “Thực hiện thí điểm
đề án cá Nóc”, và công văn số 2978/UBND ngày 15/6/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Khánh Hòa “về việc thực hiện thí điểm đề án cá Nóc”, Sở Nông nghiệp và PTNT
Khánh Hòa trình Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa như sau:
- Tên đề án: “Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu
mua, chế biến và xuất khẩu cá Nóc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Khánh
Hòa từ 2010 - 2011”
- Thời gian thực hiện đề án thí điểm là 2 năm, bắt đầu
từ năm 2010 đến hết năm 2011.
I. Sự cần thiết phải triển
khai đề án.
Khánh Hòa là tỉnh có nhiều cá Nóc, cần được khai thác
tận dụng hợp lý và xuất khẩu tăng hiệu quả trong ngành đánh bắt.
Theo số liệu nghiên cứu của Viện Nghiên cứu
Thủy sản, trử lượng cá Nóc của biển Việt Nam năm 2005 khoảng 37.787
tấn, trong đó vùng biển miền Trung chiếm 45 %. Khánh Hòa là tỉnh Nam
Trung Bộ, là vùng biển có nhiều rạn san hô như quần đảo Trường Sa,
vịnh Nha Trang, vịnh Vân Phong nên có trử lượng cá Nóc nhiều hơn so với
các tỉnh khác. Tuy chưa tổ chức điều tra, nhưng theo khảo sát sơ bộ thì cá
Nóc đạt khoảng 3 % sản lượng đánh bắt được, khoảng 2000 tấn/năm. (sản lượng
đánh bắt hàng năm khoảng 70.000 tấn)
Về đánh bắt, tại Khánh Hòa chưa có nghề khai
thác cá Nóc đặc thù, mà trong quá trình khai thác đánh bắt nghề
giả cào, cá Nóc thường xuất hiện nhiều trong các mẻ lưới.
Trước đây ngư dân thường có thói quen bán cá
Nóc để chế biến thức ăn gia súc dưới dạng phơi khô hoặc sử dụng các
loài cá Nóc không có độc tố để làm thức ăn, chế biến cá khô hoặc
làm chả cá … Vì việc phân biệt nhận diện cá Nóc mang độc tố chưa
tốt nên đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc thực phẩm do ăn cá Nóc
xảy ra.
Từ khi có chỉ đạo của Chính phủ về việc
cấm đánh bắt, thu mua, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ cá Nóc việc
ngộ độc thực phẩm do cá Nóc gây ra đã giảm đi rõ rệt.
Mặc dù cấm đánh bắt, nhưng trong quá trình đánh bắt
nghề giả cào, số lượng cá Nóc trong các mẻ lưới vẫn lẫn vào rất nhiều.
Từ khi có chủ trương cấm, ngư dân đã thả lại biển lượng cá Nóc lẫn
vào trong các mẻ lưới, thường chiếm khoảng 10 % sản lượng nghề lưới
kéo đáy (sản lượng nghề lưới kéo đáy đạt khoảng 20.000 tấn/ năm), hoặc
có ngư trường ngư dân cho biết sản lượng cá Nóc chiếm 20 - 30 % sản lượng
nghề lưới kéo đáy.
Từ năm 2007-2009 Sở Thủy sản nay là Sở Nông
nghiệp và PTNT đã được Bộ Thủy sản giao và UBND tỉnh Khánh Hòa cho
phép phối hợp với Trung tâm Giám định Ma Túy thuộc Viện Khoa học
Hình sự Tổng cục Cảnh sát triển khai đề tài nghiên cứu khoa học
chiết xuất độc tố cá Nóc để phục vụ việc cai nghiện ma túy. Sở đã
xây dựng và triển khai thực hiện tốt “ Quy định tạm thời về việc
phối hợp quản lý thu mua và xử lý cá Nóc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”,
giúp việc triển khai đề tài đạt hiệu quả. Chủ nhiệm đề tài TS Dư
Đình Động đã chế tạo được thuốc Thiên Thanh Hoàn dùng cai nghiện ma
túy đạt hiệu quả và đang đề nghị được phối hợp để tiếp tục nghiên
cứu; quá trình phối hợp triển khai đề tài, doanh nghiệp ở Khánh Hòa
đã kết hợp trong việc thu mua, giao nội tạng cá Nóc cho Trung tâm Giám
định Ma Túy chiết xuất độc tố và phần thân tận dụng xuất khẩu. Kết
quả đã xuất khẩu được 1 lô hàng mẫu là cá Nóc xanh 6500 kg đi thị
trường Hàn Quốc.
Ngoài ra Viện Hải dương học Nha Trang đã bước đầu
điều tra phân loại các loài cá Nóc tại vùng biển Khánh Hòa.
Việc sử dụng các loài cá Nóc không có độc
tố làm thực phẩm là tập quán lâu đời của ngư dân châu Á và 1 số nước
khác trên thế giới. Hàn Quốc là nước nhập khẩu nhiều cá Nóc để làm thực phẩm
tại các nhà hàng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép Công ty
Poseidon Seafood Hàn Quốc là Công ty duy nhất được phép phối hợp với hai tỉnh
Khánh Hòa và Kiên Giang để triển khai Đề án Thí điểm trên.
Khánh Hòa là một trong hai tỉnh được Bộ Nông nghiệp
và PTNT chọn triển khai “Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và
xuất khẩu cá Nóc đảm bảo ATVSTP của tỉnh Khánh Hòa từ 2010-2011”. Cá Nóc là
1 nguồn lợi biển cần được tận dụng khai thác sử dụng hợp lý để
xuất khẩu mang lại hiệu quả cho ngư dân trong quá trình đánh bắt.Việc
triển khai Đề án là cần thiết, có tính khả thi, sẽ mang lại hiệu quả
thiết thực về kinh tế, khoa học, giúp nghề đánh bắt thủy sản phát triển.
II. Căn cứ xây dựng đề án.
- Công văn số 681/CP-VX ngày 23/5/2003 của Chính
Phủ về việc ngăn chặn ngộ độc cá Nóc;
- Công văn số 2427/TS-KHCN ngày 14/10/2005 của Bộ Thủy
sản về việc thực hiện Dự án thí điểm xuất khẩu cá Nóc sang Hàn Quốc;
- Thông báo số 6603/TB-BNN-VP ngày 30/12/2009
của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ý kiến kết luận của Thứ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT Lương Lê Phương tại hội nghị thông qua Đề án thí điểm
mở rộng và nâng cao về̀ khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá
nóc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Thông báo số 1538/ VPCP-KTN ngày 11/3/2010 của
Văn phòng Chính phủ “về việc tổ chức thí điểm khai thác, thu mua, chế biến cá
Nóc xuất khẩu”;
- Công văn số 1596/BNN- QLCL ngày 31/5/2010 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT “về việc thực hiện thí điểm đề án cá Nóc”;
- Công văn số 2987/UBND ngày 15/6/2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Khánh Hòa “về việc thực hiện thí điểm đề án cá Nóc”.
III. Mục tiêu đề án:
Đưa mọi hoạt động tổ chức khai thác, thu mua, chế biến
và xuất khẩu cá Nóc của tỉnh trong thời gian thí điểm từng bước vào khuôn khổ,
chuẩn hóa về tính pháp lý, tính khoa học và tính an toàn cho người dân, khai
thác và sử dụng hiệu quả nguồn lợi cá Nóc. Cụ thể:
- Nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân
tại Khánh Hòa về độc tố cá Nóc, giảm thiểu các trường hợp ngộ độc
do độc tố cá Nóc gây ra, thực hiện kiểm soát cá Nóc không để thất thoát ra
ngoài phạm vi đề án trong suốt quá trình tổ chức đánh bắt, bảo quản, chế biến
xuất khẩu.
- Ngư dân tận thu được nguồn lợi cá Nóc, tăng
thêm thu nhập, tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Cân bằng nguồn lợi hệ sinh thái vùng biển Khánh
Hòa; sử dụng cá Nóc không độc để xuất khẩu. Sử dụng nội tạng cá Nóc
để nghiên cứu chiết xuất, sản xuất dược phẩm ứng dụng trong y học;
tạo thêm công ăn việc làm cho dân.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về
kiểm tra, kiểm soát việc khai thác, thu mua, bảo quản, chế biến xuất
khẩu cá Nóc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
IV. Nội dung đề án.
1. Công tác tuyên truyền giáo dục.
- Liên hệ Báo Khánh Hòa để đăng báo, Đài Phát thanh
truyền hình tỉnh, huyện để thông báo trên tivi, loa truyền thanh tại các
xã phường biển, tại các cảng cá để tuyên truyền phổ biến đến người dân
tại Khánh Hòa về các loài cá Nóc thu mua xuất khẩu, sự cần thiết
phải khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá Nóc phục vụ xuất
khẩu và nghiên cứu chiết xuất độc tố. Phổ biến chủ trương của nhà nước
cấm người dân không được sử dụng cá Nóc để làm thực phẩm, tiêu thụ nội
địa, tránh trường hợp chủ quan bị chết người do ngộ độc độc tố cá
Nóc.
- Phát tờ rơi in hình cá Nóc xuất khẩu phổ biến cho
ngư dân biết thực hiện.
2. Công tác tập huấn và đào tạo.
- Xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo ngư dân
trực tiếp đánh bắt, thu mua, bảo quản, chế biến cá Nóc để biết,
nhận dạng phân biệt được các loài cá nóc độc và không độc để sử
dụng đúng mục đích. Đào tạo về cách bảo quản, vận chuyển sơ chế
và chế biến để đảm bảo được yêu cầu an toàn thực phẩm phục vụ
xuất khẩu.
- Tất cả các đối tượng liên quan đến việc đánh
bắt, thu gom, bảo quản, chế biến xuất khẩu cá Nóc đều phaỉ qua đào
tạo và được cấp giấy chứng nhận.
- Đối với chủ tàu cá: tập trung nghề giả cào
và nghề câu cá Nóc. Chủ tàu phải đăng ký với nhà nước để được tập
huấn về kỹ thuật nhận biết, phân loại cá Nóc, phương pháp bảo quản
cá Nóc trên tàu cá.
- Đối với cơ sở thu mua cá Nóc: Chọn doanh
nghiệp tư nhân Phước Thọ là đơn vị được tổ chức thu mua cá Nóc trên địa bàn
tỉnh KH. Tất cả mọi người trong cơ sở từ chủ cơ sở đến nhân viên, công
nhân đều phải qua đào tạo có giấy chứng nhận, am hiểu về các loài
cá Nóc được phép xuất khẩu trong quá trình mua bán.
- Đối với bộ phận sơ chê,́ chế biến cá Nóc:
cán bộ quản lý, kỹ thuật, KCS đều phải qua đào tạo về phân biệt các
loài cá Nóc độc và không độc, cách sơ chế loại bỏ nôi tạng, cách
chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo kỹ thuật hướng dẫn
của Việt Nam và Hàn Quốc.
- Đối với cán bộ quản lý, cán bộ kỹ
thuật, cán bộ thanh tra: Đào tạo về kỹ thuật nhận biết, phân loại cá
Nóc, phương pháp bảo quản cá Nóc trên tàu, bảo quản tại cơ sở thu mua,
vận chuyển về nhà máy, kỹ thuật chế biến xuất khẩu …
Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Trung tâm Khuyến
nông Khuyến ngư,, Chi cục Khai thác và BVNL Thủy sản, Phòng Quản lý́ Chất
lượng NLS và TS, Thanh tra Sở và các Công ty thu mua cá Nóc cùng phối hợp thực
hiện trên địa bàn tỉnh KH.
3. Công tác quản lý và tổ chức sản xuất:
a/ Hoạt động quản lý:
- Thành lập Ban quản lý Đề án thí điểm cá Nóc
của tỉnh gồm 1 Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, Lãnh đạo Sở NN
và PTNT làm phó ban trực, Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa làm phó ban, Chi
cục Khai thác và BVNL Thủy sản làm ủy viên trực, các cơ quan liên quan như Sở
Y tế, Sở Khoa học công nghệ, Sở Công Thương, Công an tỉnh, UBND các huyện, Thị
xã, TP làm ủy viên.
- Sở NN và PTNT chủ trì xây dựng và trình
UBND tỉnh ban hành “ Quy định về kiểm soát trong quá trình khai thác,
thu mua, vận chuyển, bảo quản, chế biến xuất khẩu và xử lý chất thải
cá Nóc” kèm theo các chế tài xử lý vi phạm, khen thưởng theo quy định nhà
nước.
- Tất cả các chủ thể tham gia quá trình khai
thác, thu mua, vận chuyển, bảo quản, chế biến xuất khẩu và xử lý
chất thải cá Nóc được coi là chủ thể sản xuất kinh doanh có điều
kiện, phải đăng ký tham gia Đề án thí điểm cá Nóc của tỉnh và phải
chấp hành nghiêm túc các quy định trên.
- Sở NN và PTNT chỉ đạo việc kiểm tra thực hiện
các quy định trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
- Tổ chức kiểm tra, xác nhận các tàu cá, cơ
sở thu mua, các doanh nghiệp chế biến đủ điều kiện trình UBND tỉnh
phê duyệt.
b/ Tổ chức khai thác cá Nóc:
Tàu cá khai thác cá nóc:
- Tàu cá thuộc diện thực hiện thí điểm nghề khai
thác cá Nóc.
- Thành lập 1 đội tàu câu cá Nóc gồm 2- 3 chiếc để thực
hiện mô hình thí điểm áp dụng công nghệ câu cá Nóc của Hàn quốc.(Phía Hàn Quốc
hỗ trợ kỹ thuật và vàng câu cá Nóc)
- Thành lập 1 đội tàu chuyên thu mua cá Nóc của các
tàu giả cào, tàu câu trên biển để tập trung cá Nóc vận chuyển về cảng cá Hòn Rớ.
- Điều kiện bắt buộc đối với tàu cá:
+ Tàu cá phải qua kiểm tra được cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện đảm bảo ATVS TP tàu cá.
+ Tàu cá (chủ và người lao động) phải qua đào tạo
về kỹ thuật nhận biết, phân loại cá Nóc, phương pháp bảo quản cá Nóc trên tàu
cá.
+ Tàu cá chỉ được khai thác các loài cá Nóc
với kích cỡ, màu sắc, loài theo quy định đã được thỏa thuận trong hợp
đồng với cơ sở thu mua.
+ Tàu khai thác cá Nóc chỉ được bán cho tàu thu
mua trên biển hoặc cơ sở thu mua được sự cho phép của Sở Nông nghiệp và
PTNT.
+ Tàu cá chở cá Nóc chỉ được cặp cảng Hòn Rớ; trước
khi cặp cảng phải thông báo cho cơ quan kiểm tra biết để kiểm tra cấp giấy xác nhận
cho từng lô nguyên liệu cá Nóc (cung cấp các thông tin về tên chủ tàu, số tàu,
ngày giờ cặp cảng, chủng loại và khối lượng cá Nóc, tình trạng bảo quản)
c/ Hoạt động thu mua cá Nóc:
- Nguyên liệu cá Nóc: chỉ thu mua nguyên liệu
cá Nóc thuộc loài không độc, còn nguyên vẹn, đảm bảo kích cở, độ
tươi và được bảo quản đúng cách.
Thông thường là các loài cá Nóc:
+ Cá Nóc xanh (Lagocephalus wheeleri)
+ Cá Nóc răng mỏ chim (Lagocephalus inermis)
+ Cá Nóc bạc (Lagocephalus gloveri)
+ Một số loài khác theo yêu cầu của nhà
nhập khẩu.
- Địa điểm thu mua cá Nóc: Cá Nóc chỉ được phép
vận chuyển về cảng cá Hòn Rớ, thu mua tại cảng cá Hòn Rớ và phải được giám
sát bởi cán bộ thanh tra chuyên ngành.
- Cơ sở thu mua, tàu thu gom, tiếp nhận và
vận chuyển:
Cơ sở thu mua, tàu thu gom tiếp nhận và vận chuyển
cá Nóc phải đăng ký tham gia Đề án thí điểm chung của tỉnh, có phương
án thu mua, kinh doanh cá Nóc, được Ban chỉ đạo thực hiện đề án thí
điểm phê duyệt và tổ chức giám sát.
Tàu thu gom tiếp nhận và vận chuyển cá Nóc phải
được công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thuyền trưởng và
người lao động trên tàu phải qua đào tạo về kỹ thuật nhận biết, phân loại cá
Nóc, phương pháp bảo quản cá Nóc trên tàu.
Tàu thu gom chỉ được phép thu gom cá Nóc của các
tàu cá được Sở Nông nghiệp và PTNT Khánh Hòa chỉ định được phép tham gia khai
thác cá Nóc, đồng thời ghi rõ thông tin về các lô nguyên liệu cá Nóc gom được
của từng tàu cá (số tàu, khối lượng cá Nóc thu mua, ngày giờ thu mua).
Cơ sở thu mua phải đủ điều kiện đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm và toàn bộ cán bô, công nhân viên phải qua công tác
tập huấn đào tạo về kỹ thuật nhận biết, phân loại cá Nóc độc, không
độc; phương pháp bảo quản, vận chuyển cá Nóc đến nhà máy.
Cơ sở thu mua, nhà máy chế biến cá Nóc chỉ được
phép mua, chế biến những lô nguyên liệu cá Nóc có giấy xác nhận qua kiểm tra
đạt yêu cầu do cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT cấp.
d/ Tổ chức chế biến và xuất khẩu:
- Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá Nóc phải đăng ký
với Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để được công nhận đủ điều kiện
vệ sinh an toàn thực phẩm (bao gồm các trang thiết bị, nhà xưởng chế biến và chương
trình quản lý chất lượng theo HACCP) trong chế biến sản phẩm cá Nóc xuất khẩu.
- Công nhân cán bộ quản lý, kiểm tra trực tiếp
sản xuất chế biến phải qua khóa đào tạo về cách nhận biết, phân loại,
bảo quản, xử lý, chế biến cá Nóc.
- Nhân viên tiếp nhận phảỉ kiểm tra kỹ lô
hàng, nhận diện đúng chủng loại cá Nóc theo quy định, ghi rõ các thông
tin cần thiết khi tiếp nhận, lập biên bản khi phát hiện các loài cá
Nóc có nghi ngờ về chủng loại, độ tươi và không tiếp nhận đưa vào chế
biến.
- Mỗi lô hàng cá Nóc xuất khẩu sang Hàn
Quốc bắt buộc phải được đăng ký kiểm tra chất lượng, kiểm tra độc tố
Tetrodotoxin, được Nafiqad cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định giữa
Việt Nam và Hàn Quốc.
- Thực hiện xử lý phế liệu, phế thải, đảm
bảo không gây độc hại, ảnh hưởng đến môi trường chung quanh.
- Sản lượng dự kiến chế biến xuất khẩu:2000
tấn nguyên liệu/ năm.
Về việc nuôi cá Nóc xuất khẩu:
Sở đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Viện
Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 3 chủ trì phối hợp Hội nghề cá tổ chức thực hiện
tại Khánh Hoà.
4. Thời gian thực hiện Đề án thí điểm: 2 năm
từ 2010 - 2011.
Sau khi được Ủy ban nhân tỉnh Khánh Hòa phê duyệt
Đề án.
5. Kinh phí thực hiện Đề án:
STT
|
Nội dung
|
Số tiền
(triệu đồng)
|
Nguồn
|
Đơn vị chủ
trì/ phôi hợp
|
1
|
Xây dựng “ Quy định kiểm soát trong khai
thác, nuôi, bảo quản, thu mua, vận chuyển, chế biến xuất khẩu và xử
lý chất thải cá Nóc”. In ấn phát hành tổ chức phổ biến
|
20
|
NS tỉnh
|
Sở NN và PTNT
chủ trì phối hợp các Sở ngành trong tỉnh.
|
3
|
Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông
tin đại chúng về quy định, các tài liệu liên quan về cá Nóc
|
20
|
Khuyến nông -khuyến
ngư QG
|
Sở NN và PTNT chủ
trì phối hợp Hội Nghề cá, TT Kh.nông khuyến ngư và ́các cơ quan trong
tỉnh.
|
4
|
Đào tạo tập huấn cho các đối tượng tham
gia đề án (ngư dân, ngươì thu mua, vận chuyển, chế biến, cán bộ
quản lý, kỹ thuật, thanh tra..)
(3 lớp x 10 trđ/lớp)
|
30
|
Khuyến nông -khuyến
ngư QG
|
Sở NN và PTNT chủ
trì phối hợp các cơ quan chuyên môn của Bộ, TT K. nông Khuyến ngư,DN
xuất khẩu
|
5
|
Chi phí thường xuyên cho Tổ Thường trực Ban
Chỉ đạo Đề án cá Nóc của tỉnh gồm lương, phí hành chính, công
tác phí
2 ng x 3 trđ/ng/tháng x 15 tháng
|
90
|
NS Bộ
|
Tổ Thường trực
Ban Chỉ đạo đề án cá Nóc của tỉnh.
|
6
|
Mô hình khai thác cá Nóc bằng câu vàn Hàn Quốc
(2 mô hình x 66 tr/mh = 132 tr)
|
132
|
Khuyến nông -khuyến
ngư QG
|
Hội Nghề cá chủ trì
phối hợp với Sở NN, TT KN-KN QG, tỉnh.
|
|
Tổng cộng
|
292
|
|
|
|
Trong đó - Ngân sách tỉnh
|
20
|
|
|
|
- Ngân sách Bộ, KNKN QG
|
272
|
|
|
V. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực
hiện Đề án thí điểm về khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu
cá Nóc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh Khánh Hòa.
- Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành “ Quy định kiểm soát trong khai thác, bảo quản, thu mua,
vận chuyển, chế biến xuất khẩu và xử lý chất thải cá Nóc” để các
chủ thể tham gia Đề án thực hiện.
- Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư
Quốc gia, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, các Viện
Nghiên cứu đào tạo tập huấn cấp chứng chỉ cho các đối tượng liên
quan tham gia Đề án.
- Tổ chức kiểm tra xác nhận các tàu cá, cơ
sở thu mua, chế biến thủy sản đủ điều kiện tham gia Đề án trình UBND
tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức hệ thống kiểm tra, kiểm soát việc
thu mua, bảo quản, vận chuyển chế biến cá Nóc xuất khẩu trong tỉnh.
- Phối hợp với Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Khoa
học Công nghệ, Công an tỉnh, Ủy ban nhân nhân cấp huyện, Thị xã, Thành phố
thành lập Tổ Liên ngành thực hiện công tác tuyên truyền, kiểm tra
giám sát việc thực hiện Đề án. Nghiên cứu các quy định về nhận biết,
bảo quản, vận chuyển, chế biến xuất khẩu để áp dụng hợp lý, hiệu
quả.
- Theo dõi chỉ đạo, tổng hợp tình hình tham
mưu báo cáo UBND tỉnh và Bộ NN và PTNT hàng quý, 6 tháng, đề xuất
những khó khăn cần giải quyết.
2. Hội nghề cá KH.
- Là Phó ban tham mưu giúp Sở NN và PTNT, Ban Chỉ
đạo Đề án thí điểm cá Nóc của tỉnh chỉ đạo việc triển khai Đề án. Theo
dõi, nắm tình hình, diễn biến trong ngư dân để phối hợp với Sở tham
mưu giải quyết các tồn tại phát sinh.
- Phối hợp với Sở NN và PTNT, các đơn vị thu
mua, chế biến xuất khẩu cá Nóc, các đối tác xuất khẩu cá Nóc, các
chuyên gia về cá Nóc tổ chức tuyên truyền phổ biến tới bà con ngư dân
và cộng đồng dân cư biết chủ trương của nhà nước về Đề án thí điểm chỉ
cho phép xuất khẩu cá Nóc, không được sử dụng cá Nóc làm thực phẩm tiêu thụ nội
địa dưới bất cứ hình thức nào.
- Phối hợp với TT Khuyến nông Khuyến ngư quốc gia,
địa phương tổ chức thực hiện mô hình câu cá Nóc. Tham gia công tác tuyên
truyền vận động, tập huấn cho các đối tượng tham gia Đề án.
- Phối hợp với Sở NN và PTNT lựa chọn các
đối tác tàu cá, cơ sở thu mua, chế biến thủy sản đủ điều kiện tham gia
Đề án để Sở trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản
3 triển khai thực hiện việc nuôi cá Nóc thử nghiệm tại Khánh Hoà.
3. Doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu
cá Nóc.
- Phải đăng ký tham gia Đề án thí điểm kèm
theo phương án tổ chức thực hiện thu mua, chế biến cá Nóc và được Ban
chỉ đạo Đề án xem xét chấp thuận nếu doanh nghiệp hội đủ các điều
kiện.
- Tổ chức đào tạo tập huấn cho cán bộ công nhân
về nhận dạng, phân loại, kỹ thuật bảo quản sơ chế, loại bỏ nội tạng,
chế biến xuất khẩu cá Nóc theo hướng dẫn của chuyên gia.
- Đăng ký địa điểm thu mua cá Nóc, phối hợp
trong việc kiểm tra, lựa chọn, thu gom, vận chuyển, chế biến cá Nóc.
Cơ sở chế biến cá Nóc phải đủ điều kiện đảm bảo ATVSTP và phải
được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị xử lý tiêu hủy các phế phẩm,
phế thải, không để phế phẩm phế thải ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe
con người.
- Phải có cam kết hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc đảm bảo an toàn chất lượng thực phẩm
sản phẩm cá Nóc xuất khẩu. Phải bồi thường thiệt hại nếu xảy ra
các sự cố về ngộ độc thực phẩm.
- Phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện công
tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, hợp tác đầu tư, hợp
tác trong công tác tập huấn, đào tạo.
VI. Kết luận
Trên đây là Đề án thí điểm” Tổ chức khai thác,
thu gom, chế biến và xuất khẩu cá Nóc đảm bảo ATVSTP của tỉnh Khánh Hòa từ 2010
- 2011”. Thực hiện Đề án thí điểm trên sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho ngư
dân khai thác, cơ sở thu mua, chế biến xuất khẩu cá Nóc, tăng thêm việc làm cho
người lao động và tăng kim ngạch xuất khẩu tại địa phương; đồng thời là giai
đoạn thí điểm để Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh Khánh Hòa tổng kết rút
kinh nghiệm chỉ đạo trong những năm tiếp theo./.